MỤC LỤC
Trong văn xuôi, các đơn vị ngôn ngữ cùng một loạt giống nhau được tập hợp nhờ thao tác lựa chọn thông qua mối quan hệ liên tưởng, hay nói cách khác, trong cùng một hệ hình nhà văn có thể lựa chọn bất kỳ đơn vị nào trong mỗi hệ hình rồi kết hợp lại với nhau để tạo nên thông báo. Vì vậy, mà từ xa xưa, nhiều hình thức ca hát dân tộc đã lấy thơ ca dân gian làm chất liệu sáng tác âm nhạc, và trong nền âm nhạc hiện đại, nhiều bài thơ được các nhạc sĩ phổ nhạc thành công như: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, Đợi của Vũ Quần Phương, Em đi chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp, Biển nỗi nhớ và em của Hữu Thỉnh.
Thơ Vũ Quần Phương, như nhận xét của nhiều người, gắn bó có chủ đích với mạch sống chung của dân tộc, của đất nước với bao nhiêu đổi thay kì diệu, làm sáng lên những phẩm chất bình dị mà cao quý từ hậu phương đến tiền tuyến lớn, từ những điều giản dị ẩn khuất đến hành động cao cả, anh hùng. Ông cảm động trước sự cần mẫn của những người trồng cỏ bên hè phố, nao lòng trước một làn điệu dân ca vấn vít ba cánh đồng trăng sáng, lững thững trong một chiều trung du đến với một người chăn bò sữa, trầm tư khi trở về với các cụ chép sách trong thư viện, với người chăn vịt một đêm sao.
Nguyễn Thị Lan đã có một nhận xét khá tinh tế về thơ của ông: “Như một khúc nhạc dịu êm, âm hưởng của những câu thơ anh gieo vào lòng ta một nỗi buồn da diết, một nỗi buồn làm trong lại hồn người. Những đặc trưng này chính là cơ sở lý thuyết quan trọng để chúng tôi tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ Vũ Quần Phương trong tập Vết thời gian.
Trước đây, nếu như Lưu Trọng Lư dùng thể thơ 5 tiếng để tái hiện một khoảnh khắc mơ màng, huyền diệu, thổn thức của mùa thu trong Tiếng thu, Nguyễn Nhược Pháp dùng thể thơ 5 tiếng để tái hiện câu chuyện tình đầy mộng mơ của cô gái tuổi trăng rằm trong Chùa Hương, thì giờ đây, Vũ Quần Phương lại gửi gắm vào trong thể thơ này nỗi niềm, sự trăn trở, suy tư của một con người bước qua bao bể dâu của cuộc đời. Trước và cùng thời với Vũ Quần Phương, đã có những tác giả ghi dấu ấn của mình trong thể thơ này như Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Duy… và trong dòng chảy lịch sử của thể thơ dân tộc, Vũ Quần Phương đã tiếp nối thế hệ các nhà thơ đi trước, tạo nên những vần thơ lục bát vô cùng giản dị, tự nhiên và đằm thắm, lắng sâu và da diết, gợi nhiều suy tư, trăn trở về tình yêu, cuộc sống và con người. Như vậy có thể thấy rằng, trong Vết thời gian, thể thơ lục bát được Vũ Quần Phương sử dụng một cách tự nhiên, giản dị để khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc, không gian của quê hương đất Việt cũng như gửi gắm những kỷ niệm, những hồi ức đầy cảm xúc của một thời quá vãng.
Thể thơ tự do là thể thơ không bị hạn định về số lượng câu chữ, cũng không chịu sự ràng buộc, chi phối của bất cứ quy tắc nào, do đó, thơ tự do có thể đi sát, phản ánh chân thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ, nó chuyển tải được hầu như toàn bộ tư tưởng, tình cảm của nhà thơ, đồng thời thể hiện cái nhìn nghệ thuật mới của thơ.
Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: vần là “một phương tiện tổ chức văn bản dựa trên cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hòa, liên kết của các dòng thơ và giữa các dòng thơ” [20,tr. Từ góc độ ngôn ngữ học, Mai Ngọc Chừ trong công trình Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học đã định nghĩa về vần như sau: “Vần là sự hòa âm, cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ và thực hiện những chức năng nhất định như liên kết các dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh sự ngừng nhịp [10, tr.12]. Như vậy, dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất trên một số điểm: vần là sự hoà âm, cộng hưởng theo những quy luật ngữ âm nhất định, có tác dụng liên kết dòng thơ, nhấn mạnh sự ngừng nhịp, tạo nên tính hài hoà cho bài thơ.
Trong công trình Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức cho rằng: nhịp điệu là sự láy lại một cách đều đặn và nhịp nhàng những đoạn tiết tấu của câu thờ mà sự sắp xếp những tiết tấu đó lại do quy luật của thanh điệu chi phối.
Đáng chú ý hơn, khi khảo sát từ láy trong Vết thời gian, chúng tôi thấy, phần lớn từ láy được Vũ Quần Phương sử dụng là những từ thể hiện sự mờ ảo, vô định của không gian và thời gian như xa xăm, xa xôi, mịt mù, mịt mờ, biền biệt, li ti, mênh mông, phơ phất, mơ màng, xao xác, khuya khoắt, lửng lơ, mỏng manh, lao xao, huyễn hoặc, mông mênh, mung lung,… hoặc nỗi ưu tư, sự trầm tĩnh của cảm xúc và tâm trạng con người như bồn chồn, vu vơ, lơ mơ, lảo đảo, lênh đênh, yên ả, nhớ nhung, ngập ngừng, âm thầm, bâng khuâng, sững sờ, ngẩn ngơ, ngà ngà, ngại ngùng,… Có thể nói, những từ láy này mang đậm màu sắc chủ quan của chủ thể trữ tình. Bên cạnh đó, còn có những bài thơ chỉ xuất hiện từ hô - tức là từ dùng để gọi, bao gồm các danh từ tên riêng như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Xuân Diệu; các danh từ thân tộc: em, anh, ông,…; các danh từ nghề nghiệp như nhà thơ, cô,… Tuy nhiên, do giới hạn của bài viết, chúng tôi không có điều kiện đi sâu tìm hiểu từng loại, từng tiểu nhóm từ xưng hô cụ thể mà chủ yếu nêu lên những nét khác biệt của từ xưng hô trong thơ của Vũ Quần Phương. Họ có thể là những nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Xuân Diệu, Hồ DZếnh, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân … ; có thể là những con người làm nên lịch sử như 10 cô gái Đồng Lộc; cũng có thể là một người bạn vô danh, một người con … Tuỳ vào đối tượng trữ tình và cảm xúc mà Vũ Quần Phương có cánh xưng hô khác nhau.
Thông thường, loại từ "nỗi" thường kết hợp với những tính từ chỉ tâm trạng, cảm xúc của con người, thường là những cảm xúc có màu sắc tiêu cực như: nỗi buồn, nỗi hiu quạnh, nỗi xót xa, nỗi cô đơn, nỗi cay đắng, nỗi nhọc nhằn, nỗi vất vả… Loại từ này trái ngược với loại từ "niềm", thường kết hợp với những cảm xúc, tâm trạng có màu sắc tích cực như: niềm vui, niềm hy vọng,.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa khái niệm này như sau: So sánh (hay còn gọi là tỉ dụ) là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một hình tượng dựa trên cơ sở đối đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia [20, tr.282]. Đinh Trọng Lạc trong công trình 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt cũng có ý kiến tương tự khi cho rằng: so sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó, người ta đối chiếu hai hiện tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng [27, 154]. Trong Vết thời gian của Vũ Quần Phương hiện tượng điệp từ diễn ra rất phổ biến, nó có mặt trong rất nhiều bài thơ, có tác dụng nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, tình cảm nào đó, làm nổi bật những từ ngữ quan trọng, khiến cho lời thơ trở nên sâu sắc, thấm thía, có sức thuyết phục cao.
Trong bài Gửi cây Kơ- nia, điệp cụm từ Cây kơ nia đã khắc hoạ rừ nột hỡnh tượng cõy Kơ- nia trường tồn trong mọi khụng gian, thời gian bất chấp mọi đổi thay của lịch sử, của con người, đồng thời, cũng là khẳng định cho sự trường tồn của Tây Nguyên.
Như vậy, sự xuất hiện dày đặc các câu hỏi tu từ trong tập Vết thời gian của Vũ Quần Phương đã góp phần thể hiện sự suy tư, băn khoăn, trăn trở của nhà thơ trước cuộc đời dâu bể.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình với một tinh thần khoa học nghiêm túc của PGS-TS Hoàng Trọng Canh, người thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ/Khoa Ngữ văn; Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà giáo Vũ Nho đã cung cấp cho tôi những tư liệu quý trong quá trình làm luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè thân yêu đã động viên, giúp đỡ về nhiều mặt để tôi có thể hoàn thành luận văn này.