MỤC LỤC
- Nguồn lao động trẻ, nhiệt tình, năng nổ trong công việc và được huấn luyện thường xuyên, ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên có tinh thần đoàn kết nhất trí cao, cùng nhau phấn đấu đưa doanh nghiệp ngày một tiến lên;. - Công ty đã xây dựng được thương hiệu mạnh trên thị trường, luôn đề ra phương châm “Phục vụ Khách Hàng, Hạnh Phúc Phan Thành”;. - Máy móc thiết bị hiện đại , vì thế công nghệ sản xuất của Phan Thành luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng;.
- Công tác nghiên cứu sản phẩm mới luôn được quan tâm đầu tư và phát triển;. - Công tác vận chuyển gặp nhiều khó khăn do có nhiều tuyến đường cấm đối với xe có trọng tải lớn;.
- Hiện tại thị phần của Cát Đá sạch của Công ty ở Cần Thơ là rất lớn.
Trong các loại chi phí trên thì giá vốn hàng bán có tỷ trọng cao nhất, kế đến là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, còn chi phí khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí của công ty;. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng đáng kể so với 2007, đồng thời chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính cũng tăng. + Chi phí bán hàng của công ty bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài…Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng chi phí của công ty.
Sở dĩ năm 2009 chi phí bán hàng của công ty tăng mạnh là do hoạt động bán hàng của công ty phát triển, công ty phải thuê thêm nhiều nhân viên mới, bên cạnh đó chi phí nhiên liệu và chi phí vận chuyển phục vụ cho công tác bán hàng ngày càng nhiều;. Năm 2009 chi phí bán hàng của công ty tăng mạnh là do công ty phải chi một khoản tiền khá lớn để thuê thêm nhân viên quản lý, mua sắm một số đồ dung, văn phòng phẩm, đồng thời cho nhân viên công ty tham gia lớp đào tạo nâng cao chuyên môn…;. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ mang lại bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;. Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của toàn công ty, của từng bộ phận lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên;. Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây, ta đi vào phân tích cụ thể các yếu tố cấu thành nên tổng lợi nhuận công ty của công ty qua 3 năm 2007-2008-2009.
Để thấy được một cách đầy đủ thực trạng tài chính của đơn vị, những người phân tích báo cáo tài chính cần phải đi sâu vào xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nguồn vốn cũng như sự biến động của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán để đánh giá sự phân bổ tài sản, nguồn vốn có hợp lí hay không và xu hướng biến động của nó như thế nào;. Tuy nhiên để phục vụ cho việc mở rộng quy mô kinh doanh công ty phải đi vay phần vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp hơn phần nợ phải trả, chứng tỏ công ty không có khả năng tự chủ về tài chính, bị ràng buộc bởi các chủ nợ. Nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp để nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
Hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yếu tố trong qúa trình kinh doanh, cho nên công ty chỉ đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động… có hiệu quả. Hệ số này cho biết khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, hàng tồn kho không được đưa vào để tính toán, mặc dù hàng tồn kho cũng là 1 loại tài sản lưu động và tính thanh khoản của nó kém và cần một thời gian nhất định mới có thể chuyển đổi thành tiền;. Vì vậy để tạo được niềm tin đối với nhà cung cấp vốn và cũng thuận lợi hơn cho công ty trong việc vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh công ty cần có những biện pháp thích hợp.
Trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức là việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn;.
Trong cơ chế thị trường hiện nay để có thể tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngày càng tăng mức lợi nhuận của mình. Vì vậy chỉ có thể phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh mới có thể đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty là đạt hay không để từ đó có biện pháp khắc phục và có hướng kinh doanh phù hợp cho kỳ tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn nữa. - Trong bất kì hoạt động kinh doanh của công ty nào thì vốn là yếu tố quan trọng nhất, nó là điều kiện rất cần để công ty hoạt động bình thường.
Nếu một công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn, họ sẽ huy động vốn từ nhiều cách khác nhau như: từ mội bộ, đầu tư của bên ngoài, vay ngắn hạn, vay dài hạn, một hình thức có được vốn với chi phí thấp là huy động từ nội bộ. Bởi vì khi khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn sẽ làm cho công ty mất khả năng thanh toán và vòng quay vốn chậm. - Đối với khoản phải trả: công ty cũng cần có sự thỏa thuận với nhà cung cấp về thời gian trả nợ và cần thanh toán đúng hạn để tạo sự bền vững trong quan hệ hợp tác.
+ Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng như: khi khách hàng có yêu cầu về việc giảm giá thì nhân viên công ty phải nhanh chóng về trình lên cấp trên xem xét hay khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm mới của công ty ta phải giới thiệu cặn kẽ về giá cả. Công ty nên có đội ngũ nhân viên có Marketing chuyên nghiệp, linh hoạt để tìm hiểu, nắm bắt kịp nhu cầu, mong muốn hay thay đổi của thị trường. Đặc biệt phải làm tốt việc nghiên cứu dự báo thị trường, cung cấp thông tin chính xác kịp thời để hổ trợ cho Ban Giám Đốc cùng bộ phận kinh doanh có cơ sở để ra quyết định, lập phương án kinh doanh trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, giúp Ban Giám Đốc chủ động hơn trong việc mặc cả, thương lượng về các điều kiện của hợp đồng sao cho có lợi nhất.
Do đó công ty cần phát huy những thuận lợi, nắm bắt thời cơ và khắc phục những khó khăn, thách thức nhằm giúp cho công ty ngày càng có được uy tín cao trên thị trường, hiệu quả hoạt động không ngừng tăng lên. Trong giai đoạn hiện nay, thị trường xây dựng trở nên sôi nổi bởi các chính sách mở cửa, thúc đẩy nền kinh tế phát triển thay đổi bộ mặt nước nhà. Tình hình đó sẽ tạo cho công ty có thêm nhiều cơ hội phát triển nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thử thách và nguy cơ trong hoạt động kinh doanh như: đối thủ cạnh tranh, biến động giá vật tư…Do đó công ty phải biết tận dụng cơ hội thuận lợi để vượt qua khó khăn thử thách.