MỤC LỤC
Nó sản xuất bán và phục vụ các dịch vụ, hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về lưu trú, nghỉ ngơi, ăn uống, chữa bệnh và giải trí phù hợp với mục đích của chuyến đi. + Tính không đồng bộ: Chất lượng của dịch vụ được cấu thành, phụ thuộc vào 2 yếu tố: Yếu tố chủ quan từ phía khách sạn như: cơ sở vật chất, tiện nghi phục vụ, cách phục vụ..và yếu tố chủ quan từ phía khách hàng là sự cập nhật.
Với một khách sạn, khi mở rộng và có một số thay đổi về thiết kế và kiến trúc thì mọi việc trở nên phức tạp hơn: Ví dụ như có thêm một nhà hàng, chức năng cung ứng đại tiệc có thể mở rộng, phương tiện giải trí ít đơn giản hơn. Doanh nghiệp khách sạn là một đơn vị kinh doanh trên thị trường, là một đơn vị của ngành kinh doanh dịch vụ nói riêng, nó chịu ảnh hưởng của tất cả các động thái trên thị trường, chịu sự tác động của quy luật kinh tế khách quan của cơ chế thị trường cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, việc hoạch định chiến lược kinh doanh đòi hỏi tuân thủ quy luật quán triệt các nguyên tắc chung.
* Tính thời vụ trong kinh doanh khách sạn: Kinh doanh khách sạn thường chịu ảnh hưởng của mùa du lịch, vào giữa vụ (chính vụ) thì số lượng khách đến đụng, ngược lại vào trỏi vụ, điều này thể hiện rừ hơn đối với cỏc khỏch sạn nghỉ biển, núi. Cần cân đối thu chi giữa chính vụ, trái vụ cũng như lương bổng và các loại biện pháp kích thích kéo dài mùa vụ, điều này đòi hỏi phải có phương án kinh doanh cụ thể đặt ra cho các nhà quản trị như các chính sách áp dụng cho từng thời kỳ nhất định.
Vì về mặt triết lý kinh doanh thì "Khách hàng (khách du lịch) là thượng đế có nghĩa là muốn phát triển kinh doanh phải nghiên cứu nhu cầu của du khách nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách. Về thực hành kinh doanh, thì khách hàng là nhân tố trung tâm trong bộ ba chiến lược trên thị trường. Công ty Đối thủ. b) Tác lực cạnh tranh:. - Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh đưa lại rất nhiều lợi ích cho khách sạn lý do:. + Các đối thủ cạnh tranh quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh. + Mức độ gay gắt phụ thuộc vào số lượng khách sạn trên địa bàn hay mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp khách sạn trả lời câu hỏi:. Điểm mạnh, yếu của đối thủ so với mình?. Từ đó có biện pháp cạnh tranh thích hợp. - Đối thủ tiềm tàng: Sự xuất hiện các khách sạn, tham gia vào thị trường kinh doanh, đưa sản phẩm dịch vụ mới vào đó là hàng rào cản đường đối với khách sạn mình. Đây là yếu tố cần quan tâm để có chiến lược ứng phó và bảo toàn thị phần của khách sạn. c) Các đơn vị cung ứng đầu vào:. Khách sạn cần quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn đầu vào như vật tư thiết bị nguyên vật liệu, tài chính, tổ chức đào tạo.. Việc lựa chọn người cung cấp là rất quan trọng, đối tượng nào là tin cậy nhất, tiện lợi nhất cho khách sạn phải thông qua phân tích để nhận biết. Các đơn vị cung ứng vật tư đầu vào có thể ép giá giảm chất lượng sản phẩm.. tùy theo vị thế của họ. Hay trong lúc cần huy động tài chính, các nhà cung cấp có thể ép khách sạn về lãi suất nên khách sạn phải nghiên cứu và trả lời câu hỏi:. - Cổ phiếu khách sạn có được đánh giá đúng không?. - Nguồn vốn lưu động của khách sạn có mạnh không?. - Các điều kiện cho vay hiện tại có phù hợp với mục tiêu lợi nhuận của khách sạn không. - Số lượng người cung ứng đầu vào có bảo đảm sự lựa chọn tối ưu cho khách sạn không?. d) Sản phẩm thay thế:. Các phương án thay thế trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách nhanh chóng. Sản phẩm thay thế sản phẩm khách sạn có thể là khu biệt thự, nhà khách, làng du lịch, nhà cho thuê.. cùng các sản phẩm khác chuyên phục vụ các nhu cầu ngoài lưu trú: Câu lạc bộ thể thao, trung tâm vui chơi giải trí, các quán bar, nhà hàng, vũ trường.. có ưu thế phát triển do tính chuyên môn hóa. Sức ép sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của khách sạn do giảm giá, sự khống chế.. Nếu không chỉ nghĩ đến sản phẩm tiềm ẩn, khách sạn có thể bị cực lại với thị trường nhỏ. Để đối phó với tình trạng này khách sạn phải luôn luôn:. + Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với sản phẩm thay thế. + Phát triển sản phẩm mới hay đa dạng tạo sản phẩm cho các phân đoạn thị trường khác nhau. e) Hoạt động môi giới trên thị trường: Trong cơ chế thị trường hoạt động môi giới là tất yếu, và rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội hay lưu thụng hàng húa. Mặt khác người môi giới góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm du lịch - khách sạn (VAC - Value added chain). Người môi giới của khách sạn có thể là công ty, đại lý du lịch lữ hành, khách sạn khác, công ty vận tải, các tổ chức đơn vị có quan hệ với khách sạn. Vì vậy cần nghiên cứu và có biện pháp ưu đãi đối với người môi giới như:. hoa hồng, chiết khấu, giảm giá hay ưu đãi về dịch vụ và cách phục vụ. Đây là biện pháp hữu hiệu giúp khách sạn giữ vững thị phần và ngày càng thu hút nhiều khách về khách sạn mình nhằm chiến thắng trong cạnh tranh. Tuy nhiên do xu hướng phát triển hoạt động môi giới một cách mạnh mẽ nên nhiều lúc cũng gây không ít khó khăn cho khách sạn. Môi trường nội bộ khách sạn:. Môi trường nội bộ khách sạn bao gồm tất cả các yếu tố, hệ thống, bầu không khí, mối quan hệ bên trong khách sạn. Khách sạn cần xem xét và đánh giá một cách nghiêm túc về mình để nhận biết điểm yếu, mạnh từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm giảm thiểu khuyết điểm, phát huy thế mạnh để đạt lợi thế tối đa. Bao gồm các yếu tố sau:. Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của một công ty, đặc biệt là khách sạn. Vì hàm lượng lao động rất lớn, hoạt động chủ yếu là dịch vụ. Con người là dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu phân tích bối cảnh môi trường, lựa chọn, thực hiện, kiểm tra vào chiến lược của khách sạn. Dù kế hoạch hóa tổng quát có đứng đắn đến đâu nếu con người làm việc không hiệu quả thì không thể mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của khách sạn. Việc đánh giá nguồn nhân lực thông qua các tiêu thức sau:. + Số lượng nhân viên trong khách sạn được quyết định bởi quy mô khách sạn. + Chất lượng đội ngũ nhân viên: tuổi, ngoại hình, trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp.. Và tùy theo yêu cầu của công việc nó đòi hỏi chất lượng của lao động phù hợp. Vì vậy cần đánh giá đội ngũ lao động để có hiệu quả cao và có các biện pháp như các chính sách cho người lao động biện pháp kích thích lao động, chương trình đào tạo, và tổ chức lao động hợp lý để phát huy lợi thế của khách sạn. b) Tổ chức: Tổ chức trong khách sạn bao trùm những vấn đề như:. Việc tổ chức quản lý của khách sạn bao gồm các vấn đề:. Hệ thống kiểm soát tổ chức chung. Nền nếp tổ chức. Uy tín và thể diện của khách sạn. Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật hệ thống hóa trong việc soạn thảo quyết định. Năng lực, trình độ lãnh đạo cũng như mức độ quan tâm của ban lãnh đạo. Hệ thống kế hoạch hóa chiến lược. Bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao hoặc tự xác định phù hợp với yêu cầu và điều kiện kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển. Bao quát tất cả các chức năng quản lý và phù hợp với quy mô của hoạt động kinh doanh trong khách sạn nhưng phải phù hợp với đặc tính kinh tế kỹ thuật của khách sạn mình. Phải được tổ chức một cách tinh giảm, gọn nhẹ, ít khâu trung gian ít đầu mối nhưng phải đủ sức gánh vác khách sạn và hoạt động có hiệu quả. Mỗi khách sạn đều có quyền lựa chọn một mô hình tổ chức cho mình tùy thuộc điều kiện kinh doanh và năng lực của người quản lý. Một cơ cấu tổ chức không tối ưu sẽ đưa lại hậu quả cho khách sạn và ngược lại. Cơ cấu tổ chức và nền nếp tổ chức và định hướng cho phần lớn các công việc trong khách sạn. Thực chất nền nếp tổ chức là cơ chế tương tác với môi trường. Một nền nếp tết làm cho nhân viên nhận thức tốt hơn những việc họ làm và đạt hiệu quả cao. Mối quan hệ trong bộ máy tổ chức thể hiện ở 3 góc độ:. + Mối quan hệ chỉ đạo và lãnh đạo: là mối quan hệ bắt nguồn từ người có trách nhiệm cao nhất, thuộc thẩm quyền người đứng đầu bộ máy quản lý mối quan hệ này là hệ thống chỉ huy trực tuyến. + Mối quan hệ tham mưu : là mối quan hệ khụng rừ tớnh chất ra lệnh mà chỉ tham mưu trong công việc xây dựng các phương án, trong công việc đánh giá, lựa chọn quyết định quản lý, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các phương án quản lý cũng như các quyết định quản lý. + Mối quan hệ tham mưu: mối quan hệ không có tính chất bắt buộc, không thường xuyên mà thường là lời khuyên. c) Tài chính kế toán: Bao gồm các yếu tố sau:. Nguồn vốn và cơ cấu vốn. Khả năng huy động vốn ngắn, dài hạn, tỷ lệ vốn vay/vốn cổ phần. Chi phí vốn so với toàn ngành và đối thủ cạnh tranh. Vấn đề đóng nộp ngân sách. Quan hệ với chủ sở hữu, người đầu tư, cổ đông và tỉ lệ lãi. Vấn đề vốn lưu động/tổng vốn. Kiểm soát giá và mức thay đổi giá. Quy mô tài chính của khách sạn. Hệ thống kế toán có hiệu quả giúp cho việc lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính và lợi nhuận. + Chức năng của bộ phận này là phân tích lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của khách sạn. Khách sạn có thể phân bộ phận này thành nhiều phòng: kế toán, tài chính, thanh tra, kiểm tra ngân quỹ, bộ phận kiểm toán và phòng kế hoạch. + Bộ phận này có quan hệ mật thiết và quyết định đến các hoạt động của các bộ phận khác trong khách sạn cũng như các quyết định lớn mang tính chiến lược của lãnh đạo công ty. Việc huy động vốn hay kiểm soát chi tiêu.. đều do bộ phận này đảm nhiệm. d) Cơ sở vật chất kỹ thuật: Là yếu tố quyết định đến loại hạng, tiêu chuẩn chất lượng và chất lượng phục vụ của khách sạn. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn bao gồm những vấn đề: mặt bằng, không gian sử dụng, số phòng ngủ, loại phòng, diện tích, không gian, các loại cho dịch vụ như bar, bể bơi,.. các văn phòng hành chính, đồ dùng tiện nghi của nó..tương ứng với từng loại hạng của khách sạn. Do vậy từ đầu tư xây dựng cho đến lắp đặt trang thiết bị vật chất kỹ thuật nhà kinh doanh phải xác định loại hạng khách sạn mình sẽ xây dựng từ đó mà có kế hoạch trang bị cho khách sạn để có tiêu chuẩn chất lượng hợp lý. e) Hoạt động giữa các bộ phận dịch vụ: là hoạt động của các bộ phận trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ khách hàng của khách sạn. Nếu phân các dịch vụ theo từng bộ phận thì khách sạn có:. + Bộ phận buồng ngủ: gồm các hoạt động phục vụ khách trong thời gian khách lưu lại. Nhận, giao phòng và làm vệ sinh.. phục vụ nhu cầu ăn uống của khách. + Bộ phận lễ tân: Phục vụ việc đặt phòng, đón khách, tiễn khách giao phòng, điện thoại.. + Bộ phận Marketing: Tìm kiếm nguồn khách, bán phòng cho khách.. + Bộ phận giặt là: Giặt là cho khách và cho các bộ phận trong khách sạn. Ngoài ra khách sạn còn có các dịch vụ bổ sung như: Trung tâm thương mại, thể thao-văn hóa, Saunna, Massage, cắt tóc.. từy theo nhu cầu, quy mô, loai hạng và điều kiện kinh doanh. Khách sạn là một đơn vị tổ chức có tính hợp lý và hiệu quả thể hiện ở hoạt động hiệu quả của từng bộ phận và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong khách sạn. Vì vậy, các bộ phận trực tiếp quyết định sự thành công của khách sạn. f) Bộ phận Marketing: Trong cơ chế thị trường hoạt động Marketing là hoạt động quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và khách sạn nói riêng.
Mặt khác khách sạn đã có những chế độ khen thưởng thích đáng cho nhưng nhân viên có tinh thần thái độ làm việc tận tuỵ hết mình trong công việc và phục vụ khách thi đua khen thưởng đã thực sự là đòn bẩy đưa cả khách sạn đi lên, công tác kiểm tra cũng được duy tri thường xuyên và có tác dụng nhắc nhở các bộ phận và cá nhân có trách nhiệm đón, phục vụ khách của khách sạn như phục vụ khách ở nhà mình và ngày càng tốt hơn. Khách sạn Hoà Bình là khách sạn trực thuộc công ty du lịch Hà Nội cho nên mối quan hệ được thiết lập giữa khách sạn Hoà Bình với các cơ quan có liên quan là tương đối tốt, ngoài ra khách sạn còn tiếp tục quan hệ với các hãng lữ hành gửi khách đến khách sạn, khách sạn cũng có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp sản phẩm trực tiếp cho khách sạn.
Do chịu sự quản lý của công ty Du lịch Hà Nội nên khách sạn đã gặp khó khăn trong việc đưa ra giá cả linh hoạt đối với sản phẩm, những biện pháp khắc phục khó khăn trong thời gian mùa vụ. - Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh và ' thực lực của công ty trong ngành kinh doanh khách sạn và mức độ cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp phản ánh tổng quát hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sử dụng các nguồn lực trong sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm doanh thu từ kinh doanh phục vụ ăn uống, kinh doanh lưu trú, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, tổ chức các chương trình du lịch và các dịch vụ khác (nếu có).
Mấy năm gần đây khách sạn đã có giải quyết cho một số người nghỉ hưu và đồng thời tổ chức đào tạo, tuyển chọn, bổ sung vào đội ngũ lao động của Công ty một lượng nhất định. + Bộ máy tổ chức: Công ty đã xử dụng mô hình tổ chức mới phù hợp với điều kiện kinh doanh và tránh các bước trung gian không cần thiết, gây chồng chéo trong quá trình quản lý và thừa hành mệnh lệnh quản lý của người lao động.
- Công ty đã rất nhạy bén trong việc ứng phó với sự thay đổi của cơ chế thị trường, đây là yếu tố quan trọng để cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty. - Thực hiện được nhiều dự án cải tạo, nâng cấp và hiện đại hóa CSVCKT của khách sạn tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng phục vụ của công ty.
Đôi lúc còn thiếu tính hệ thống, còn bỏ qua nhiều bước như nhận thức về môi trường chỉ trên cơ sở nghiên cứu thông tin và nhìn nhận của Giám đốc mà thiếu đi một sự nghiên cứu hệ thống mà thường một phần do phòng marketing đảm nhiệm. - Công ty chưa xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hoàn thiện, thực sự và thực hiện có hiệu quả, do đó không tạo ra được tính tập trung và ưu tiên nguồn lực vào phát triển các mục tiêu chiến lược.
Chiến lược kinh doanh của công ty phải quán triệt và tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan và cơ chế thị trường để có một chiến lược đúng đắn và khả thi cao điều này đòi hỏi phải dựa trên việc phân tích, đánh giá khách quan, đầy đủ các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường vi mô. Chiến lược kinh doanh của công ty đảm bảo mục đích tăng cường nguồn lực của công ty về mọi mặt; phân tích đánh giá đúng thực trạng công ty mình kết hợp với nguồn lực có sẵn, và tiềm năng nội công ty mình và những thay đổi bên ngoài nhằm tạo ra một chiến lược bao trùm mọi hoạt động của công ty, tránh hoạch định một chiến lược cục bộ.
Môi trường công nghệ ở Việt Nam hiện nay đang có sự biến đổi mạnh mẽ, xu hướng chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài về là phố biến, có nhiều lĩnh vực công nghệ có ảnh hưởng lớn đến kinh doanh du lịch và khách sạn như công nghệ thông tin, công nghệ giải trí. Là một khách sạn của công ty du lịch Hà Nội, khách sạn Hòa Bình là một công ty có quy mô vừa trong làng kinh doanh du lịch khách sạn nên phần lớn các yếu tố đầu vào đều do các nhà cung cấp trên địa bàn Hà Nội cung cấp như nguyên liệu thực phẩm, rau quả, vải., khăn.
Vì vậy bên cạnh công ty cần tuyển người trẻ có năng lực, có ngoại hình khả dĩ thì công ty phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cấp trình độ nghiệp vụ trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên, đồng thời giải quyết cho những người cao tuổi về nghỉ. Giá cả của dịch vụ và hàng hóa dịch vụ là yếu tố quan tâm hàng đầu của khách du lịch, giá cả phải tương xứng với chất lượng, bên cạnh nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty thì vấn đề giá cả phải xem xét kĩ lưỡng trong điều kiện thị trường cạnh tranh hiện nay.
Mặc khác, việc hoạch định chiến lược kinh doanh chưa thực sự phổ biến trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, vì vậy để tiếp cận phương pháp quản lý này một cách có hiệu quả, công ty nên gửi những người trong ban lãnh đạo đi đào tạo, tham gia các khoá bồi dưỡng về quản lý chiến lược kinh doanh, tham gia các hội thảo chuyên đề về quản lý khách sạn. - Trong khi trích ra ngân quỹ cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh, một mặt chi cho các hoạt động mang tính bắt buộc như phí tổn trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh, mặt khác, nên có các biện pháp kích thích, động viên bằng đòn bẩy kinh tế như: hàng năm công ty nên tổ chức các cuộc thi chọn đề tài nghiên cứu phát triển công ty bằng cách treo giải thưởng.
Cụ thể là Tổng cục Du lịch trình Chính phủ cho phép cấp visa lại cước khẩu hoặc miễn thị thực cho khách du lịch đến Việt Nam dưới 30 ngày với mục đích du lịch thuần tuý, không quy định bắt buộc nơi nhận thị thực, không quy định cửa khẩu xuất nhập cảnh, giảm lệ phí thị thực cho khách du lịch, bỏ các phụ phí, lệ phí không hợp lý bỏ các thủ tục phiền hà cho khách và các doanh nghiệp. - Đồng thời Tổng cục Du lịch phối hợp với các Bộ liên quan nghiên cứu kiến nghị cải thiện cơ chế quản lý đối với các thành phần kinh tế ngoại quốc doanh, tham gia kinh doanh các dịch vụ du lịch, việc đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước vừa khai thác tối đa nội lực của các thành phần kinh tế nhằm xã hội hóa hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ta ngày càng công bằng hơn, hiệu quả hơn.
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ làm cho du lịch Việt Nam nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đuổi kịp trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Nhà nước cùng các Sở nên xem xét lại tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch, để du lịch Việt Nam vươn lên một tầm cao mới, sánh ngang với du lịch các nước trong khu vực và quốc tế.