MỤC LỤC
Tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh Techcombank Ba Đình là 55 người trong đó số nhân viên kinh doanh là 23 người, số giao dịch viên là 28 người, 53 người có trình độ đại học trở lên, 50 người tốt nghiệp trong khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Phòng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp bao gồm bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp và bộ phận thanh toán quốc tế. Phòng dịch vụ ngân hàng cá nhân làm nhiệm vụ huy động vốn và cho vay tới các cá nhân hoạt động trên địa bàn của ngân hàng.
Phòng dịch vụ khách hàng cung cấp các dịch vụ mở tài khoản, nhận và rút tiền gửi tiết kiệm, lập thẻ ATM tới các khách hàng của ngân hàng. Các sản phẩm tiết kiệm đa dạng, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng: tài khoản thường, tài khoản Phát Lộc, tài khoản trả lãi định kỳ, tài khoản giáo dục….
Thuân tiện, an toàn với mạng lưới ATM rộng nhất toàn quốc (sử dụng chung máy ATM với nhiều ngân hàng khác). Cho vay không phải trả lãi tối đa 45 ngày với Thẻ tín dụng TECH-COMBANK VISA.
Năm 2010 cũng là năm đầy biến động với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động với việc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng, mặc dù đã được NHNN điều chỉnh, xử lý nhưng cũng cho thấy vấn đề quản lý vẫn còn chậm, chưa chủ động trong việc dự đoán tình hình để chỉ đạo. Đối với công tác quản trị hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT, đòi hỏi NH phải có đội ngũ các nhà quản trị có kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán này, kết hợp với tình hình thực tại về thanh toán TDTC tại NH mới có thể đưa ra cá quyết định quản trị đúng đắn, với những quy trình thực hiện đầy đủ, chính xác, khoa học mới có thể đem lại những kết quả tốt, đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, việc thực thi các quyết định quản trị là một công việc với số lượng lớn trong một thời gian dài, vì vậy để hoạt động quản trị này có thể thực hiện theo đúng các yêu cầu đề ra, NH cũng cần có một đội ngũ nhân viên đông đảo có trình độ và khả năng làm việc trong lĩnh vực TTQT nói chung và TDCT nói riêng.
Tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Ba Đình hiện nay, với một đội ngũ nhà quản trị bao gồm các giám đốc và phó giám đốc cùng các phó phòng có năng lực, chuyên môn luôn cố gắng nỗ lực để đưa ra những quyết định hướng đi đúng đắn và kịp thời cho hoạt động TTQT nhằm những mục tiêu đề ra, tuy nhiên không phải lúc nào hoạt động quản trị cũng mang lại hiệu quả cho NH vì hoạt động này không phải. Với các công cụ này, nhà quản trị sẽ thuận tiện hơn trong việc nắm bắt tình hình thanh toán tại NH để có thể kiểm soát được thông tin khách hàng, tình hình hoạt động quan trọng hơn là có thể giải quyết các vấn đề có thể nảy sinh một cách tức thời và hiệu quả. Với các công việc mà nhà quản trị đề ra nếu không được tài trợ về mặt tài chính thì việc thực hiện trở nên rất khó khăn, ví dụ khi sử dụng hình thức thanh toán TDCT, khách hàng có nhu cầu vay của NH để thanh toán hay hỗ trợ sản xuất mà NH không có khả năng cho vay thì coi như hiệu quả hoạt động của hình thức này rất thấp, thậm chí khách hàng có thể không sử dụng vì không đảm bảo độ tin cậy và gây sự bất tiện cho khách hàng.
Techcombank cũng rất quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng nghiệp vụ TTQT bằng phương thức TDCT đối với các CVTTQT, nhân viên tín dụng và những nhân viên khác có liên quan thông qua việc tổ chức các buổi tập huấn về công tác nghiệp vụ thanh toán TDCT và việc khai thác sử dụng phần mềm T24 của Techcombank trong công tác kiểm tra giám sát quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT.
Về quan hệ khách hàng: Techcombanh Ba Đình đã có sự tín nhiệm cao của khách hàng như việc xử lý, kiểm tra bộ chứng từ (hoàn thành trong vòng từ 1 đến 2 ngày làm việc), kịp thời phát hiện những sai sót giúp khách hàng bổ sung hoàn thiện bộ chứng từ hoàn hảo, bên cạnh đó NH còn tư vấn cho khách hàng trong trường hợp khó khăn. Để đạt được những thành tựu như trên, trước hết phải nói đến sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên của chi nhánh cũng như của bộ phận TTQT và đặc biệt là hoạt động quản trị rất hiệu quả của các cấp lãnh đạo chi nhánh Techcombank Ba Đình. - Sự chênh lệch giữa doanh thu trong thanh toán L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu khá lớn, tại chi nhánh hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu chiếm phần lớn (hơn 90% tổng kim ngạch XNK) tạo nên khoảng thị trường thanh toán L/C xuất khẩu còn chưa được khai thác.
- Đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn là các doanh nghiệp NK là chủ yếu, mặt khác do mức độ tin cậy và khả năng thanh toán của các NH Việt Nam chưa được các doanh nghiệp nước ngoài thật sự tin tưởng nên xảy ra tình trạng chênh lệch giữa doanh thu thanh toán L/C xuất và L/C nhập. - Sự hạn chế về trình độ của người tham gia NK, thiếu hiểu biết về thương mại quốc tế, các tập quán thanh toán, những quy định trong hợp đồng dẫn đến yêu cầu mở L/C có nội dung không khớp với hợp đồng thương mại khiến cho việc mở L/C mất nhiều thời gian và chi phí hơn.
Hơn nữa, các hình thức L/C đặc biệt có thể đảm bảo hơn cho quyền lợi của khách hàng nhưng quy trình nghiệp vụ phức tạp nên mang lại lợi ích không đáng kể so với công sức và chi phí mà NH bỏ ra. - Do chi nhánh chưa vận dụng hết các chiến lược marketing vào hoạt động TTQT của mình do đó vẫn chưa thu hút được nhiều khách hàng có nhu cầu. Người NK thường mong muốn tìm được sự trợ giúp về vốn của NH nên NH đứng trước khó khăn trong quản lý RR về người NK không hoàn lại tiền làm tăng khoản nợ khó đòi cho NH.
- Tiếp tục quản lý chặt chẽ việc mở thư tín dụng NK bằng hạn mức ủy quyền và nguồn thanh toán cho nước ngoài, nhằm tránh những RR có thể xảy ra. - Đứng trước yêu cầu phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng, NH Techcombank Ba Đình cũng cần phải có những giải pháp hạn chế RR trong thanh toán TDCT.
Đa dạng hóa các loại L/C sử dụng: Hiện nay việc sử dụng L/C trong TTQT tại chi nhánh Ba Đình vẫn tập trung vào hai loại L/C chủ yếu là L/C không hủy ngang và L/C không hủy ngang có xác nhận mà chưa phát huy được tác dụng của các loại L/C khác như L/C chuyển nhượng, L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng. Bởi vì khi cung ứng phong phú các loại sản phẩm dịch vụ, khách hàng có thể lựa chọn và sử dụng loại sản phẩm dịch vụ phù hợp với mình, qua đó giữ được các khách hàng truyền thống đồng thời thu hút được sự chú ý của các khách hàng tiềm ẩn trên thị trường. Tuy nhiên trước khi đa dạng các loại hình L/C chi nhánh phải tiến hành tổ chức nghiên cứu thị trường, quan tâm sâu sát đến nhu cầu để đưa ra được những loại L/C có ý nghĩa thực tiễn cao trong kinh doanh, tránh tình trạng đưa vào quá nhiều loại nhưng không có ý nghĩa sử dụng gây lãng phí cho NH.
Tăng cường hoạt động Marketing để quảng bá hơn về sản phẩm tín dụng chứng từ và nắm bắt thật kỹ nội dung UCP mới nhằm thâu tóm thị trường một cách hiệu quả nhất.Giảm biểu phí thanh toán đối với L/C nhập nhằm gia tăng tính cạnh tranh với ngân hàng thương mại cũng như ngân hàng nước ngoài sắp và sẽ cạnh tranh vào thị trường Việt Nam nói chung Đà Nẵng nói riêng. Phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Khi hoạt động kinh doanh XNK phát triển thì việc cung cấp các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ càng trở nên quan trọng vì các doanh nghiệp XNK sẽ cần đến các nghiệp vụ này để phòng ngừa RR tỷ giá, bảo toàn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình.