MỤC LỤC
Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sự sụp đổ của Liên Xô đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế và đời sống kinh tế xã hội nước ta, là một trong những đòi hỏi thực tiễn khách quan để đại hội VII đề ra những đường lối, chủ trương đổi mới mạnh mẽ và toan diện,thưc hiện CNH-HĐH đất nước trên cơ sở yêu cầu của đất nước và điều kiện của thời đại đượ cụ thể hoá bằng Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội 1991-2010. Về phân bố các KCN: mặc dù sự phân bố KCN đã được điều chỉnh theo chiều hướng tạo điều kiện cho một số địa bàn đặc biệt khó khăn ở Tây Bắc (Yên Bái, Tuyên Quang, Hoà Bình, Sơn La, Bắc Cạn), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), Tây Nam Bộ ( Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng) phát triển KCN để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song các KCN vẫn tập trung ở các địa phương thuộc ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
Tính chung cả nước đến cuối năm 2009, các KCN đã cho thuê khoảng 14494.9 ha đất công nghiệp, đạt tỷ lệ diện tích đất cho thuê 57,3% trong tổng diện tích công nghiệp có thể cho thuê của các KCN đã thành lập (gồm cả diện tích của những KCN mới thành lập chưa khởi công xây dựng). (cơ sở hạ tầng đủ điều kiện tiếp nhận, thực hiện dự án) thì diện tích đất công nghiệp thực tế cho thuê đạt 72,2%, thể hiện tốc độ thu hút đầu tư tăng nhanh, tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng được đẩy nhanh hơn và sớm thực hiện nhiều dự án đầu tư.
Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Vốn trong nước chiếm 51.62%, giai đoạn đầu chủ yếu là nguồn vốn ngân sách, hiện nay đã áp dụng chính sách giao đất cho doanh nghiệp thầu xây dựng cơ sở hạ tầng nên tỉ trọng đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bắt đầu tăng, tuy còn nhiều bất cập về giá trị gia tăng sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng và hiệu quả xây dựng. Riêng năm 2009, nhờ tích cực cải cách môi trường đầu tư, tăng cường các hoạt động đối ngoại, chú trọng quảng bá các cơ hội đầu tư ở Việt Nam, đặc biệt là việc gia nhập WTO, lượng vốn đầu tư vào KCN, KCX tăng đột biến, đạt 10.682 triệu USD chiếm 56% tổng vốn FDI của cả nước, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng vốn FDI kỷ lục 12,2 tỷ USD vào Việt Nam trong năm.
Vùng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước: là vùng có đủ điều kiện và lợi thế để phát triển mạnh về công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, các ngành công nghiệp công nghệ cao, có ưu thế để hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ lớn trên cả nước nhờ nguồn nhân lực đã qua đào tạo bài bản; dân số đông và điều kiện tự nhiên lí tưởng thuận lợi cho phát triển dịch vụ và du lịch. Hệ thống giao thông còn bất cập so với yêu cầu (cảng Hải Phòng chỉ tiếp nhận được tầu dưới 7000 tấn; các trục lộ huyết mạch lòng đường còn hẹp, mặt đường xấu, chịu tải yếu, đường sắt còn tồn tại nhiều khổ đường, trang bị ở những ga đầu mối thiếu và lạc hậu; sân bay Nội Bài chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế; hệ thống giao thông nội thị ở các thành phố lớn còn lạc hậu, gây ách tắc giao thông); mạng lưới điện nhiều nơi cũ nát, hư hỏng thất thoát điện còn lớn (tới 25%); mạng lưới cấp và đặc biệt thoát nước tại các đô thị yếu kém, lạc hậu, bất cập (nhiều đô thị thiếu nước, nhất là vào mùa hè, trong khi đó lượng nước thất thoát rất lớn tới khoảng 50%); nếu có mưa lớn kéo dài 1, 2 ngày là nhiều điểm ngập úng; nhiều nơi ở khu vực nông thôn chưa có hệ thống nước sạch; cơ sở vật chất của các ngành giáo dục, y tế và nhất là văn hoá, thể dục, thể thao còn yếu kém, xuống cấp nhiều. Nguồn: tổng hợp từ Vụ Quản lý KCN-KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giai đoạn 1993-1997, lượng vốn ĐTNN vào sản xuất kinh doanh của các KCN, KCX trong vùng tăng dần nhưng tương đối thấp, chiếm tỷ lệ nhỏ (13%) trong tổng vốn đăng ký ĐTTTNN qua 17 năm do việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN rất chậm, thời gian xây dựng KCN thường là 5-7 năm, cầu tiêu dùng thấp nên đầu tư kém hiệu quả, các nhà đầu tư chỉ đầu tư cầm chừng , môi trường đầu tư kém hấp dẫn hơn so với vùng KTTĐ Nam Bộ.
Trước tình hình đó, Việt nam đã tiến hành cải thiện môi trường đầu tư, ban hành những chính sách ưu đãi thích hợp và cùng với sự phục hồi của nền kinh tế khu vực, tình hình thu hút ĐTNN từ năm 2001 đã khởi sắc trở lại. Số vốn ĐTTTNN tăng đột biến vào năm 2001 và giữ ở mức tương đối cao, đặc biệt là 3 năm gần đây (riêng lượng vốn 5 năm đã chiếm tới 68% tổng lượng vốn đầu tư vào KCN của cả vùng trong 17 năm), nhờ vậy lượng vốn giai đoạn này cao hơn hẳn so với lượng vốn cả giai đoạn trước.
Đến năm 2009, tỷ trọng CNĐP trong tổng giá trị SXCN toàn ngành công nghiệp tại vùng KTTĐ Bắc Bộ đã đạt xấp xỉ 41%; CNĐP đang dần vươn lên chiếm vị trí số 1 về các chỉ tiêu chủ yếu (năng lực sản xuất, sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách, thu hút lao động…) như thép nhựa,, phân bón tổng hợp NPKK, dệt may, da giày, chế biến nông-lâm thuỷ hải sản, chế biến gỗ… Ngay cả ngành cơ khí là ngành mà CN trung ương có thế mạnh áp đảo trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới thì nay CNĐP đang dẫn đầu 1 số ngành như sản xuất xe máy và phụ tùng, quạt điện, dây và cáp điện, máy điều hoà, tủ lạnh…. Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, về cơ bản lao động vào làm việc trong các KCN được phân công làm việc đúng ngành nghề đào tạo; phần lớn lao động Việt Nam đảm nhận công việc thuôc nghề bậc trung và bậc cao (trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị); tỷ lệ lao động gián tiếp trong các doanh nghiệp thuộc KCN rất thấp (khoảng 12%); một bộ phận lao động Việt Nam đã đảm đương công việc quản lý cao cấp; lao động là người nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp (dưới 2%), chủ yếu là lao động quản lí, chuyên gia, công nhân lành nghề bậc cao, nghệ nhân và đang có xu hướng giảm. Rừ ràng, đúng gúp trực tiếp của khu vực FDI đối với nền kinh tế là khụng thể thay thế, bên cạnh đó, khu vực FDI còn có tác động gián tiếp tích cực đến các thành phần kinh tế khác trong cùng KCN hay tại địa bàn các dự án FDI triển khai Điều này cũng góp phần làm tăng sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển sản xuất giữa các địa phương thu hút được lượng vốn FDI lớn (như Hà Nội và Bắc Ninh) so với các địa phương thu hút lượng vốn ít hơn. ứng lan tỏa) được nhiều trường phái lý thuyết kinh tế trên thế giới bắt đầu nói đến từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước.
Kết hợp vận động đầu tư trong các dịp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ; nâng cao hiệu quả hoạt động vận động đầu tư gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng cách hợp tác với các cơ quan, hãng thông tấn, báo chí, truyền hình trong và ngoài nước để tăng tầng suất thông tin về môi trường và cơ hội đầu tư vào KCN; kịp thời chuẩn xác thông tin, khắc phục tình trạng đưa tin sai hoặc cố tình bóp méo sự thật về KCN ở Việt Nam; duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với với cộng đồng các nhà đầu tư, đặc biệt là trong khuôn khổ Diễn dàn doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tích cực và chủ động hơn nữa vào các chương trình xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực theo hướng sau: xây dựng và cập nhật thường xuyên các chương trình hành động quốc gia về tự do hoá, thuận lợi hoá và xúc tiến đầu tư mà Việt Nam đã cam kết trong khuôn khổ ASEAN, APEC và ASEM; tham gia tích cực vào chương trình hợp tác và tham vấn giữa các cơ quan quản lý đầu tư của các nước thành viên, đồng thời tăng cường đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, diễn đàn quốc tế khác để xác định các rào cản đối với đầu tư và kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư của khu vực nói chung và từng nước thành viên nói riêng; duy trì, mở rộng quan hệ hợp tác xúc tiến đầu tư với các tổ chức quốc tế như WB, IFC, FIAS, MIGA, ESCAP theo chương trình đã thoả thuận.