MỤC LỤC
Qua đó cho thấy hoạt động dịch vụ nông nghiệp ở An Giang khá phát triển. Cơ cấu sản xuất nội bộ của ngành và lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và.
Xét về diện tích gieo trồng cũng tương tự, mặc dù cơ cấu cây trồng ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân nhưng tỷ lệ diện tích gieo trồng vẫn có sự chênh lệch cao giữa cây hàng năm - cây lâu năm và giữa cây lương thực với các loại cây trồng khác, cho thấy xu hướng chuyển dịch từ cây lúa sang cây màu, cây công nghiệp…còn chậm. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của An Giang còn chậm, cũn một số nơi chưa ý thức rừ rệt về vấn đề này, phỏt triển sản xuất nụng lõm thủy sản còn phân tán, manh mún chưa gắn với thị trường chưa gắn với phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại trên cùng địa bàn nên năng suất lao động còn thấp, hiệu quả sản xuất trên một hecta chưa cao.
Ngoài ra còn có nhiều kênh rạch tự nhiên có độ rộng từ vài mét đến 100m, hệ thống kênh rạch này không chỉ phục vụ cho ngành giao thông mà còn cung cấp một lượng phù sa lớn cho đất đai Thoại Sơn thêm màu mở, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nói chung, với nền nhiệt độ cao đều quanh năm, giàu nắng và không có bão, điều kiện khí hậu ở Thoại Sơn rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp có thể thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất cây trồng vật nuôi một cách rộng rãi theo không gian và thời gian. Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có khoảng 80 % diện tích tự nhiên bị ngập lũ, nước ngập sâu trên 1m, thời gian kéo dài ảnh hưởng đến các mặt sản xuất và quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Thoại Sơn, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục.
Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản nhằm cải thiện đời sống nhân dân, tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, khắc phục dần những yếu kém do tính chất thuần nông mang lại. Gần đây, huyện thực hiện nhiều chính sách được ban hành hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp như: Quyết định số 1179/2000/QĐ.UB ngày 05/06/2000 về khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển chăn nuôi bò; Quyết định số 2240/2000/QĐ.UB về việc thực hiện một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn huyện; Quyết định 170/2001/QĐ.UB về việc thực hiện một số chính sách và ưu đãi đầu tư phát triển nuôi tôm càng xanh…Nói chung, đã có hàng loạt các chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho nông dân an tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với tình trạng độc canh cây lúa trước đây. Vì vậy, các cấp chính quyền, các ban ngành cần có những biện pháp đúng đắn tiếp cận thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hạn chế những rủi ro đáng tiếc cho nông dân.
Những năm gần đây, nhằm thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường, tận dụng lợi thế tự nhiên, một bộ phận không nhỏ nông dân huyện Thoại Sơn đã chuyển sang thực hiện mô hình sản xuất đa canh, cơ bản là thực hiện luân canh cây lúa với nuôi trồng thủy sản và với các cây trồng khác, sự luân canh này thay đổi linh động theo thời gian và không gian (thay đổi theo mùa vụ, theo năm), tuỳ theo diễn biến của thị trường và giá cả. Thời gian gần đây, ngành chăn nuôi huyện đã được chú trọng phát triển hơn, việc chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp với các trang trại chăn nuôi bò thịt…áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất, ngày càng có nhiều giống bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc có chất lượng tốt được đưa vào sản xuất. Bên cạnh việc đánh bắt, khai thác thuỷ sản tự nhiên thì hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày phát triển mạnh mẽ, những giống loài được chọn lọc phù hợp điều kiện tự nhiên của huyện, với những mô hình như: nuôi tôm chân ruộng (1 vụ lúa -1 vụ tôm), nuôi cá chân ruộng (2 vụ lúa - 1 vụ cá), nuôi cá ao hầm…đã mang lại cho nông dân những lợi nhuận bất ngờ so với việc độc canh cây lúa.
Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp Thoại Sơn trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, thời gian qua huyện Thoại Sơn đã đẩy mạnh phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, phát triển chăn nuôi, các cây trồng khác ngoài lúa đồng thời với việc phát triển các mô hình đa canh và sản xuất kinh doanh tổng hợp. Với sự quyết tâm chỉ đạo lãnh đạo thực hiện thắng lợi việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của Đảng ủy - HĐND - UBND xã cùng với lòng quyết tâm vượt khó để vươn lên làm giàu của các hộ nông dân, thời gian qua ngành nông nghiệp của xã đã đạt nhiều kết quả khả quan. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu từ lúa sang phát triển chăn nuôi, thủy sản với các hình thức quảng canh, thâm canh, luân canh… đã giúp người dân đối phó với các biến động của thời tiết, thủy văn và giá cả thị trường.Các mô hình sản xuất đa canh này là cơ sở nhằm đạt được mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế của huyện từ thu nhập thấp rủi ro sang nền kinh tế có thu nhập cao, ít rủi ro hơn và tiến tới phát triển ổn định bền vững.
Thời gian qua, nông dân huyện đã tận dụng khá tốt mùa nước nổi để tăng thêm thu nhập với các ngành nghề như: khai thác đánh bắt hải sản bằng câu lưới, trồng sen, trồng ấu, trồng rau nhút, hay hoa màu…Nhưng trong thời gian gần đây để tận dụng tốt hơn nữa trong việc khai thác mặt lợi của mùa nước nổi, các cấp chính quyền triển khai khảo sát lựa chọn các mô hình áp dụng hiệu quả đã phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản (tôm càng xanh, cá tra, cá lóc…). Tóm lại, thời gian qua ngành nông nghiệp của huyện Thoại Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất nông nghiệp có tính đa dạng hơn chú ý phát triển ngành nuôi trồng thủy sản và đã mang lại nhiều kết quả khả quan, phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội của huyện.
Sự chuyển dịch này còn nặng về số lượng, chưa chú trọng nhiều đến khoa học công nghệ, đến việc qui hoạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho nên hiệu quả và khả năng cạnh tranh thấp, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, nó trở thành mối lo ngại thường xuyên của nông dân. Trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội, trình độ sản xuất của người dân kết hợp với thông tin dự báo về nhu cầu thị trường, đánh giá tiềm lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trong huyện. Căn cứ vào tình hình thực tế, cần lựa chọn việc qui hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh theo phương pháp công nghiệp, nhất là tôm càng xanh, cá ao hầm như một chương trình trọng điểm để góp phần đảm bảo tăng nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực nông nghiệp.
Tính toán lại diện tích trồng lúa theo hướng thâm canh lúa chủ yếu để xuất khẩu, hướng ưu tiên là giống lúa hàng hoá có thể đem lại giá trị gia tăng cao, nhằm ổn định sản lượng và giá trị lúa gạo, vừa góp phần đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập cho người trồng lúa. Mục tiêu chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện Thoại Sơn đến 2015 là phải xây dựng một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững với các loại nông sản có thế mạnh, có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên nông nghiệp đồng thời phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân góp phần tích cực đảm bảo vững chắc an ninh lương thực của huyện cũng như của tỉnh và của quốc gia, thực hiện mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra đối với nông nghiệp và nông thôn.