MỤC LỤC
Tuy nhiên, Huỳnh Phương Lan không đồng ý với ý kiến của Nguyễn Việt Trung và cho rằng “đối với họ Ngô ở Tả Thanh Oai, họ Ngô Thì còn giữ được tấm bia là Ngô thế gia quan đức chi bí do chính Ngô Thì Nhậm soạn năm Quang Trung 4 (1791) ghi về dòng họ mình đến thời điểm lập bia đã được 13 đời, tức là khoảng trên dưới 300 năm. Từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX làng phát triển cực thịnh về mọi mặt kinh tế, văn hóa… , việc kinh doanh buôn bán của dân làng Cự Đà, nhất là những người dòng họ Trịnh, phát triển rất mạnh vượt ra khỏi phạm vi của làng xã để vươn tới các trung tâm kinh tế- chính trị và đô thị lớn.
Những ngôi nhà nền đất xuất hiện từ thời tổ tiên ta dựng nước Văn Lang, qua các di chỉ khảo cổ ở Gò Mun (Phú Thọ), Thiệu Dương (Thanh Hóa) với các viết tích như nền nhà, hố bếp… Từ các loại cây rừng thân gỗ cho tới các loại tre nứa, người Việt đều có cách riêng để tạo nên ngôi nhà đủ sức chống chọi với thiên nhiên, tạo nơi ăn ở mát mẻ vào mùa hè và ấm áp về mùa đông. Qua những ý trên và căn cứ vào tình hình hiện tại chưa có tài liệu nào đưa ra quan niệm về nhà cổ do vậy, trong phạm vi khóa luận của mình, chúng tôi đưa ra quan niệm về nhà cổ như sau: “Nhà cổ là một ngôi nhà được xây dựng từ ngày xưa và tồn tại trong một thời gian dài tới ngày nay, đó là những ngôi nhà được xây dựng và mang một dấu ấn đặc trưng của thời kỳ và có giá trị trong nền văn hóa của dân tộc”. (Ngũ hành là học thuyết về quy luật vận động và phát triển của thế giới, lý giải mọi điều đa dạng của sự vật và hiện tượng không đơn giản chỉ là sự tương tác song cực Âm- Dương, mà là một trạng thái cân bằng động- hệ quả của sự tương tác đa cực và biện chứng (tương sinh, tương khắc) giữa 5 yếu tố Kim- Mộc- Thuỷ- Hoả- Thổ, trong đó hành Thổ là yếu tố nói chung có tính dung hoà. Tương sinh, tương khắc là hai điều kiện không thể thiếu được để duy trì sự cân bằng tương đối của mọi sự vật, đồng thời thúc đẩy sự vật sinh trưởng biến hoá không ngừng.).
Tóm lại, qua việc giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của làng Cự Đà, chúng ta thấy với vị trí thuận lợi nằm ở vị trí gần kinh thành Thăng Long cùng với dòng sông Nhuệ, người dân làng Cự Đà dễ dàng giao lưu buôn bán với các nơi và sự nhanh nhạy của con người nơi đây đã đưa làng trở thành một ngôi làng thành đạt và giàu có của ngôi làng cổ đặc biệt này.
Một trong những đặc điểm xuyên suốt với rất ít ngoại lệ trong nhà ở cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc Bộ là sự tồn tại của không gian chuyển tiếp (hiên nhà) với vai trò liên kết không gian trong nhà với không gian sân vườn qua hệ thống cửa mở rộng ở trước các gian chính. Các ngôi nhà ở dân gian, với vẻ riêng đặc sắc của từng vùng trên đồng bằng Bắc Bộ, với nét chung mộc mạc, bình dị của tranh - tre và gỗ - đất, đã nói lên một cách hùng hồn tinh thần cần cù, đầu óc thực tế và bản lĩnh độc đáo của con người ở đây trong việc chinh phục, khai thác thiên nhiên đa dạng, phì nhiêu nhưng vô cùng khắc nghiệt của vùng này, để tạo ra các giá trị vật chất cho cuộc sống của mình. Vật liệu làm nhà ở đây, đầu tiên phải kể đến các sản phẩm của vùng nhiệt đới ẩm, các loại vầu, tre, nứa, gỗ, cỏ, tranh, lá gồi và các sản phẩm phế thừa của nền nông nghiệp lúa nước như rơm, rạ, chấu… còn phải kể đến đá – đất vùng đồng bằng dưới đủ dạng: đá vôi, đá sò, đá ong… Từ lâu, con người ở đây đã có kinh nghiệm trồng tre, xoan trong vườn gia đình, để tự túc lấy nguyên vật liệu làm nhà.” [30, tr49].
Điều 156 luật Gia Long quy định: “Nhà ở trong trường hợp nào cũng không được xây trên nền hai cấp hay chồng hai mái, không được sơn và không được trang trí… Nhà khách của những quan đại thần nhất và nhị gồm có 7 gian và 9 vì kèo, đầu nóc mái được trang trí bằng các kiểu hoa hay động vật.
Nhiều ngôi làng, hàng rào bao quanh thường là những tường rào bằng tre hoặc các bụi cây râm bụt, những tường bao đó chỉ mang tính tượng trưng, không chú trọng tới việc làm hàng rào để đảm bảo an ninh, tuy nhiên đối với Cự Đà thỡ việc làm hàng rào mang ý nghĩa bảo vệ rừ rệt. Khoảng giữa cột cái và cột quân trước trên bức vách có trổ cửa buồng làm lối đi lại và phía bên ngoài trước cửa buồng có trổ thêm một cửa nữa để đi lại cho thuận tiện khi nhà có khách (có 5 ngôi nhà có kiểu trổ cửa này), còn lại đều trổ một cửa phía trước gian buồng. Trong những ngôi nhà cổ đó, tiêu biểu về kiến trúc là ngôi nhà của ông Trịnh Thế Sủng trong xóm Đồng Nhân Cát - đó là ngôi nhà ngói 5 gian với 35 cây cột gỗ xoan - một trong những ngôi nhà còn lưu giữ lại những nét cổ kính nhất của làng Cự Đà hiện nay.
Qua đây, có thể thấy về mặt kết cấu của ngôi nhà một mặt thể hiện sự giàu có của người dân trong làng, họ đi làm ăn ở khắp nơi nên khi về làng họ du nhập được nhiều kiểu làm nhà khác nhau điều đó được thể hiện qua sự kết hợp mang phong cách của nhiều vùng miền trong kết cấu của ngôi nhà.
Nếu như trong các ngôi nhà truyền thống thường sử dụng những họa tiết trang trí đơn giản nhưng đối với nhà dân thì ở đây, chúng ta thấy có rất nhiều ngôi nhà trang trí bằng nhiều hoa văn độc đáo như: các mảng chạm rồng với các kiểu dáng độc long, trúc hóa rồng, mai hóa rồng…. Vấn đề đó đòi hỏi phải có một chính sách bảo tồn và phát huy giá trị những ngôi nhà cổ đó một cách bài bản, khoa học vừa phục vụ cho việc nghiên cứu về các mặt giá trị kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc dân gian, tập quán, lề thói trong đời sống mỗi gia đình hạt nhân của ngời Việt xa; vừa phục vụ cho sử dụng, khai thác trong đời sống xã hội hiện nay tạo chỗ ở ổn định, an tâm cho ngời sử dụng;. Nếu nh những làng Việt cổ truyền khác, đơn thuần chỉ có luỹ tre xanh, ngôi nhà mái ngói thì ở Cự Đà, bên cạnh những kiến trúc truyền thống với những ngụi nhà cổ cú giỏ trị lớn về mặt văn húa cũn xuất hiện nhiều kiến trúc mang phong cách kiến trúc thuộc địa, cũng nh hệ thống cơ sở hạ tầng khá hiện đại so với lúc bấy giờ (nửa đầu thế kỷ 20).
Qua việc nêu ra những đặc điểm chung về cấu trúc của ngôi nhà cổ truyền của người Việt và đi vào phân tích tìm hiểu những đặc điểm, cấu trúc của nhà cổ ở làng Cự Đà góp phần đưa ra những đánh giá, nhận định đúng hơn về giá trị cũng như việc ảnh hưởng của nền văn hoá dân tộc tới việc xây dựng những ngôi nhà ở đây.
Chức năng của nhà cổ ở làng Cự Đà tuy có những chức năng giống với nhà Việt cổ như đều đặt bàn thờ tổ tiên ở nơi trang nghiêm nhất, đều dùng gian nhà để chứa đồ, sử dụng nguyên liệu gắn với thiên nhiên còn có nhiều điểm khác biệt của một làng nghề thủ công. Sân nhà không chỉ là nơi phơi đồ, tiến hành sản xuất mà còn là nơi tạo ra không gian thoáng mát về sinh cho ngôi nhà và nếu kết hợp với không gian trong nhà, chủ nhân có thể tổ chức những cuộc tụ hội lớn ngay tại gia đình (cưới xin, ma chay…). Trong hơn 20 ngôi nhà cổ cùng với các ngôi nhà theo kiến trúc Pháp đều được xây dựng lên để các thế hệ trong gia đình có thể ổn định chỗ ở và hầu hết đều được xây dựng theo hướng nam và đông nam gắn bó với thiên nhiên với nền nhà cao so với mặt sông để tránh lũ lụt.
Theo cách nói của Cadière thì “sự trường tồn của Tổ Tiên, sự hiện diện của các ngài ở giữa gia đình, không phải là một sáo ngữ, một lối nói, một cách bóng gió thi vị, mà là một thực tại sâu xa, ai ai cũng thừa nhận”, vì “đối với người Việt, người chết chỉ có thể xác là rời gia đình, còn linh hồn thì vẫn trở về đó, trong bài vị, thực sự cư ngụ trong đó một cách nhiệm màu”(30, tr 58).
Trong kết cấu của ngôi nhà người dân ở đây đã thể hiện nguyên tắc hiếu khách và trọng khách, sự tế nhị kín đáo trong tổ chức sinh hoạt gia đình. Mặt khác, nhà ở làng Cự Đà nổi lờn rất rừ tớnh chất quần thể nhiều cụng trỡnh nhỏ, đơn giản, phân tán, vây quanh ngôi nhà chính với cái sân thoáng rộng gắn liền phía trước ngôi nhà. Các không gian sinh hoạt chung (tiếp khách, ăn uống) và ngủ đàn ông được tổ chức xung quanh không gian bố trí bàn thờ tổ tiên và không có sự ngăn cách về thị giác với không gian này.
Hiên, sân nhà được dùng linh hoạt, thay đổi theo thời gian và nhu cầu sử dụng, các nhà đều có hiên rộng ở phía trước để có thể tận dụng cho sinh hoạt và sản xuất.