Hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006 - 2010

MỤC LỤC

Những vấn đề cơ bản của chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Đây thực chất là quá trình đổi mới chất lượng lao động, bao gồm cả về trình độ văn hóa, chuyên môn - kỹ thuật, tập quán sản xuất, trình độ quản lý, khả năng tiếp thị… Do đó, đào tạo phải luôn bám sát các đặc trưng đổi mới lao động phù hợp với tiến trình đô thị hóa, CNH, hiện đại hóa, chuyển đổi tính chất hoạt động kinh tế của vùng. Trên cơ sở đó để khắc phục các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo, học nghề của lao động nông thôn như không đủ điều kiện vật chất do kinh tế eo hẹp, không thể bỏ hẳn việc làm để tham gia đào tạo ở các trường lớp xa địa phương và chính quy, không thể tham gia đào tạo với thời gian dài nếu không có hình thức đào tạo thích hợp, thiếu trình độ văn hóa để tham gia đào tạo….

Kinh nghiệm đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở các nước châu Á và khu vực Đông Nam Á

Trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách phát triển mạnh mẽ các ngành sử dụng nhiều lao động như công nghiệp chế biến làm tăng giá trị hàng nông sản và khai khoáng, công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu, các ngành xây dựng hạ tầng cơ sở, năng lượng… Trong giai đoạn này, việc phát triển nguồn nhân lực được chú trọng vào phổ cập giáo dục tiểu học là ưu tiên hàng đầu để tạo điều kiện cho lực lượng lao động nông thôn bị mất việc làm trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa có thể chuyển dịch sang hoạt động ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Singapor mặc dù là nước nhỏ, đa số lao động hoạt động trong ngành dịch vụ (năm1980 là 58,9%), năm 1950 lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 8,1% và qua quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đã giảm xuống 2,2% vào năm 1980 nhưng chính phủ đã tích cực triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực, xây dựng quỹ phát triển kỹ năng (SDF) và chương trình tái phát triển kỹ năng (SRP- là chương trình sáng kiến của ba bên làm tăng kỹ năng làm việc của lực lượng lao động) để có nguồn cung cấp các khoản tài chính khuyến khích các chủ sử dụng lao động tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động, tạo ra khả năng cống hiến suốt đời cho người lao động.

Tình hình phát triển các cụm CN vừa và nhỏ, làng nghề đến 2005 Số

Nguồn tài liệu:Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Đông Anh Các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển rộng để đáp ứng nhu cầuvề sản xuất và tiêu dùng. Công tác quản lý thị trường được tăng cường, đã ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ buôn bán, sản xuất, kinh doanh trái pháp luật.

Tình hình đầu tư XDCB

Chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương kiên cố hoá hệ thống kênh mương, kết hợp với mở rộng cơ đường các tuyến giao thông quan trọng (trục kinh tế miền Đông, bệnh viên đi đền Sái, đường trung tâm huyện đi Cổ Loa, đường Thuỵ Hà - cầu Đò So). * Hệ thống chợ và các công trình phúc lợi xã hội khác: Đầu tư nâng cấp xây dựng chợ trung tâm Đông Anh, chợ đầu mối Bắc Thăng Long, chợ văn hoá- du lịch Cổ Loa, chợ Tó, các chợ nông thôn và các công trình văn hoá thể thao như: nhà truyền thống, nhà văn hoá, sân vận động, bể bơi…. Cùng với việc tập trung đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước, các thôn, xã đã huy động nguồn lực trong nhân dân để đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, xây dựng các điểm sinh hoạt văn hoá cơ sở.

Số lượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở/trung học phổ thông/ bổ túc văn hoá/ vào đại học, trung học nghiệp vụ, dạy nghề 2001 - 2005

Biểu số 18: Các khó khăn khi tham gia đào tạo của Lao động ở Đông Anh Đơn vị tính: % so với tổng số hộ điều tra Các khó khăn. Nguồn: phỏng vấn qua phiếu hỏi mỗi khu vực 100 hộ x 3 = 300 hộ Theo biểu 18 có ít nhất 5 khó khăn, cản trở các em đi học nghề trong đó, do thiếu kinh phí học tập; trường quá xa; và không có nghề đào tạo thích hợp là những nguyên nhân đáng quan tâm nhất. Các cơ sở đào tạo tập trung ở Hà Nội mấy năm qua phát triển nhanh, nhưng số cơ sở đào tạo trên đất Đông Anh tăng chậm, trong đó, số cơ sở dạy nghề không thay đổi (theo biểu số 19).

Số lượng cơ sở đào tạo trên địa bàn Hà Nội trong đó có Đông Anh năm 2001 - 2005

Theo điều tra của Trường cao đẳng nay là Đại học Lao động xã hội tháng 11/2003 thì địa chỉ học tập của lao động đã qua đào tạo trong huyện chủ yếu là ở các trường trên địa bàn Hà Nội (số học sinh tại các trường ngoài Hà Nội qua các năm chỉ chiếm 6 - 8%). Lao động đã qua đào tạo tại các khu vực thuần nông chủ yếu học tại các trường đóng trên địa bàn huyện (> 50%); còn ở các vùng có nghề tiểu thủ công nghiệp là 24%, các vùng đô thị hoá nhanh là 22%. Một vấn đề nữa cần xem xét là: sự phù hợp giữa ngành nghề được đào tạo và công việc hiện đang làm của người lao động (khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng).

Cơ cấu ngành nghề đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề ở Hà Nội Đơn vị: % tổng số người

Những vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu thực trạng chính sách đào tạo phát triển ở huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ 2001-2005

- Đông Anh phát triển các khu công nghiệp tập trung thí dụ khu công nghiệp Bắc Thăng Long (giai đoạn I và II) đã có 46 nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 667 triệu USD thu hút hàng vạn lao động, nhưng Đông Anh chỉ đáp ứng được trên 30% nhu cầu, bởi thiếu lao động qua đào tạo phù hợp với yêu cầu của sản xuất - kỹ thuật - kinh doanh của các doanh nghiệp ở đây. Theo điều tra của chúng tôi thì nhu cầu đào tạo ở đây lớn, số thợ có khả năng làm thầy dạy nghề khá đông, nhưng động cơ đào tạo của họ chỉ để phục vụ cho sự phát triển của các cơ sở sản xuất do chính họ lập ra; chưa có các cơ sở dạy nghề bài bản, chính quy ở các làng nghề. - Đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho những lao động nông nghiệp bị thu hồi đất đai phục vụ phát triển các khu công nghiệp tập trung và đô thị là vấn đề bức xúc nhất, điển hình nhất về sự thiếu đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất nông nghiệp và quy hoạch đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động của các vùng này.

Dự báo nhu cầu đào tạo thời kỳ 2006-2010 của huyện Đông Anh

Với sự biến đổi cơ cấu kinh tế, và việc thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến; sự biến đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại phục vụ thủ đô, chắc chắn Đông Anh cần có một đội ngũ lao động có trình độ khoa học, kỹ thuật cao để tiếp thu và làm chủ những công nghệ mới; mặt bằng dân trí của dân cư cũng phải tăng lên để có thể thích nghi được sự tiến bộ của khoa học - công nghệ. Trong đó, đầu tư xây dựng, hoàn thiện các tuyến đường giao thông trong khu dân cư (nhựa hoá, bê tông, lát gạch), giao thông nội huyện và các tuyến giao thông liên huyện như: trục đường kinh tế miền Đông; Bệnh viên đi đền Sái và các tuyến giao thông liên xã… Phối hợp với các sở, ngành Thành phố đầu tư nâng cấp các tuyến đường: quốc lộ 3đi ga Đông Anh - Việt Hùng; quốc lộ 23 đi chợ Yên…. - Trong lãnh đạo chỉ đạo từ nhiều năm nay huyện thường chia toàn huyện thành 3 khu vực: Khu vực nông nghiệp chiếm vai trò chủ yếu (gọi tắt là khu vực thuận phát triển nông nghiệp); khu vực các nghề tiểu, thủ công nghiệp chiếm vai trò chủ yếu (gọi tắt là khu vực phát triển ngành nghề truyền thống); khu vực do yêu cầu của việc phát triển các khu công nghiệp tập trung, các đô thị mới bị Nhà nước thu hồi đất quy mô lớn (gọi tắt là khu vực đô thị hoá nhanh).

Bảng số 24: Dự kiến phân loại 3 khu vực 2005 và 2010
Bảng số 24: Dự kiến phân loại 3 khu vực 2005 và 2010

Hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006 - 2010

Đặc điểm này đòi hỏi công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, và đặc biệt phải gắn với quy hoạch, kế hoạch thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, kế hoạch hình thức, tổ chức, quy mô, nội dung đào tạo… phải tương xứng và đi trước việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phù hợp với điều kiện của nhân dân các vùng bị thu hồi đất. Những nề nếp này tuy có những ưu điểm đối với sản xuất của hộ nông dân, nhưng sẽ tạo nhiều trở ngại đối với sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, và càng trở ngại hơn khi phải chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm cho những nông dân chuyển sang lao động trong những ngành nghề công nghiệp, nơi lao động tập trung được trang bị kỹ thuật cao, có sự phân công và hợp tác lao động tỷ mỷ, đòi hỏi phải có ý thức, tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp. - Tính thiết thực của hệ thống cơ chế chính sách chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm trong lĩnh vực này trước hết tập trung vào việc giải quyết các điều kiện cần thiết để người nông dân bị thu hồi đất, cơ sở đào tạo và cơ sở tuyển dụng lao động đều thực hiện được các mục tiêu riêng trong khi cùng tiến hành mục tiêu chung của cơ chế chính sách.

Một số kiến nghị về điều kiện để bảo đảm việc thực thi các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh trong giai đoạn

Ở những địa phương này việc khoanh định các loại đất, định hướng sử dụng đất nhiều lúc không sát với thực tế, số liệu đo đạc lại không chính xác gây nên những khó khăn, lúng túng, bị động trước tình hình, thậm chí làm đảo lộn kế hoạch thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai của các dự án. Một khía cạnh nữa cần nhìn nhận là tính đồng bộ của hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất; quy hoạch tái định cư; quy hoạch phát triển nguồn nhân lực không đồng bộ với nhau; thậm chí có những quy hoạch chưa được quan tâm xây dựng và phát triển thực hiện. - Ban hành văn bản Luật về loại hình "kinh tế hộ" , tạo căn cứ pháp lý cho sự phát triển không chỉ đối với các hộ nông nghiệp, hộ kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực thành thị, hộ kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn mà cả với hộ kinh doanh phi nông nghiệp, và hộ kinh doanh nông nghiệp đô thị hình thành từ các hộ nông dân bị thu hồi đất và thực hiện chuyển đổi nghề.