MỤC LỤC
Nhìn chung, ttong bối cảnh một huyện có xuất phát điểm kinh tế thấp, thuần nông, cơ sở còn lạc hậu, sự tác động bất lọi của tình hình kinh tế đang ừong giai đoạn khủng hoảng, những thành tựu đạt được trong những năm qua về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sông Lô đã chứng minh sự nỗ lực vượt khó của Đảng bộ và nhân dân Sông Lô, song để phát triển cần nhìn nhận đầy đủ những mặt hạn chế và bất cập, để có biện pháp, chính sách tháo gỡ. Tuy đã có những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt nhưng nhìn chung so với các huyện trong tỉnh thì Sông Lô vẫn còn là một huyện nghèo, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhất là khu vực nông thôn như: Lao động ở nông thôn dồi dào nhưng yếu về chất lượng, tình trạng chưa có việc làm còn tăng cao, chênh lệch giàu nghèo còn lớn, chương trình xoá đói giảm nghèo tuy có sự cải thiện nhưng đòi sống dân cư nông thôn vẫn còn rất khó khăn. Chủ trương của Trung Ương Đảng về xây dựng nông thôn mói Trong những năm qua, nông nghiệp, nông thôn nước ta luôn nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình phát triển đã được thực hiện, tập trung vào hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như: Chương trình giống, chương trình khoa học công nghệ, chương trình khuyến nông, khuyến công..Những chương trình này đã có những đóng góp đáng kể đến phát triển nông nghiệp, qua đó nâng cao thu nhập và đòi sống của người dân nông thôn.
Nhưng khi đi vào xây dựng NTM thì chương trình, mục tiêu và bước đi đã có rất nhiều thay đổi so với các chương trình đầu tư trước đây về khu vực xã khó khăn và nông thôn trên cả nước, đó là chương trình phát triển tổng họp kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh trật tự, thể hiện một bước phát triển mới, sự sáng suốt tài tình của Đảng ta để nhân dân vừa phát huy vai trò làm chủ của mình vừa có sự hướng dẫn, chỉ đạo của chính quyền, của Nhà nước, điều. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền ở nông thôn phải được bàn bạc dân chủ, công khai, giáo dục thuyết phục, hướng dẫn nhân dân thực hiện và chấp hành các chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước; xây dựng đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị, có năng lực hoạt động tốt, đáp ứng được yêu càu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ừong giai đoạn mới.
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, HĐND - ƯBND tỉnh có các nghị quyết, quyết định chuyên đề về xây dựng NTM, huyện Sông Lô đã nhanh chóng thảnh lập và kiện toàn BCĐ xây dựng NTM của huyện với 31 thành viên do đồng chí Bí thư huyện ủy làm Trưởng ban; đồng chí Chủ tịch UBND huyện, Các Phó Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch uỷ ban mặt trận Tổ quốc huyện làm Phó ban; thành viên là các đồng chí lãnh đạo các phòng, ban, ngành, các cơ quan; thành lập tổ giúp việc BCĐ do đồng chí Trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện làm tổ trưởng và thành viên là các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên làm việc tại các phòng có các tiêu chí. Để các chủ trương của đảng bộ huyện đến được với cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM, Đảng bộ huyện Sông Lô lãnh đạo xây dựng NTM thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, cổ động việc thực hiện chủ trương xây dựng NTM, các cấp uỷ đảng trong huyện đã nhận thức sâu sắc xây dựng NTM là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện, sự phát triển của nông thôn là cơ sở quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, bảo đảm sự phát triển bền vững trong suốt quá trình CNH, HĐH đất nước. MTTQ các cấp trong huyện và các đoàn thể chính trị đã chủ động trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tàng lớp nhân dân thông qua các hội nghị sinh hoạt chi tổ hội về các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về Chương trình xây dựng NTM cùng vói việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đòi sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “5 không, 3 sạch”, “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng”, phong trào “thanh niên Sông Lô chung tay xây dựng NTM”, phong ừào “nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng”, phong trào “đoạn đường Cựu chiến binh tự quản”, phong trào.
Nhiều xã đã ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông nông thôn và đã có tác động tích cực, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân, nên đã huy động được sự tham gia của người dân và toàn xã hội, điển hình như: xã Đồng Thịnh, xã Nhạo Sơn, xã Yên Thạch, xã Lãng Công, xã Hải Lựu.., bên cạnh đó nhân dân nhiều xã trên địa bàn huyện đã tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, phá dỡ tường rào để làm đường. Bên cạnh đó các xã đã tích cực huy động nguồn lực đặc biệt là nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây mói và cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang nhà văn hoá các thôn, trong 5 năm tiến hành xây mới 16 nhà văn hóa thôn (thôn Tân Sơn, Bình Sơn, Liên. Sơn, Trung Sơn, Ngọc Sơn xã Như Thụy; thôn Giáp Thượng xã Đức Bác; thôn Phú Thịnh xã Tứ Yên; thôn Dân Chủ, Đoàn Kết, Trung Kiên xã Hải Lựu; Đoàn. Kết xã Lãng Công; Ngọc Bật xã Cao Phong; Ngạc Tân, Ngạc Thị, Dân Chủ, Khoan Bộ xã Phương Khoan); cải tạo nâng cấp nhà văn hóa thôn của các xã Lãng Công, Tân Lập, Đồng Thịnh, Đồng Quế, Nhạo Sơn, Yên Thạch, Cao Phong, Đôn Nhân ..làm mới 76 sân thể thao đơn giản ở 76 thôn thuộc các xã Đồng Thịnh, Đồng Quế, Nhạo Sơn, Tân Lập, Lãng Công, Hải Lựu, Yên Thạch. Cùng với việc kịp thời kiện toàn các cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương là việc tổ chức lại các hội, đoàn thể của dân thực sự là tổ chức của họ, đại diện cho họ giám sát các hoạt động của các cấp chính quyền, tổ chức đảng, bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai trong thôn, xã, giúp họ định hướng phát triển sản xuất, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tình làng nghĩa xóm, bảo đảm an ninh trong làng xã; giúp nhanh và thi đua làm giàu chính đáng.
Sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn mang nặng tính tự phát; liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp - nhà khoa học còn hạn chế; chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, việc tổ chức triển khai nhân rộng chỉ mới dừng lại ở một nhóm nhỏ tham gia, chưa mang tính chất lan tỏa, chưa tạo được số lượng hàng hóa lớn, chất lượng chưa cao và chưa đồng nhất theo yêu cầu của thị trường để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thức được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và xác định xây dựng NTM là sự nghiệp được thực hiện bền bỉ, lâu dài; nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia xây dựng NTM, nhiệt tình ủng hộ và tích cực tham gia thực hiện từ công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM và triển khai thực hiện các chương trình, dự án đảm bảo đúng tiến độ, trình tự thủ tục, yêu cầu về mặt kỹ thuật và huy động được nhiều nguồn vốn: vốn ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn đóng góp của dân bằng tiền, hiến đất và ngày công lao động.