MỤC LỤC
- Phân tích thực trạng phát triển của thị trường CCPS ngoại hối trên thế giới, đặc biệt có phân tích điển hình thị trường CCPS ngoại hối của một số nước cụ thể (bao gồm cả thị trường còn phát triển non trẻ đến thị trường đã có bề dày hoạt động); phân tích thực trạng phát triển thị trường CCPS ngoại hối của Việt Nam và đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế và đưa ra các nguyên nhân cho thực trạng này. - Dự báo và xác định xu hướng phát triển của các thị trường CCPS nói chung và thị trường CCPS ngoại hối trên thế giới, quan điểm về phát triển thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam; đồng thời trên cơ sở kết quả khảo sát các điều kiện phát triển thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam tác giả sẽ đưa ra các giải pháp phát triển thị trường hơn nữa thị trường CCPS ngoại hối.
- Phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, email các chuyên gia về công cụ phái sinh tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam như Vietcombank, Maritimebank, Techcombank, Vietinbank, BIDV, VIB về việc cung cấp các sản phẩm công cụ phái sinh ngoại hối, những thuận lợi khó khăn, những bất cập trong việc triển khai các giao dịch phái sinh ngoại hối tại các ngân hàng. - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp đối chiếu – so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng thị trường CCPS trên thế giới trong mối liên hệ so sánh, đối chiếu các đối tượng được phân tích với nhau; phân tích các điều kiện phát triển một số thị trường CCPS trên thế giới và Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp có tính khả thi giúp phát triển thị trường CCPS tại Việt Nam.
Tại Việt Nam cũng đã có một số các nghiên cứu về thị trường CCPS và CCPS ngoại hối, như Hồ Thúy Ái (2007) phân tích các ứng dụng công cụ ngoại hối phái sinh vào việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá, Việt Bảo (2007) phân tích về tình hình phát triển nghiệp vụ tài chính phái sinh ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Hương (2007) đề cập đến giải pháp kế toán nhằm phát triển thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam, Nguyễn Thúy (2008) bàn về việc phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam, hay Phạm Thu Thủy (2011) nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường công cụ phái sinh ở các nền kinh tế mới nổi và đưa ra những định hướng cho thị trường Việt Nam, Đinh Thị Thanh Long (2014) đề cập đến thực trạng giao dịch phái sinh ngoại hối tại Việt Nam. Một số nghiên cứu khác chỉ mới dừng lại ở cấp độ là Luận văn thạc sỹ và khóa luận tốt nghiệp đại học, như Bùi Thị Xuân (2010) bàn về ứng dụng các công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Lê Thị Khánh Phương (2009) phân tích các biện pháp phát triển công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam, Vũ Trần Thanh Long (2012) tìm hiểu về một số thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Nguyễn Hoàng (2011) và của Tổ chức Giải pháp thị trường Aberta, Canada (2003) là cơ sở và gợi ý quan trọng về các điều kiện phát triển thị trường CCPS nói chung; trên nền tảng đó, tác giả đã lựa chọn và phân tích kỹ các điều kiện quan trọng quyết định đến sự phát triển thị trường CCPS ngoại hối của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập vào thị trường tài chính toàn cầu. Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của tác giả, qua các công trình nghiên cứu kể trên chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng các CCPS ngoại hối trên thế giới và Việt Nam; các nghiên cứu trên chưa đánh giá toàn diện các điều kiện phát triển của thị trường các CCPS ngoại hối ở Việt Nam trong tương quan so sánh, đối chiếu với sự các điều kiện phát triển của thị trường CCPS ngoại hối của một số nước trên thế giới.
Nghiên cứu của Phạm Nguyễn Hoàng (2011) đã đề cập đến điều kiện hình thành và phát triển thị trường tương lại tại Việt Nam, tuy nhiên, chỉ mới nêu các điều kiện để phát triển thị trường đối với hợp đồng tương lai, bao gồm (1) điều kiện về thể chế, luật pháp, (2) điều kiện về kinh tế- tài chính, (3) điều kiện về kỹ thuật. - Dựa trên đánh giá các điều kiện phát triển thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam, tác giả đã đề xuất các giải pháp cụ thể, chặt chẽ và có tính khả thi theo các điều kiện đó để nhằm phát triển thị trường CCPS ngoại hối, đặc biệt là các giải pháp này gắn với bối cảnh Việt Nam đang gia nhập vào thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công cụ phái sinh phái sinh trên thị trường tài chính quốc tế và với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển hoạt động ngân hàng Việt Nam theo hướng hiện đại, các công cụ phái sinh đã từng bước xuất hiện tại thị trường Việt Nam: Đầu tiên là một số công cụ phái sinh tiền tệ (kỳ hạn, hoán đổi), tiếp đến là công cụ phái sinh lãi suất (hoán đổi, quyền chọn), công cụ phái sinh hàng hóa và gần đây là công cụ phái sinh tín dụng. Mặc dù vẫn biết rằng, thị trường bộ phận phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của toàn bộ hệ thống; nhưng do hầu hết các hoạt động của thị trường phi tập trung không được tiêu chuẩn hóa và việc quản lý hoạt động cũng không chặt chẽ và dễ giám sát như ở các sàn giao dịch nên thị trường phái sinh phi tập trung sẽ có nguy cơ dẫn dắt sai và nhiều khả năng gây hậu quả khôn lường cho toàn bộ thị trường và các nền kinh tế hơn.
Nguồn: Tổng hợp từ Annual report, Reserve Bank of India Ấn Độ tự đánh giá là thị trường công cụ phái sinh còn non trẻ bởi nhiều thành viên tham gia thị trường vẫn còn bỡ ngỡ với việc áp dụng các quy định, quy trình phù hợp, tuy nhiên thị trường công cụ phái sinh ở Ấn Độ có tốc độ gia tăng khá nhanh, đặc biệt là giao dịch quyền chọn chỉ số chứng khoán đã tăng từ 37.315 tỷ rupee năm 2008 lên đến 298.091 tỷ rupee năm 2013, tăng gấp gần 8 lần. Các đối tượng tham gia vào thị trường ngoại hối phái sinh bao gồm: (1) người tham gia nhằm mục đích quản lý rủi ro đối với tài sản cơ sở, gồm các công ty, doanh nghiệp có tài sản cơ sở cần phòng vệ; (2) người tạo thị trường là những người sẵn sàng niêm yết đồng thời giá mua và giá bán, không nhất thiết phải có rủi ro đối với tài sản cơ sở, gồm tất cả các NH thương mại, trừ các ngân hàng vùng địa phương (local area banks – LABs) và ngân hàng nông thôn vùng (regional rural banks -RRBs).
Nhiều giao dịch đang triển khai buộc phải dừng lại giữa chừng do Nhà nước không thể quản lý, chẳng hạn như Quyết định số 1820/NHNN-QLNH ban hành ngày 18/3/2009 trong đó quyền chọn chỉ được thực hiện giữa ngoại tệ và ngoại tệ, không được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và VND; hay như chưa cú quy định rừ ràng về kế toỏn đối với DN về phớ quyền chọn sẽ được ghi nhận như một khoản chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập DN, quy định về tỷ giá của NHNN vẫn còn tạo sự chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá trên thị trường. Trong chương 2, tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thị trường CCPS ngoại hối trên thế giới ở nhiều khía cạnh khác nhau (quy mô thị trường, các thành phần tham gia thị trường, sự đa dạng của các tài sản cơ sở, hệ thống luật và các văn bản. pháp lý), đồng thời cũng đã phân tích một số thị trường CCPS cụ thể như Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc để rút ra một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển thị trường CCPS tại Việt Nam.
Sở giao dịch hàng hóa Chicago (Chicago Board of Trade-CBOT) do những nhà sản xuất và buôn bán ngũ cốc thành lập từ năm 1848, Sở giao dịch New York (New York Mercantile Exchange) do những nhà sản xuất và buôn bán sữa thành lập năm 1872 và Sở giao dịch Chicago (Chicago Mercantile Exchange-CME) do những người sản xuất và buôn bán bơ và trứng thành lập năm 1898. Đầu năm 2013, Sở giao dịch chứng khoán Osaka và Sở giao dịch chứng khoán Tokyo đã hợp nhất thành Tập đoàn Sở Giao dịch Nhật Bản (Japan Exchange Group- JPE) với hy vọng sẽ tăng thu từ phí giao dịch nhờ vào việc cải tiến các tiện ích cho người dùng, tăng doanh thu niêm yết từ việc thu hút các doanh nhiệp IPO trong và ngoài nước tiến hành niêm yết trên sàn, mở rộng nhu cầu cho các dịch vụ thông tin, giảm chi phí hoạt động.
Ngoài ra, tại Quyết định số 366/2014/QĐ-TTg ngày 11/3/2013 về Phê duyệt đề án phỏt triển thị trường CKPS cũng nờu rừ, về dài hạn cỏc cụng cụ tài chớnh phỏi sinh tiền tệ cũng sẽ được tập trung giao dịch thống nhất trên Sở giao dịch chứng khoán với các CCPS chứng khoán và hàng hóa. Khi xây dựng và phát triển thị trường công cụ phái sinh sẽ hướng đến hoàn thiện cấu trúc thị trường các hàng hóa cơ sở, hỗ trợ sự phát triển bền vững các thị trường hàng hóa cơ sở, như thị trường thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa, tiền tệ và góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế nói chung.
Theo kết quả phỏng vấn của các NHTM Việt Nam, số lượng các sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng ra trường và đăng ký thi tuyển vào NH cũng rất nhiều, nhưng hầu hết các sinh viên này đều chưa đáp ứng được các yêu cầu về kỹ năng cứng (các kiến thức chuyên sâu về giao dịch phái sinh ngoại hối, quản trị rủi ro, định giá) và kỹ năng mềm (thái độ, kỹ năng làm việc với mọi người, khả năng giao tiếp và trình độ tiếng Anh) của các chuyên viên trong lĩnh vực phái sinh ngoại hối. Các công cụ phái sinh đã được NHNN chấp thuận triển khai thí điểm trong thời gian vừa qua, bao gồm phái sinh hàng hóa (kỳ hạn hàng hóa, tương lai hàng hóa, quyền chọn hàng hóa, hoán đổi giá cả hàng hóa); phái sinh lãi suất (quyền chọn lãi suất); phái sinh tín dụng (sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng (CLN), hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS)) và các công cụ phái sinh khác (tiền gửi cơ cấu gắn với dự đoán về biến động của các chỉ số trên thị trường, như giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá): tiền gửi song tệ, tiền gửi gắn kết đầu tư.
Do vậy, bản thân các doanh nghiệp phải thực sử chủ động và tích cực trong việc tìm hiểu và cập nhật các kiến thức về CCPS cũng như quy trình thực hiện công cụ này tại Việt Nam, nhằm phòng vệ rủi ro cho chính doanh nghiệp của mình; làm đa dạng các chủ thể tham gia thị trường, tăng tính thanh khoản cho thị trường; đồng thời góp phần thúc đẩy thị trường CCPS ngoại hối của Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó, để các cá nhân, doanh nghiệp hiểu được lợi ích của các công cụ phái sinh và sử dụng rộng rãi các nghiệp vụ này như một công cụ để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh do biến động của thị trường, các ngân hàng cần hợp lực đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu, tư vấn, đào tạo các nghiệp vụ phái sinh cho khách hàng thông qua các hội thảo, đào tạo, bản tin thị trường và các bài viết hỏi đáp về sản phẩm, phóng sự giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đối với giao dịch hoán đổi lãi suất, NHNN mới ban hành thông tư số 01/2015/TT- NHNN ngày 6/1/2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của NHTM và chi nhánh NH nước ngoài, theo đó, sản phẩm hoán đổi lãi suất không còn được định nghĩa riêng mà được xem là một sản phẩm phái sinh lãi suất, bên cạnh các sản phẩm phái sinh lãi suất khác là kỳ hạn lãi suất và quyền chọn lãi suất. Các cơ quan chính phủ cần hỗ trợ, phối hợp với các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính cung cấp công cụ tài chính phái sinh đề ra chiến lược phát triển thị trường để dần dần tiến tới chuyên nghiệp hóa các giao dịch phái sinh, đưa các công cụ này trở nên quen thuộc và phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp, giới đầu tư và các tổ chức tài chính.