Phát triển hiệu quả hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu

− Hệ thống lại cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng. − Phõn tớch, đỏnh giỏ, làm rừ thực trạng phỏt triển hoạt động này trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam từ đó tìm ra các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển hoạt động mua bán – sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam. − Từ những hạn chế và nguyên nhân đã tìm ra được ở chương 2, khóa luận đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động này trong giai đoạn năm 2016 – 2020.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Kết cấu của khóa luận

Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng

Thực trạng phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam

Giải pháp phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn năm 2016 – 2020

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN - SÁP NHẬP NGÂN HÀNG

Mua bán – sáp nhập trong ngân hàng

Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập. Hoạt động mua lại và sáp nhập về cơ bản có cùng bản chất là sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều chủ thể riêng biệt, thông qua đó, các ngân hàng đạt được lợi ích kinh tế nhờ tăng quy mô, giảm chi phí, mở rộng thị trường… Tuy nhiên, tùy vào chiến lược từng ngân hàng, tình hình tài chính, thuế và cả những ảnh hưởng văn hóa giữa các thành viên có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại giao dịch. Để hòa nhập văn hóa ngân hàng sau hợp nhất và để tránh những xung đột văn hóa tiềm tàng, ban hành ngân hàng sau hợp nhất phải tiến hành tuyên truyền định hướng về các chính sách, chế độ liên quan tới toàn bộ nhân viên ngân hàng tham gia hợp nhất, đồng thời xây dựng cho ngân hàng mới một chiến lược hòa nhập văn hóa doanh nghiệp với tầm nhìn mới để có thể lôi cuốn toàn bộ nguồn nhân lực ngân hàng vào những sứ mệnh lớn hơn những lợi ích và văn hóa cục bộ trước đây của mình.

Phát triển mua bán – sáp nhập trong ngân hàng

Sự cần thiết phải phát triển mua bán – sáp nhập trong ngân hàng Hoạt động mua bán - sáp nhập mang lại rất nhiều lợi ích đối với cả nền kinh tế và các tổ chức tín dụng cụ thể là các ngân hàng, do vậy việc phát triển hoạt động này đóng vai trò quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ngược lại các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào một quốc gia thông qua hoạt động M&A cũng nhận lại được nhiều giá trị kinh tế và hiệu quả hơn, bởi hoạt động M&A cho phép các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tận dụng những lợi thế sẵn có và giảm các chi phí thâm nhập thị trường. M&A góp phần hình thành nên những tổ chức mới, những tập đoàn phù hợp và hoạt động có hiệu quả trong tình hình mới, từ đó gia tăng các động lực tích cực cho phát triển kinh tế, góp phần cải thiện cơ cấu và độ mở, sự gắn kết và khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của mỗi ngân hàng nói riêng, của nền kinh tế nói chung.

Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nó thực hiện một số chức năng không thể thay thế đó là: cung cấp nguồn lực ban đầu cho ngân hàng có thể duy trì hoạt động khi ngân hàng mới thành lập, là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, phòng ngừa rủi ro kinh doanh cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay, bao nhiêu đồng vốn đang được tính toán và phân loại vào nợ quá hạn trên 100 đồng cho vay. Nếu chủ thể ngân hàng sau M&A giữ được tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp và ổn định sẽ làm tăng uy tín, niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng, tăng khả năng huy động vốn, xa hơn là quản lý rủi ro thanh khoản được nâng cao, đóng góp không nhỏ vào sự ổn định của nền kinh tế.

Do đó, hoạt động M&A không chỉ làm tăng thị phần mà còn giúp cho ngân hàng sau M&A có thêm được nhiều loại hình dịch vụ để cung cấp cho khách hàng và rủi ro của ngân hàng cũng sẽ được hạn chế bởi nguồn thu sẽ được gia tăng từ các sản phẩm dịch vụ khác nhau. Các chính sách, qui định, đạo luật liên quan đến hoạt động M&A như luật ngân hàng, luật đầu tư hay luật cạnh tranh… nếu được xem xét xây dựng một cách có khoa học, đầy đủ, rành mạch sẽ tạo một khung pháp lý vững chắc thúc đẩy hoạt động thâu tóm sáp nhập phát triển. Đối với ngân hàng mạnh có tiềm lực tài chính như doanh thu, lợi nhuận cao, đồng thời quy mô vốn lớn, các ngân hàng sẽ dễ dàng thực hiện các thương vụ mua lại, thâu tóm ngân hàng yếu hơn để tăng thị phần, chiếm lĩnh và tăng uy thế trên thị trường ở một khu vực, hay vùng lãnh thổ.

Một tổ chức tài chính với năng lực quản trị rủi ro yếu kém, phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn trong việc điều hành và quản trị nguồn vốn, nguồn lực của ngân hàng sẽ có xu hướng quan tâm tới hoạt động mua bán và sáp nhập, coi đây là một giải pháp hữu ích cho việc nâng cao năng lực quản trị ngân hàng.

Kinh nghiệm mua bán – sáp nhập trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Bởi, thông qua M&A, các tổ chức tài chính lớn mua lại các tổ chức tài chính đang gặp vấn đề và hỗ trợ các tổ chức tài chính này giải quyết các khó khăn như vấn đề thanh khoản, các khoản nợ quá hạn…từ đó tổ chức đang gặp khó khăn sẽ tránh được rủi ro phải tuyên bố phá sản, đóng cửa ngân hàng. Trước đó, với mục tiêu chính của là luôn đứng đầu tại ngành ngân hàng nội địa Mỹ, Bank of America đã thông qua hàng loạt thương vụ thâu tóm trong đó có việc mua lại chi nhánh ngân hàng ABN Amro tại Bắc Mỹ và tập đoàn ngân hàng tài chính Lasalle với trị giá 21 tỷ đô la Mỹ, mua lại đại gia thẻ tín dụng MBNA với giá 35 tỷ. Tuy nhiên có thể thấy được rằng, sự thành công của các thương vụ M&A trên được quyết định rất lớn bởi trình độ quản lý, kinh nghiệm hoạt động, sự minh bạch rừ ràng của hệ thống luật phỏp cũng như cỏc chớnh sách mà ngân hàng trung ương ở các nước này thực hiện.

Với mục tiêu chủ động giải quyết nhanh các vụ M&A đạt hiệu quả cho xã hội và nền kinh tế, Quốc hội dành cho FDIC những thẩm quyền đặc biệt để đạt được mục tiêu đó (bất kể luật pháp có quy định khác) được phép toàn quyền tiếp nhận và thanh lý tài sản của tổ chức nhận tiền gửi thuộc diện M&A mà không chịu sự chi phối của cổ đông, Tòa án các cấp hay các cơ quan kiểm soát khác [22]. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng cung cấp những dịch vụ tương đối giống nhau dẫn đến kết cục nhiều tài khoản ngân hàng được mở mà không có giao dịch, lợi nhuận biên ngành ngân hàng bị giảm sút, các khoản nợ quá hạn, nợ xấu làm xói mòn tài sản của các ngân hàng. Các biện pháp chính được thực hiện là: tăng thêm các luật và quy định về tài chính (tiếp theo luật sáp nhập các tổ chức tài chính năm 2000, năm 2001 Ðài Loan đã thông qua Luật tập đoàn tài chính), thành lập các công ty quản lý tài sản để xử lý nhanh những khoản nợ xấu và chuẩn hóa các tiêu chuẩn về phân loại nợ xấu và trích dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế (có hiệu lực từ 2005).

Từ 1995 đến 1998, hơn 2000 hợp tác xã tín dụng thành thị được sáp nhập vào 88 NHTM cấp thành phố theo các nguyên tắc: đánh giá tài sản và vốn, xóa các khoản nợ xấu, ước tính khoản vốn đóng góp ròng và khuyến khích sự tham gia của các cổ đông mới. Ngoại trừ một số bên bán tiềm năng có được sự tư vấn ngay từ đầu, không ít bên bán trước khi đi tới quyết định về giao dịch, ra sức củng cố công ty mình với hi vọng tài sản hay vốn sẽ được mua với giá cao hơn và giao dịch được thực hiện thuận lợi hơn. Bên bán cần có một kế hoạch khi muốn thực hiện một giao dịch và phân bố các việc cần làm trong từng thời gian cụ thể, xác định những việc cần thực hiện, bỏ những công việc không thực sự cần thiết để tận dụng thời điểm kiếm được bên mua tiềm năng.

Khi tiến hành sáp nhập, bên mua phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp như các quy định của luật pháp về độc quyền, thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán, phân chia lợi nhuận, tính toán các vấn đề hậu sáp nhập làm sao cho giá trị ngân hàng ngày càng tăng để hấp dẫn nhà đầu tư.