MỤC LỤC
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản chi phí phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, khoản phụ cấp và các khoản phải trích theo lương (BHXH, BHYT,KPCĐ). - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất nhưng không kể đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị, chi phí quản lý tại phân xưởng….
Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh. − Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng): bao gồm tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi phân xưởng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung mà doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất cho một đơn vị hay một khối lượng sản phẩm nhất định.
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất sản xuất, quy trình công nghệ, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp, loại sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Việc xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp cho các nhà quản trị có được thông tin cho việc lập báo cáo tài chính theo đúng niên độ, phục vụ tốt cho việc ra quyết định và đánh giá đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức thường được áp dụng nếu doanh nghiệp xây dựng được định mức tiêu hao chi phí cho từng loại sản phẩm và các định mức này ít biến động.
Đây là phương pháp thường được áp dụng trong trường hợp một quy trình công nghệ mà kết quả sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính đồng thời thu được sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thụ). Sau khi tính được tổng giá thành thực tế của một loại hay một nhóm sản phẩm chính thì giá thành thực tế đơn vị của một loại sản phẩm sẽ được tính tương tự như phương pháp giản đơn hoặc phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ.
Trong những năm đầu thành lập công ty đơn thuần làm nhiệm vụ mua và cung ứng, mua bán uỷ thác hàng xuất nhập khẩu của công ty trong nước, hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, bắp, đậu nành, mè vàng, tôm,… Hàng nhập khẩu là vật tư nguyên liệu chiếm 30% đã tạo nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp như: phân URÊ, DAP, NPK, thuốc trừ sâu và một số mặt hàng tiêu dùng khác. Để mở rộng kinh doanh thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với tiềm năng lao động, đất đai công ty mở rộng liên doanh, trao đổi hàng hoá với các tỉnh bạn để huy động hàng xuất khẩu nhất là gạo cao cấp, hợp tác với Camphuchia, TP.HCM,… để khai thác nguồn lâm sản như gỗ, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su,… Hàng năm công ty có thể xuất khẩu đạt từ 40.000 tấn – 60.000 tấn gạo và trên 30.000 tấn nông sản khác.
Ngoài ra công ty còn có 6 xí nghiệp chế biến lương thực được bố trí ở các vùng trọng điểm sản xuất lúa nông sản, có nhiệm vụ chủ yếu là thu mua & chế biến lúa gạo để tiêu thụ và 8 cửa hàng ở các thành phố. - Để đáp ứng ngày càng cao những đòi hỏi về mặt số lượng cũng như chất lượng của thị trường từ năm 1990 đến nay công ty đã xây dựng hệ thống các nhà máy xay xát lúa, trạm thu mua cơ động theo từng thời điểm đã tạo nên mạng lưới có khả năng thu mua rộng khắp.
=> Trong suốt quá trình hoạt động, Angimex đã khẳng định được sức mạnh của mình trên tất cả các phương diện về kinh nghiệm lãnh đạo, về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, về tài chính..và có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra công ty đã sử dụng hệ thống nối mạng thông tin nội bộ nên việc truyền đạt thông tin giữa các phòng ban, giữa công ty với các đơn vị trực thuộc được thực hiện một cách nhanh chóng giúp cho việc tham mưu cho ban giám đốc thật dễ dàng.
Với đặc điểm kinh doanh là loại hình công ty sản xuất lớn, bộ máy tổ chức kế toán tập trung phù hợp với tình hình thực tế ở công ty, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và bảo đảm sự thống nhất giữa các bộ phận kế toán. Vì vậy, khi giá cả trên thị trường biến động, công ty phải thu mua lượng nguyên liệu với giá rất cao, mà chi phí nguyên liệu lại chiếm phần lớn trong giá thành sản phẩm.
− Về cơ cấu nguồn vốn: nhìn vào bảng phân tích ta thấy tỷ lệ nợ năm 2008 cao hơn so với năm 2007 và cũng chiếm khá lớn trong tổng nguồn vốn, do phải quay vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty tăng trưởng mạnh, mặc dù là tỷ lệ nợ vẫn còn cao nhưng công ty cũng đã có những chính sách thanh toán hợp lý, đảm bảo vòng quay vốn có hiệu quả được biểu hiện qua các chỉ số về khả năng sinh lợi của công ty.
Tính giá thành sản phẩm sản xuất là quá trình tập hợp tất cả các chi phí thực tế phát sinh như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính giá thành, còn tính giá thành sản phẩm đấu trộn tức là gạo mua về đã qua chế biến, khi cần chỉ xuất kho để đấu trộn Ở bài này chỉ tính giá thành của công đoạn sản xuất không đề cập đến giá thành của sản phẩm đấu trộn. Thông thường vào cuối mỗi tháng, các chứng từ như phiếu xuất – nhập kho nguyên liệu, bảng thống kê thành phẩm, bảng tính lương nhân viên và biên bản sản xuất ở mỗi phân xưởng, nhà máy sẽ được gửi về phòng kế toán công ty, kế toán giá thành tiến hành tổng hợp tất cả các chi phí sản xuất thực tế phát sinh vào các tài khoản tương ứng TK 621, TK 622, TK 627, đồng thời kết chuyển vào TK 154 – chi phí sản xuất dở dang và tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
Cho nên để quản lý tốt và kiểm soát chặt lượng hàng tồn kho tại phân xưởng, công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên việc hạch toỏn chi phớ sản xuất cũng theo phương phỏp kờ khai thường xuyờn để theo dừi kịp thời và chặt chẽ lượng hàng hoá luân chuyển nhằm chủ động trong việc sản xuất. Để thực hiện tốt tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu, doanh nghiệp sử dụng rất nhiều loại chứng từ như: hóa đơn mua hàng, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, thẻ kho, biên bản sản xuất, biên bản đấu trộn…tại công ty, trình tự lập, phê duyệt, và luân chuyển chứng từ luôn được thực hiện một cách có hệ thống.
Tại công ty Angimex kế toán tập hợp vào khoản mục chi phí sản xuất chung những chi phí có tính chất phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng hay xí nghiệp như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài…. Hàng tháng, khi phát sinh chi phí, kế toán xí nghiệp sẽ kiểm tra chứng từ có liên quan rồi chuyển cho ban quản đốc phân xưởng xét duyệt, nếu tất cả các chứng từ đã hợp lệ thì tiến hành lập phiếu chi chuyển cho thủ qũy thực hiện việc chi tiền.
Do đặc điểm riêng của ngành sản xuất chế biến gạo là nguyên liệu gạo được đưa vào hộc để chế biến liên tục và khi kết thúc quá trình sản xuất sẽ cho ra gạo thành phẩm và các sản phẩm phụ nên không có sản phẩm dở dang. Và số lượng gạo nguyên liệu xuất đi sản xuất ở các phân xưởng cũng không giống nhau nên việc tính đơn giá xuất kho sẽ được thực hiện vào cuối tháng theo phương pháp bình quân gia quyền sau đó mới tính ngược lại cho từng đối tượng.
Mặt khác, công ty thực hiện việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đảm bảo cung cấp thông tin một cách cần thiết và dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lý, đáp ứng tốt việc hạch toán thuế GTGT một cách chính xác. Công tác kế toán giá thành được thực hiện đều đặn hàng tháng, việc tiến hành luôn đảm bảo đúng nguyên tắc, luôn bám sát và phản ánh thực tế chi phí của quá trình sản xuất, sự thay đổi của giá thành sản phẩm một cách kịp thời.
Cụ thể là trong chi phí sản xuất còn chưa thật sự hợp lý ở việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp vì công ty đã trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất của công ty mang tính thời vụ nên việc hạch toán như vậy không ảnh hưởng đến tổng chi phí tiền lương trong năm mà chỉ là không phản ánh được đúng bản chất của giá thành.
Khuyến khích nhân viên sử dụng tiết kiệm những chi phí như chi phí điện thắp sáng, điện thoại…tránh sử dụng lãng phí những chi phí không cần thiết. Công ty cần có những chính sách thi đua sản xuất phù hợp góp phần thúc đẩy khả năng thi đua tăng gia sản xuất giữa các phân xưởng, tăng năng suất lao động, khuyến khích công nhân làm việc có hiệu quả hơn.