MỤC LỤC
Việt Nam đưa dự án CDM vào dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và đã có những chính sách miễn hoặc giảm thuế suất thu nhập doanh nghiệp, dự án CDM được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được để phục vụ sản xuất của dự án. Một trong những lợi ích mà mọi người đều thừa nhận rằng đó là: Việc hấp thu CO2 của rừng làm chậm lại quá trình nóng lên toàn cầu do có thể giảm được một số lượng đáng kể CO2 thông qua buôn bán CREs giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, từ đó ngăn chặn biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp.
• Mục tiêu và hoạt động: Tái trồng rừng ở rừng nhiệt đới và những vùng đất cao và kết hợp giữa nông nghiệp và lâm nghiệp trên những mảnh đất nhỏ của nông dân. (Theo cách tính của Tiến sĩ Joseph Romm - Uỷ viên cao cấp tại Mỹ) 1.5.2.1 Dự án Lâm nghiệp cộng đồng và sự lưu trữ Cacbon thí điểm tại Scolel Te – Chiapas – Mexico.
Phương pháp lập ô, đo đếm và phân tích cácbon trong rác hữu cơ trên mặt đất đã được phát triển một cách cơ bản và được giới thiệu bởi nhiều tổ chức quốc tế, IPCC, FAO, Văn phòng Quốc gia về khí nhà kính Australia, Canada… và rất nhiều các tổ chức và tác giả khác (IPCC, 1997; McKenzie et al., 2000; IPCC, 2003). Mặc dù hầu hết cácbon được hấp thụ bởi các hệ sinh thái trên mặt đất là qua lá và hấp thụ cácbon phần lớn nằm trên sinh khối trên mặt đất, hơn một nửa cácbon hấp thụ được sẽ chuyển xuống dưới mặt đất thông qua rễ và các quá trình phân hủy, tiết dịch của rễ kết hợp với lá và gỗ rơi rụng xuống đất.
● Cơ chế Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD): Đây là cơ chế mới được khởi xướng và đang nhận được sự ủng hộ to lớn của cộng đồng Quốc tế. Hiện nay REDD đang được xem xét ở nhiều mô hình sử dụng đất khác nhau như giảm phát thải từ phá rừng, chuyển đổi rừng, các hoạt động sử dụng đất phù hợp nhằm tăng trữ lượng các bon.
Hiện cơ chế này đang được tiến hành thử nghiệm ở nhiều quốc gia như Indonesia, Brazil, Việt Nam, vv. ● Cơ chế các bon tự nguyện: Đây cũng là một tiềm năng lớn trong việc thương mại giá trị các bon của rừng.
− Đây là dự án tái trồng rừng đầu tiên của Việt Nam với sự hợp tác giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VFU) và Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái rừng và Môi trường - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã được đăng ký là Dự án Trồng rừng/Tái trồng rừng theo Cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) trong khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) theo Nghị định thư Kyoto. − Vùng dự án được triển khai thực hiện tại 5 vùng riêng biệt của 2 xã Xuân Phong và Bắc Phong với tổng diện tích 309 ha rừng và trồng trong chu kỳ 17 năm, gồm hai loại cây có khả năng nâng cao chất màu cho đất và điều kiện môi trường là keo tai tượng và keo lá chàm. b) Mục tiêu của dự án. − Thứ nhất, mục tiêu cơ bản của dự án là tái trồng rừng ở vùng đất trống đồi trọc không thể sản xuất, nơi rừng đã bị chặt phá để canh tác từ trước những năm 1980, từ đó giúp phục hồi vùng đất bị suy thoái. − Thứ hai, giảm lượng khí carbon trong sinh quyển: đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của dự án. Trồng rừng tạo ra các bể hấp thụ cacbon, từ đó làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. − Thứ ba, tăng thu nhập cho các hộ nhờ sản xuất gỗ và bán tín chỉ carbon. Đây là một mục tiêu xuyên suốt trong quá trinh thực hiện dự án. Cáchộ cá thể lâm nghiệp tại huyện Cao Phong sẽ tham gia vào các hoạt động tái trồng rừng và được hưởng lợi từ việc bán gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp khác trong tương lai. 2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại hai xã thuộc huyện Cao Phong. a) Thứ nhất về khí hậu và thủy văn:. − Hai xã Xuân Phong và Bắc Phong thuộc tỉnh Hòa Bình, nằm trong khu vực khớ hậu nhiệt đới giú mựa. Khớ hậu chia làm hai mựa rừ rệt: mựa mưa và mựa mưa. − Như vậy có thể nói rằng khí hậu và chế độ thủy văn của hai xã ở đây khá phù hợp với sự phát triển cho ngành lâm nghiệp thông qua các hoạt động như trồng rừng và tái trồng rừng. b) Thứ hai về độ che phủ của thảm thực vật. − Hầu hết các khu vực đất để trồng rừng được bao phủ bởi lớp cỏ lùn, dương xỉ và bụi cây thuộc loại thảm thực vật Ia, Ib (theo phân loại của Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam – FIPI). Ngoài ra còn có một số loại cây như cây cỏ lào. Đây là một trong những thuận lợi để trồng rừng tại đây vì có các lớp thực vật tầng thấp giữ cho đất tơi xốp và giữ được độ ẩm cho cây phát triển. c) Thứ ba về tình hình sử dụng đất:. − Theo số liệu điều tra năm 2005 cho thấy tình hình sử dụng đất của hai xã thuộc huyện Cao Phong cho thấy tiềm năng đất dành cho lâm nghiệp đang là rất lớn. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp cho hai xã Xuân Phong và Bắc Phong được cho bảng dưới đây:. Bảng 2.6: Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của hai xã Xuân Phong và Bắc Phong Xã Bắc Phong Xã Xuân Phong. • Xã Bắc Phong có diện tích đất rừng chiếm 59% so với tổng diện tích đất tự nhiên với 35 % diện tích đất rừng chưa sử dụng. • Xã Xuân Phong có diện tích đất rừng chiếm tới 90% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất rừng chưa sử dụng chiếm tới 75 %. − Là hai xã thuộc miền núi, thuộc diện nghèo của tỉnh có tiểm năng về nguồn lao động. Họ chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên rất thật thà, chăm chỉ. Điều tra chỉ ra rằng, những người dân nơi đây rất quan tâm và tích cực tham gia vào các hoạt động trồng rừng cũng như tham gia vào các dự án phát triển kinh tế xã hội khác. e) Cuối cùng là cơ sở hạ tầng và tập tục văn hóa – xã hội. − Hai xã được chọn tuy ở xa trung tâm nhưng có hệ thống trường học, trạm xá, bưu điện và nhà văn hóa. Mạng lưới điện quốc gia về đến hai xã, giúp cho cải thiện mức sống của những người dân bản địa. Bên cạnh các khó khăn - trở ngại khách quan từ các dự án AR-CDM nói chung đã được đưa ra ở phần trên, dưới đây sẽ đề cập đến một vài khó khăn chủ quan tại nơi thực hiện dự án tại hai xã thí điểm tại huỵện Cao Phong:. a) Về vị trí địa lí và thổ nhưỡng. − Đất tại địa điểm nghiên cứu là đất feralit được tạo thành từ macma, đ phiến sét, đá cát và đá vôi. Đất có độ sâu hơn 50 cm và các loại đất này đểu trong tình trạng suy thoái và xói mòn nghiêm trọng, vì trong một thời gian dái ở đây rừng đã bị mất. − Hầu hết các mẫu đất mùn quan sát thấy khá mỏng, dưới 10 cm. b) Về cơ sở hạ tầng và văn hóa xã hội.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỊCH VỤ HẤP THỤ CO 2 TRONG DỰ ÁN AR-CDM TẠI CAO PHONG –
Khái quát về một số lợi ích do dự án đem lại Các lợi ích của dự án đem lại được tổng hợp dưới đây
Để tính B2 (lợi ích từ bán CERs) ở đây, tác giả đã dùng kịch bản giá bán trung bình cho mỗi tín chỉ CER, tức là 5 USD/tCO2e. Đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng theo CDM ở Cao Phong, sử dụng phương pháp CBA. Để đánh giá hiệu quả của dự án AR-CDM, ta có thể đánh giá thông qua một số các tiêu chí như hiệu quả về kinh tế, hiệu quả về môi trường và xã hội, và các phương pháp có thể sử dụng tương ứng cho mỗi tiêu chí này. Chi tiết được tóm tắt dưới bảng sau:. Tiêu chí Các phương pháp có thể sử dụng. Hiệu quả về mặt kinh tế • Phương pháp phân tích chi phí lợi. Hiệu quả về mặt môi trường • Phương pháp liệt kê số liệu. • Phương pháp danh mục đơn giản. • Phương pháp ma trận đơn giản. • Phương pháp phân tích chi phí lợi ích. • Phân tích định tính. Hiệu quả về mặt xã hội • Dựa vào các báo cáo tài chính để phân tích định tính hiệu quả về mặt xã hội do dự án đem lại. Nguồn: Tác giả tổng hợp. Trong phạm vi chuyên đề tốt nghiệp này tác giả sẽ sử dụng phương pháp CBA để phục vụ quá trình phân tích của mình. Đế nhấn mạnh lợi ích của một dự án trồng rừng theo CDM, ta sẽ phân tích hiệu quả tài chính trong hai trường hợp khi triển khai theo CDM và không theo CDM. Trước hết ta xét trường hợp dự án không thực hiện theo CDM. Xác định chi phí. Chi phí của dự án bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, chi phí trong quá trình thực thi dự án và các chi phí hành chính, phát sinh khác. Theo tài liệu dự án: “Báo cáo giữa kì - Nghiên cứu năng lực xúc tiến của AR-CDM tại Việt Nam”, dự án có một số loại chi phí sau:. Chi phí trồng rừng: chi phí để mua con giống, mua phân bón và chi phí trả cho lao động. Chi phí trồng cỏ: chi phí thuê nhân công, chi phí phân bón và chi phí đất đai. - Chi phí khai thác gỗ, chặt cây và chi phí cho Quỹ xã hội:. Khi chặt cây, khai thác và vận chuyển gỗ cũng cần phải có một lượng nhân công làm công việc này, do vậy phải mất một khoản chi phí trả công cho họ. Bên cạnh đó công tác khuyến lâm cũng khá quan trọng, vì vậy cũng phải chi trả một khoản cho những người thực hiện công việc này. Dự án cần có một Quỹ xã hội đứng ra để quản lí công việc tài chính của dự án, vì vậy cần phải trả lương cho các nhân viên của Quỹ, đồng thời cũng phải mua trang thiết bị văn phòng - chi phí này được tính là chi phí hàng năm của dự án. - Cuối cùng là chi phí dự phòng, khoản này là phần tính thêm khi có sự biến động về giá cả hay chi phí phát sinh thêm. • Chú ý : Để tính được các loại chi phí dưới đây, chúng ta lấy các đơn giá như sau:. Để tính toán được các chi phí này, chúng ta sử dụng phương pháp giá thị trường để tính toán. Số liệu các chi phí dưới đây tác giả được thừa kế từ tài liệu dự án: “Báo cáo giữa kì – Nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam”. Các chi phí đều được tính cho toàn bộ 16 năm dự án. Chi tiết được thể hiện trong bản dưới đây:. Bảng 3.9: Chi phí dự án khi không áp dụng theo CDM. Kí hiệu Các loại Chi phí Phương pháp tính toán Chi phí C I. Chi phí đầu tư ban đầu của dự án C1. Chi phí trồng rừng - Chi phí nhân công - Chi phí nguyên vật liệu. Giá thị trường. Chi phí trồng cỏ. - Chi phí lao động và đất đai - Chi phí phân chuồng - Chi phí bón phân. Giá thị trường. Chi phí khai thác, lương trả cho. Ban quản lí Quỹ xã hội C3. Chi phí khai thác, chi phí khuyến lâm:. - Chi phí khai thác. - Chi phí khuyến lâm. Giá thị trường. cả các mục). Nguồn:Tác giả tính toán từ số liệu tổng hợp ở trên (chi tiết xem ở Phụ lục 4) Khi có tính đến các chi phí liên quan đến ta thẩy rằng lợi ích ròng qua các năm đầu tiên là khá thấp. Năm đầu tiên của dự án có lợi ích ròng dương, nhưng hai năm sau đó lại có lợi ích âm. Vì đây là giai đoạn cây đã trưởng thành nên lợi ích thu từ bán lâm sản có giá trị cao hơn cũng như khối lượng bán được nhiều hơn. Bên cạnh đó khả năng hấp thụ CO2 của rừng lớn hơn các năm trước, do vậy mà giá trị thương mại từ việc buôn bán CER là lớn nhất trong các năm. Các chỉ tiêu Giá trị. Nguồn: Tác giả tính toán. Ta nhận thấy là, nếu toàn bộ lượng CO2 bị hấp thụ có thể bán được từ dự án với giá 5 USD thì lợi ích thu được khá lớn. Mặt khác NPV>0, IRR>r và BCR>1, thì dự án vẫn có thể chấp nhận được khi có tính đến các chi phí liên quan đến CDM cũng như lợi ích thu được từ CERs. Điều này chứng tỏ rừng lợi ích thu được từ bán CER không phải là nhiều. Cũng cần phải chú ý rằng, đây là một dự án tái trồng rừng theo cơ chế sạch, mục tiêu chính của dự án là các lợi ích về môi trường, lợi ích về kinh tế chỉ là lợi ích đi kèm nên lợi ích thu được từ bán CERs không phản ánh hết được các lợi ích mà dự án này đem lại. Như vậy dự án trồng rừng ở Cao Phong theo CDM là một dự án mang lại rất nhiều lợi ích. Việc thực hiện bất kì một dự án nào cũng có thể gặp phải những rủi ro do các biến cố của thị trường, biến động về giá, thay đổi tỷ lệ lãi suất, chính sách .. Những rủi ro này sẽ làm thay đổi các kết quả tính toán được, tức là làm thay đổi tính khả thi của dự án. Do đó chúng ta cần xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến tính khả thi của dự án. Từ đó sẽ tìm được yếu tố nào gây ra biến động lớn nhất, để lựa chọn phương án đầu tư an toàn, rủi ro thấp cho dự án. Đối với dự án này, phân tích độ nhạy sẽ dựa trên các ảnh hưởng cúa các yếu tố:. • Tỷ lệ chiết khấu thay đổi. • Giá bán CERs thay đổi. b) Phân tích độ nhạy đối với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu.