MỤC LỤC
Thực tế cho thấy, Nhật Bản vẫn luôn là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam và trong quan hệ hợp tác kinh tế nói chung, thương mại nói riêng, Việt Nam vẫn còn có nhiều điều kiện tranh thủ sự hợp tác của Nhật Bản để phát triển, bởi Nhật Bản đến nay vẫn là một nước lớn, tiềm lực kinh tế mạnh trong khu vực châu Á và trên thế giới. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập của Nhật Bản mang tính chất bổ sung chứ không phải cạnh tranh với Việt Nam: Nhật Bản xuất khẩu những mặt hàng mang nhiều hàm lượng vốn và công nghệ, những mặt hàng mà Việt Nam không có lợi thế hoặc chưa sản xuất được, Nhật Bản nhập khẩu những mặt hàng thô chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, mà đây chính là thế mạnh của Việt Nam. Thứ nhất, do trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu theo cơ chế thị trường của VIệt Nam còn thấp so với một số nước châu Á khác, trong khi đó thị trường Nhật Bản lại là một thị trường rất khắt khe, khó tính về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh kiểm dịch…Vì thế nhìn chung hàng hóa của nước ta tuy đã vào thị trường Nhật Bản song uy tín và sức cạnh tranh còn yếu kém, thậm chí phải nhượng bộ, thua kém các đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia….
Mặc dù thuế quan thấp nhưng là thị trường bảo hộ chặt chẽ bởi rào cản kỹ thuật rất nghiêm ngặt như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội( không sử dụng lao động cưỡng bức, lao động trẻ em…).Hiện tại, EU vẫn đang áp dụng giấy phép nhập khẩu và hạn ngạch đối với nhiều loại hàng hoá, trong đó có giày dép, dệt may, nông sản. Quỹ Hỗ trợ Tín dụng xuất khẩu cần sớm thụ7c hiện bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho người xuất khẩu hàng hoá vào Nga và Đông Âu theo phương thức “Nhà nước dianh nghiệp cùng làm”, xây dựng một số Trung tâm tiêu thụ hàng hoá, hỗ trợ, tận dụng cộng đồng người Việt để đưa hàng vào Nga và Đông Âu, tạo một số cơ sở sản xuất tại chỗ…. Một điểm cần lưu ý là toàn bộ các nước trong khu vực, kể cả những nước đã từng phát triển theo lối kế hoạch hóa tập trung, đều đã áp dụng cơ chế thị trường và hiện đang có sự gắn kết với nhau thông qua việc hình thành các liên minh kinh tế khu vực như khối liên minh quan thuế Nam châu Phi, khối các nước sử dụng đồng Franc ở Tây Phi, khối Maghreb tại Bắc Phi, khối các nước vùng Vịnh, Hiệp hội SAFTA… Thương mại giữa các nước trong khối được áp dụng những ưu đãi đặc biệt.
- Hợp tác với Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cung cấp các thông tin về thị trường Nhật Bản cho các doanh nghiệp Việt Nam và các thông tin về thị trường Việt Nam cho các doanh nghiệp Nhật Bản. - Xúc tiến kí Hiệp định thương mại song phương với Nhật Bản để có thể hạ thấp một số hàng rào phi thuế quan như các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh sản phẩm đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. - Hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, bám sát các khách hàng cũ, phát triển các khách hàng mới. Khai thác triệt để đặc điểm của các hãng Nhật Bản thường là các hãng đa ngành để gắn xuất với nhập không chỉ trong phạm vi một công ty, mà có sự phối hợp giữa các công ty trong cùng một Bộ, một địa phương. - Các doanh nghiệp cần tăng cường tìm hiểu các thông tin có liên quan đến phương thức phân phối, thủ tục xin dấu chứng nhận chất lượng JIS, JAS và Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập. khẩu của Nhật. Đây là việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và thực phẩm, mặt hàng mà ta có thế mạnh. Ngoài ra, cần hết sức quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư để “xuất khẩu trở lại”. Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam và còn rất nhiều tiềm năng để khai thác, đặc biệt là sau các chuyến thăm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian gần đây. Cơ cấu nhập khẩu hàng Việt Nam của Trung Quốc khá đa dạng song vẫn tập trung vào một số nhóm hàng chủ yếu là cao su, thuỷ sản, hạt điều, rau quả và các loại khoáng sản thô. Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ buôn bán giữa hai nước, cần thực hiện theo các phương hướng sau:. ) Khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy nhanh xuất khẩu hàng hóa (trừ hàng cấm, hàng có điều kiện) sang Trung Quốc bằng con đường chính ngạch, tiểu ngạch, mậu dịch, phi mậu dịch.. với thủ tục đơn giản tối đa. Riêng mặt hàng cao suđã thực hiện cơ chế đầu mối, mặt hàng than có thể nghiên cứu cho phép xuất khẩu tiểu ngạch, nhất là đối với than cám số 10. ) Phát triển mạnh buôn bán chính ngạch với Trung Quốc. Các công ty cần thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, tiếp cận trực tiếp với các địa phương và hãng kinh doanh lớn. ) Cho phép các doanh nghiệp vận dụng nhiều phương thức thanh toán: bằng ngoại tệ mạnh, bằng Nhân dân tệ, bằng Việt Nam đồng, đổi hàng (trừ hàng cấm hoặc kinh doanh có điều kiện) qua ngân hàng hay không qua ngân hàng. Yêu cầu là xuất được hàng và thu được tiền, hạn chế rủi ro trong thanh toán. ) Xây dựng và thống nhất với Trung Quốc danh mục hàng hóa xuất - nhập khẩu giữa hai nước gồm những mặt hàng đã từng xuất sang Trung Quốc hay bị Trung Quốc hạn chế (như cao su, than đá..). ) Nghiên cứu cơ chế thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch lớnhoặc xuất khẩu được những mặt hàng khuyến khích xuất khẩu. Trong thời gian tới, để thúc đẩy hơn nữa những quan hệ thương mại với EU ( trước hết với những nước thành viên quan trọng như : Đức, Pháp, Anh, Italia ), doanh nghiệp của ta cần phải năng động hơn, đa dạng mặt hàng, tăng chất lượng, tìm hiểu luật lệ của EU, nắm bắt cơ hội và phân phối tốt giữa các doanh nghiệp trong quan hệ buôn bán với EU. Bên cạnh đó, để mở rộng xuất khẩu vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng các luồng tiêu thụ hàng qua các kênh như: các siêu thị lớn, công ty chuyên doanh, các công ty nhập khẩu, công ty cung ứng và đại lý bán hàng… Phải luôn quan tâm đến việc thu thập, cập nhật thông tin về thị trường và bạn hàng, Chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm để tiếp cận bạn hàng và nắm bắt thông tin về thị trường hiếu khách hàng.
Hoa Kỳ vẫn là một trong những thị trường quan trọng nhất của Việt Nam xét tại thời điểm hiện nay lẫn tiềm năng trong tương lai, cần tích cực khai thác để có thể mở rộng qui mô xuất khẩu, đặc biệt là đối với một số mặt hàng như dệt may, giày dép, thuỷ sản, đồ gỗ, máy móc thiết bị điện, điện tử, hạt điều, cao su, đồ gốm sứ và đồ mũ nón, vali, túi xách.
Còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đa phần đều rất yếu trong các khâu xúc tiến thương mại, kể cả ở trong nước lẫn quốc tế. Hệ thống đo lường và quản lý chất lượng sản phẩm của Việt Nam còn một khoảng cách khá xa với thế giới, chính điều này dẫn đến việc nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam nhưng xuất sang các nước khác thì bị trả hàng, tệ hơn nữa là bị kiện, gây ra hậu quả lâu dài. Đẩy mạnh giáo dục, nâng cao cả về chất lẫn về lượng đội ngũ tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện nay.
Nhiều hạn chế đã nêu ở trên đều do xuất phát điểm của Việt Nam thấp, lại thêm giáo dục kém chất lượng, do vậy nâng cao giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu của Việt Nam.