MỤC LỤC
Trường hợp thời hạn trả nợ ngắn hơn thời gian thu tiền của PAV, doanh nghiệp sẽ không có tiền để trả nợ đúng hạn; ngược lại, định kỳ hạn nợ dài hơn thời gian thu tiền của PAV, doanh nghiệp sẽ tạm thời sử dụng tiền nhàn rỗi vào mục đích khác nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn; đến hạn trả nợ vay ngân hàng, doanh nghiệp sẽ khó sắp xếp đủ nguồn tiền thanh toán và dễ xảy ra tình trạng khoản vay đó trở thành nợ quá hạn hoặc nợ xấu. Nguyên nhân chủ quan: Rủi ro tín dụng phát sinh do trong quá trình phân tích, thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng; CBTĐ chưa thấu hiểu luật pháp trong nước và quốc tế; thiếu kinh nghiệm về phân tích kế toán doanh nghiệp nên không phát hiện sự không phù hợp trong các BCTC; xây dựng phần mềm quản lý tín dụng không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với công tác tín dụng… dẫn đến sai lầm trong cho vay.
- Kiểm tra, xác minh những thông tin: Các nguồn thông tin như hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng, Trung tâm thông tin tín dụng CIC, đối tác của khách hàng, các TCTD khác, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, báo cáo nghiên cứu, hội thảo chuyên đề hoặc từ các phương án/kế hoạch SXKD cùng loại… CBTĐ có thể sử dụng để đối chiếu, làm cơ sở để phân tích, đánh giá và kết luận thẩm định. Thời gian thu hồi và thanh toán công nợ luôn tiềm ẩn tính hai mặt: Biểu hiện tốt nếu doanh nghiệp có lợi thế trong đàm phán với đối tác nên được chậm trả tiền hàng đầu vào (thời gian trả nợ dài) và đầu ra được thanh toán nhanh chóng (thời gian thu hồi công nợ nhanh); biểu hiện xấu trong trường hợp doanh nghiệp có khả năng tài chính kém nên chính sách bán hàng không được linh hoạt (phải thu tiền nhanh) hoặc nợ phải trả kéo dài.
Hiện nay, Agribank CN Đà Nẵng có trụ sở tại 23 Phan Đình Phùng, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng; là đơn vị hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/7/2007 của Chủ tịch HĐQT Agribank Việt Nam, về ban hành Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam. Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của bộ phận Tín dụng và Giám đốc các chi nhánh cấp dưới, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền; Quản lý hồ sơ, phối hợp với các phòng chuyên đề khác để thực hiện quy trình tín dụng;. Bởi vì, hoạt động kinh doanh chủ yếu trên địa bàn thuộc dải đất eo hẹp nhất của Việt Nam, thời tiết khắc nghiệt, mưu sinh vất vả, quanh năm lại với nhiều nỗi lo phải gánh chịu khó khăn do ảnh hưởng thiên tai, con người miền Trung có đặc tính là thận trọng, ít liều lĩnh, nên hoạt động marketing của các doanh nghiệp để kích thích tiêu dùng trên địa bàn hoạt động có phần trở ngại.
Tuy nhiên, khi quy trình tồn tại ở hai bộ phận khác nhau, Chi nhánh cũng rất khó thực hiện quản trị đầy đủ và khoa học đối với hoạt động thẩm định; bởi vì Chi nhánh chưa có quy định về xử lý những khác biệt giữa ý kiến đề xuất cho vay của bộ phận Tín dụng và Thẩm định; bộ phận nào là quyết định về việc cho vay, trong khi Lãnh đạo phê duyệt BCTĐ cuối cùng chỉ là một người (Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách tín dụng chung). Điều tra, thu thập thông tin về doanh nghiệp và phương án vay Ngoài những thông tin thu thập từ bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của doanh nghiệp, CBTD thu thập, xác nhận thông tin bằng cách: đi thực tế tại nơi làm việc, nơi SXKD của doanh nghiệp để tìm hiểu thêm thông tin về năng lực quản lý doanh nghiệp; tình trạng nhà xưởng, công nghệ kỹ thuật hiện có; tình hình hoạt động SXKD để đánh giá tính khả thi của PAV; đồng thời kiểm tra, xác minh thông tin thông qua hồ sơ vay trước đó, lịch sử tín dụng của doanh nghiệp (nếu có) và Trung tâm Thông tin tín dụng CIC (thông tin về dư nợ). Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, CBTD chưa quan tâm đến việc phải xem xét các chỉ tiêu được chấm điểm có phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp hay không; và đánh giá rủi ro tín dụng kết hợp với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ như: Rủi ro tín dụng thấp nếu doanh nghiệp xếp loại AAA-AA-A, rủi ro tín dụng ở mức trung bình khi doanh nghiệp xếp loại BBB-BB, rủi ro tín dụng cao nếu xếp loại doanh nghiệp là B-CCC-CC-C-D.
Hiện nay, công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với KHDN của Agribank CN Đà Nẵng đang tồn tại 2 quy trình: Một quy trình thực hiện thông qua hai bộ phận Tín dụng và Thẩm định đối với PAV đề nghị vay vốn lần đầu và PAV có mức trên 2 tỷ đồng, một quy trình chỉ thực hiện tại phòng Tín dụng đối với các PAV còn lại. Hơn nữa, CBTD thiếu khả năng trong việc lập luận, phân tích, đánh giá nên một số nội dung thẩm định kết thúc ở việc liệt kê số liệu; hoặc có trường hợp phát hiện những bất hợp lý trong các BCTC nhưng lại thiếu kỹ thuật phân tích kế toán doanh nghiệp nên chấp nhận số liệu do doanh nghiệp cung cấp. Chưa thực hiện kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cán bộ thẩm định Trong công tác tuyển dụng cán bộ hàng năm (từ 2010-2012), Chi nhánh chỉ căn cứ các tiêu chuẩn chung về trình độ chuyên môn thuộc ngành ngân hàng, không có tiêu chí ưu tiên giành cho những người dự tuyển có kiến thức chuyên môn hoặc kinh nghiệm về các lĩnh vực như: kế toán tài chính doanh nghiệp, ngoại thương, kỹ thuật… Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng phân tích, đánh giá của cán bộ trong quá trình thẩm định.
Từ năm 2012, Agribank cũng là địa chỉ được chú trọng nhất trong việc thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và NHNN tại Thông báo số 198/TB-NHNN ngày 09/7/2012 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Chính vì vậy, Agribank Việt Nam giao nhiệm vụ cho các chi nhánh trực thuộc hệ thống phải tiếp tục chủ động trong việc nghiên cứu, triển khai và thực hiện tốt các chính sách tín dụng của NHNN và Agribank; hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động SXKD; mở rộng tín dụng, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với an toàn hệ thống; Tập trung các biện pháp để kiểm soát chất lượng tín dụng. Trên cơ sở đó, toàn Chi nhánh tập trung tăng trưởng hoạt động cho vay ngắn hạn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có phương án/kế hoạch SXKD hiệu quả, ưu tiên các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, trên cơ sở thẩm định kỹ càng, chặt chẽ, đảm bảo thu hồi nợ đầy đủ, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Để giảm thấp mức độ ảnh hưởng của thị trường, hạn chế tình trạng nợ phải trả đến hạn một cách ồ ạt, CBTĐ cần phân tích chiến lược quản lý nguồn vốn, đó là sự đa dạng của nợ ngắn hạn gồm nhiều loại kỳ hạn khác nhau, tăng nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn, đồng thời là việc chủ động điều chỉnh kết cấu các nguồn vốn phù hợp yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện các quy định phân loại tài sản có theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 do Thống đốc NHNN ban hành, Agribank CN Đà Nẵng phải phân loại theo phương pháp định lượng, đối với những tài sản có vi phạm phân vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn, thực hiện điều chỉnh việc phân loại phù hợp tình hình thực tế để làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng và xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp. Trong kế hoạch đào tạo, chi nhánh cần phối hợp với các đơn đơn vị có liên quan nhằm tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định được tham gia học tập các lớp, các buổi nói chuyện, trao đổi của các chuyên gia kinh tế, tài chính trong và ngoài ngành tổ chức; học hỏi những phương thức, nội dung mới cấp cao hơn để có những nhận định và dự đoán về tình hình phát triển kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế, đặc biệt là những lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp hoặc giám tiếp đến các hoạt động SXKD của các doanh nghiệp.
Xây dựng quy trình thẩm định chung, kèm theo các phụ lục hướng dẫn cụ thể về thẩm định từng lĩnh vực kinh tế, ngành nghề, loại hình doanh nghiệp, địa bàn hoạt động…Nội dung các Phụ lục có hướng dẫn cụ thể các bước thẩm định, cách thu thập thông tin, đơn vị phối hợp, hỗ trợ, tư vấn nghiệp vụ, dự đoán rủi ro cho việc đưa ra quyết định tín dụng. Để khắc phục những tồn tại này, Agribank cần quy định cụ thể về thời gian thẩm định cho vay ngắn hạn, có phân biệt riêng đối với KHDN, kết hợp những khung thời gian phù hợp với từng loại PAV, mức cho vay và tính phức tạp của PAV; hoặc quy định mức thời gian thẩm định chung về cho vay KHDN, và yêu cầu các Chi nhánh Agribank phải xây dựng các khung thời gian thẩm định cụ thể phù hợp với mức độ đơn giản hay phức tạp của từng khoản vay, phân loại khách hàng doanh nghiệp. Chẳng hạn như: sai phạm trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng không đầy đủ; thiếu trách nhiệm trong quá trình thu thập thông tin; cố tình làm sai lệch kết quả thẩm định để cho vay các PAV kém hiệu quả…Mục đích là để cán bộ tham gia công tác thẩm định ý thức về tính tuân thủ, trách nhiệm của mình trong từng công đoạn thẩm định cho vay.