Đánh giá chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư đóng mới tàu hàng khô 12.500 DWT tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

MỤC LỤC

Thẩm đinh dự án đầu tư đóng mới tàu hàng khô 12.500 DWT Chủ đầu tư: Công ty cổ phần VTB Hải Âu

Đánh giá về chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch

Quá trình xem xét này lại được đặt trong tổng thể các mối quan hệ biện chứng giữa các nội dung với nhau theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết để tiến hành dự báo, ước lượng các thông số cơ bản, từ đó tiến hành đánh giá tài chính theo hệ thống các chỉ tiêu dựa trên nguyên tắc đảm bảo giá trị thời gian của tiền. Thẩm định tổng dự toán vốn đầu tư đã có nhiều cải thiện theo hướng chính xác và đầy đủ hơn, thông số chi phí của dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, chi phí sản xuất ban đầu nhất là vốn lưu động, chi phí lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tư được chú trọng bổ sung đảm bảo sự chính xác của dòng tiền dự án và hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả. Trước đây khi đánh giá dự án thường chỉ quan tâm đến khía cạnh tài chính mà không đánh giá về tình hình doanh nghiệp, từ đó dễ dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian đầu tư hay việc gặp khó khăn trong việc thu hồi khoản cho vay vì không năm bắt được tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh hay tư cách, năng lực quản lý của doanh nghiệp.

Còn hiện nay, nguồn thông tin đã được hỗ trợ nhiều từ các tài liệu phân tích trong nước, ngoài nước, thông tin thị trường, các văn bản luật và nhất là việc sử dụng thông tin qua Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia CIC của Ngân Hàng Nhà Nước là một kênh thông tin đáng tin cậy, cập nhật và đầy đủ về tình hình hoạt động, diễn biến dư nợ của khách hàng. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì phương pháp thẩm định tài chính dự án vẫn còn một số hạn chế trong việc đánh giá rủi ro dự án, trong các dự án mới chỉ sử dụng phương pháp triệt tiêu rủi ro và phương pháp phân tích độ nhạy để phân tích rủi ro trong khi bản thân phương pháp vẫn còn nhiều hạn chế vì việc đánh giá các yếu tố, mức độ tác động hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định của cán bộ tín dụng, mang tính chủ quan nhiều. Quy trình, nội dung, hệ thống chỉ tiêu phân tích đã được nghiên cứu và cải thiện nhiều nhưng đôi khi việc thực hiện, tiến hành theo quy trình, hệ thống chỉ tiêu lại không được thực hiện đầy đủ, mang tính thủ tục, nhiều khi chấp nhận một cách thụ động con số, chỉ tiêu do dự án đưa ra mà không có sự kiểm tra, phân tích tỉ mỉ.

Thứ ba là việc xác định lãi suất chiết khấu của dự án, trong các dự án chưa thực sự quan tâm đến chi phí vốn của chủ đầu tư mà đều chấp nhận lãi suất chiết khấu là lãi suất do ngân hàng dự tính, thực chất lãi suất chiết khấu phải được ước tính bằng số trung bình của chi phí sử dụng vốn của các bên. Thứ tư đó là việc ít quan tâm thẩm định lại khía cạnh kỹ thuật của dự án mà thường chấp nhận các thông số đưa ra, ít có sự định giá lại; trong khi đó khía cạnh kỹ thuật sẽ quyết định công suất hoạt động, chi phí máy móc thiết bị, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, thời gian khấu hao, chi phí vận hành. Yêu cầu đặt ra của công tác thẩm định dự án đối với một cán bộ tín dụng không chỉ dừng lại ở việc biết tính toán các hiệu quả tài chính dự án mà đòi hỏi có một kiến thức tổng hợp về tất cả các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính của dự án, bên cạnh đó phải biết phân tích, dự báo rủi ro, nắm bắt được những thay đổi của thị trường.

Việc áp dụng các phần mềm tính toán trong phân tích hiệu quả tài chính là công cụ quan trọng để nâng cao độ chính xác, rút ngắn thời gian thẩm định, hiện nay mới chỉ áp dụng chủ yếu là phần mềm Excel để thiết lập các bảng tính, trong khi đó phần mềm áp dụng cho công tác đánh giá rủi ro lại đang còn hạn chế, chưa có một phần mềm đặc dụng để đánh giá rủi ro trong các dự án như phần mềm Risk Master, phân tích tình huống, phương pháp mô phỏng Monte Carlo. Tuy nhiên, nguồn thông tin do dự án cung cấp từ hồ sơ xin vay vốn, từ luận chứng kinh tế - kỹ thuật và nhất là các bản báo cáo tài chính không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác tình trạng thị trường, tình hình hoạt động của doanh nghiệp bởi bản thân công tác thu thập thông tin của các doanh nghiệp đang còn rất hạn chế, mang tính chất ước lượng, thủ tục;. Không những thế các thông tin này luôn luôn biến đổi, nhất là thông tin về doanh thu, chi phí; khi phân tích tín dụng các cán bộ tín dụng thường căn cứ trên những số liệu cũ, nếu không xử lý các thông tin, không thu thập thêm các thông tin từ thị trường và thiếu khả năng phân tích báo cáo tài chính và dự báo rủi ro thì kết quả thẩm định sẽ thiếu khách quan, không đáng tin cậy.

Công tác quy hoạch được coi như là người chỉ đường cho định hướng phát triển của nền kinh tế, cho từng vùng, địa phương, cho từng ngành và từ đó xây dựng nên các định mức, tiêu chuẩn để tiến hành xây dựng dự án, tuy nhiên những định hướng đó vẫn chưa mang tính cụ thể, chủ trương của nhiều cơ quan ban ngành lại vẫn thường xuyên tồn tại nhiều mâu thuẫn dẫn đến tình trạng đầu tư chồng chéo, đầu tư theo phong trào mà không quan tâm tới tính khả thi của ngành, địa phương ví dụ như việc yếu kém trong công tác quy hoạch cảng thêm vào đó các địa phương lại đua nhau xây dựng nên dẫn đến tình trạng các cảng mới thì không sử dụng hết công suất mà các cảng lớn cũ. Thứ hai là việc các ban ngành chưa quan tâm tới việc xây dựng một hệ thống thông tin thị trường, giá cả, thông tin về các chỉ số phát triển của từng ngành, thông tin rủi ro trong hệ thống ngân hàng nên vẫn chưa có cơ sở so sánh, đánh giá cho công tác thẩm định, dẫn đến tình trạng nhiều dự án treo vì không nắm bắt được thông tin thị trường. Các nội dung trong phân tích tài chính còn nhiều thiếu sót như dự tính tổng vốn đầu tư, dự tính khả năng tài trợ dự án bằng vốn chủ sở hữu nhiều khi còn quá thấp, nhất là việc các phân tích hiệu quả tài chính vẫn đang còn khá sơ sài, chưa nhận thức đúng về các khái niệm giá trị thời gian của tiền, lãi suất chiết khấu, dòng tiền phù hợp, đôi khi còn nhầm lẫn giữa dòng tiền dự án với lợi nhuận kế toán.

Ngoài năng lực về vốn đối ứng, không ít doanh nghiệp còn cố tình đưa ra những bản báo cáo tài chính không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp mà chỉ nhằm tạo dựng lòng tin ở phía ngân hàng như việc khai khống giá trị vật tư hàng hoá, tài sản, sử dụng tài sản để thế chấp vay nhiều nơi hoặc vay nơi này trả nơi khác mà không công khai. Qua quá trình tìm hiểu, phân tích trên cho thấy hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SGD tuy đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể nhưng vẫn không tránh khỏi những vướng mắc cần giải quyết, những hạn chế đó bắt nguồn từ cả phía ngân hàng lẫn phía doanh nghiệp và nguyên nhân khách quan mang tính vĩ mô.