MỤC LỤC
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2.6 tỷ người (49% dân số thế giới) tham gia sản xuất nông nghiệp và chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển. Mặc dù diện tích lúa ngày càng bị thu hẹp do những thay đổi về khí hậu, xói mòn và công cuộc phát triển công nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, nhưng lúa vẫn là cây trồng chủ lực và góp phần quyết định đến an ninh lương thực của mỗi quốc gia và toàn thế giới, nhất là những nước ở châu Á, đặc biệt là các nước kém và đang phát triển.
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng Trung Quốc đã tiến hành áp dụng những tiến bộ về công nghệ sinh học trong sản xuất lúa. Thu hẹp sản xuất, sản xuất một lượng nhất định, bảo tồn những giống hiệu quả kinh tế thấp có Hiệu quả xã hội (là những giống đặc sản, cổ. truyền được sử dụng trong các dịp lễ, tết…).
Phương pháp này dùng để so sánh điều kiện, tình hình, kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các tiêu thức đã được phân tổ như giữa các giống lúa, giữa các Vùng… đồng thời đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Tham khảo ý kiến của cán bộ huyện, xã, các đội trưởng sản xuất, nông dân, kỹ sư từ Viện nghiên cứu, các đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp, những người bán buôn, bán lẻ sản phẩm lúa gạo, những người am hiểu, có kinh nghiệm trong sản xuất trên địa bàn huyện.
(Nguồn : Phòng thống kê huyện Hải Hậu cung cấp năm 2009) Tuy nhiên, trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa Tám thấp hơn so với những giống lúa mới, đồng thời sản phẩm lúa Tám hiện nay không còn được thị trường tin tưởng nữa do mất đi những đặc tính về chất lượng như trước đây, vì thế sản xuất lúa Tám như hiện nay có những vấn đề như: giống đã bị lẫn và thoái hóa, năng suất lúa không cao, khó bố trí lịch canh tác vì thời gian sinh trưởng dài, do chất lượng lúa giảm nên giá lúa Tám có phần giảm, các khâu bảo quản và chế biến của người nông dân không được tốt. Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là địa danh nổi tiếng với các giống lúa Tám thơm và gạo Tám xoan đặc sản được tiêu thụ nhiều vùng trong cả nước, nhưng hiện nay lúa Tám xoan đặc sản đang phải đối mặt với những vấn đề như năng suất và chất lượng bị suy giảm do nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, người tiêu dùng mất lòng tin với gạo Tám xoan đặc sản.
Hoạt động tiểu thủ công nghiệp và hệ thống dịch vụ cũng phát triển mạnh như nghề chế biến muối Iot, nước mắm, nghề chế biến đồ gỗ cao cấp, dệt chiếu, chế biến lúa gạo… Hệ thống thương mại phục vụ đời sống như cung ứng vật tư, hàng tiêu dùng, dịch vụ vận chuyển phát triển mạnh đáp ứng được những nhu cầu của người dân. Vấn đề cơ sở hạ tầng nông thôn và lĩnh vực đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao, hiện nay với 90% đường trong huyện, xã, xóm đã được trải nhựa, 99,9% số nhà mái ngói, mái bằng, toàn huyện có 85 trường học được xây dựng kiên cố với 1550 lớp học.
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT LÚA TÁM XOAN ĐẶC SẢN TẠI HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH.
Diện tớch nuụi trồng thủy sản trong huyện trong những năm qua tăng khỏ rừ, ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu đã xây dựng đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh, tích cực chỉ đạo, khuyến khích chuyển đổi một số diện tích đất trũng trồng lúa hiệu quả thấp và một số đất làm muối sang nuôi trồng thủy sản. Phương thức chăn nuôi đa dạng, nuôi đa con, đa tầng, tận dụng tối đa diện tích mặt nước, trên bờ trồng màu kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm đã tăng thu nhập trên đơn vị diện tích giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập ổn định.
Các mô hình kết hợp giữa nuôi thủy sản với chăn nuôi gia súc gia cầm được áp dụng trên tất cả các vùng chuyển đổi đem lại hiệu quả kinh tế cao nhiều hộ cho thu nhập cao hơn 2- 3 lần trồng lúa. Qua bảng 12 và bảng 13 ta thấy, cơ cấu giống lúa mùa của Huyện Hải Hậu khác nhiều so với cơ cấu giống lúa chung của toàn tỉnh Nam Định ở chỗ tỷ lệ diện tích trồng lúa lai so với tổng diện tích của huyện Hải Hậu.
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2010) Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đặc biệt không thể thay thế được. Đối với ngành nghề - kinh doanh, vùng 1 có thu nhập cao hơn, vùng này có một số ngành nghề đan lát, kinh doanh thóc gạo tương đối phát triển.
Đối với các giống lúa Tám xoan đặc sản, hiện nay trên địa bàn huyện thì vùng 2 là vùng được trồng với cơ cấu diện tích chiếm 10,3% tương đương với 0,79 sào/hộ, vùng này chủ yếu là trồng lúa Tám xoan có năng suất khá và chất lượng gạo ngon nhất trong các loại lúa Tám trồng trên địa bàn huyện. Để phát triển lúa Tám xoan đặc sản thì cần có sự kết hợp giữa người nông dân và sự quan tâm hơn nữa của chính quyền các cấp trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tạo ra giống lúa Tám xoan đặc sản có năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần phát triển và bảo tồn nguồn gen đặc sản lâu đời tại địa phương.
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010) Lúa Tám xoan đặc sản có thời gian sinh trưởng dài, do vậy chi phí công lao động và chăm sóc cao hơn các giống lúa khác khoảng từ 7 - 8 công lao động/ sào trong khi các lúa khác chỉ mất khoảng 6 - 7 công lao động/sào. Để đảm bảo năng suất, chất lượng và để xây dựng thương hiệu lúa Tám xoan đặc sản Hải Hậu với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất lúa Tám xoan đặc sản của huyện, các hộ nông dân tham gia Hiệp hội sản xuất lúa Tám xoan tuôn theo các quy trình kỹ thuật của Hiệp hội như: Đất đai, ruộng cấy, yêu cầu về các biện pháp kỹ thuật từ khi.
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2010) Qua bảng trên ta thấy, trong các giống lúa như Tạp Giao, Khang dân, Nam Định, Bắc Thơm là những giống lúa có hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là Tạp Giao, Khang Dân, tỷ lệ trồng luá Bắc thơm là cao nhất (25,8%) do đời sống của người dân được nâng cao nên người tiêu dùng thích ăn những loại gạo thơm và mềm. Và để xác định tiềm năng sản xuất lúa Tám xoan đặc sản bên cạnh việc nghiên cứu tiềm năng đất đai thì việc nghiên cứu tiềm năng năng suất, giá cả, tiềm năng về quản lý và thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, xác định thị hiếu, nhu cầu của sản phẩm lúa Tám xoan đặc sản nhằm đưa định hướng phát triển sản phẩm giống lúa Tám xoan đặc sản.
Bên cạnh đó việc xác định tiềm năng sản xuất cây trồng còn phải tính đến yếu tố xã hội như: Tập quán canh tác, tập quán sử dụng sản phẩm, chính sách chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, quốc gia, hiệu quả sản xuất, thực trạng và sự phát triển cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội của các cây trồng khác như khi các ngành nghề trong nông thôn, công nghiệp , thương mại – dịch vụ phát triển mang lại thu nhập cao hơn so với sản xuất nông nghiệp thì người nông dân có xu hướng sẽ sản xuất ít đi dành thời gian nhiều hơn cho công việc có thu nhập cao hơn. Việc đánh giá tiềm năng vốn trong sản xuất đối với từng ngành, từng sản phẩm cụ thể như lúa Tám xoan đặc sản là một phạm vi rất rộng, cần so sánh hiệu quả sử dụng vốn giữa lúa Tám xoan đặc sản với các giống lúa khác, khả năng huy động vốn để đầu tư vào sản xuất…Nếu so sánh chi phí sản xuất lúa Tám xoan đặc sản với các giống lúa khác, thì mức độ chênh lệch là không đáng kể và chi phí cho sản xuất lúa thường thấp hơn so với các ngành sản xuất khác nhưng thời gian thu hồi vốn chậm hơn do chu kỳ sản xuất dài.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA TÁM XOAN ĐẶC SẢN.
+ Về giống: Đẩy mạnh việc tiếp thu chọn lọc ứng dụng các tiến bộ khoa học về các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao, thường xuyên khảo sát, tuyển chọn nhằm bổ sung hoàn thiện cơ cấu giống tối ưu theo từng vùng sinh thái và từng mùa vụ, sử dụng giống lúa Tám xoan đặc sản đã được chọn lọc để cấy đại trà. Cần nghiên cứu để bảo tồn giống lúa Tám xoan đặc sản có hiệu quả kinh tế thấp có nguy cơ bị thay thế bởi các giống lúa khác có năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhưng đây là nguồn gen (nguồn tài nguyên) vô cùng quý đối với quốc gia, giống lúa này đã tồn tại ở địa phương nhiều năm, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.