Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex

MỤC LỤC

Năng suất lao động

Chỉ tiêu này phản ánh một người làm ra bao nhiêu đồng doanh thu trong năm. Chỉ tiêu này phản ánh một người làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong năm.

Mức lợi nhuận trên doanh thu

Mức lợi nhuận trên doanh thu cho ta biết nếu có một đồng doanh thu thì sẽ có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu mức lợi nhuận trên doanh thu quá thấp thì sẽ không tốt cho doanh nghiệp điều đó cho thấy rằng doanh thu của nó quá thấp, chi phí quá cao hoặc cả hai.

Lợi nhuận trên tài sản có (ROA)

Mức lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng chia lợi nhuận ròng sẵn có cho doanh thu.

MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG VÀ PHẠM VI SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 1. Bộ máy quản lý của Công ty

Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức

  • Hệ thống các phòng chức năng và các xưởng sản xuất Công ty tổ chức hệ thống các phòng chức năng và sản xuất như sau

    - Thực hiện kế hoạch đào tạo và tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên tài chính trong công ty, đồng thời, tổ chức nghiên cứu từng bước áp dụng những thành tựu của công nghệ tin học trong công tác tài chính, hạch toán kế toán thống kê của công ty nhằm tăng hiệu năng công tác quản lý và tham mưu. - Phân tích hoạt động kinh tế thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, phát hiện những lãng phí và những thiệt hại đã xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, những sự trì trệ trong sản xuất kinh doanh để có biện pháp khắc phục, đảm bảo kết quả hoạt động và doanh lợi của công ty ngày càng tăng.

    TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY 1. Cơ cấu lao động

    Trình độ lao động

    Với số lao động có trình độ phổ thông thì đa số là bộ phận lao động trực tiếp của Công ty, vì vậy, để sử dụng có hiệu quả đối với các loại máy móc thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại như ngày nay thì Công ty cần phải đào tạo công nhân của mình đạt một trình độ chuyên môn hơn. Bộ phận lao động gián tiếp của Công ty gồm nhiều bộ phận thuộc các phòng ban tiêu biểu như cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu mua,…Trình độ của bộ phận lao động gián tiếp này được thể hiện cụ thể thông qua bảng 1và biểu đồ 2, qua biểu đồ này, ta thấy rừ tổng số lao động của bộ phận lao động giỏn tiếp là 150 người.

    SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 1. Sản phẩm của công ty

    Quy trình công nghệ

    • Quy trình chuẩn bị nguyên liệu (sơ chế) 1. Khâu tiếp nhận

      Cá, tôm nguyên liệu theo dạng sản phẩm: Cá nguyên con, tôm nguyên con, tôm thịt, tôm vỏ… Tôm, cá được sản xuất trên dây chuyền riêng phù hợp với từng loại. Phân cỡ: Theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo yêu cầu của đơn đặt hàng, Thông thường có rất nhiều quy cách phân cỡ, tuỳ theo mỗi loại mà có cách phân cỡ khác nhau.

      PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX

      PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CAFATEX 1. Tình hình thị trường tiêu thụ thủy sản ở công ty Cafatex

      • Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Cafatex
        • Sản phẩm cao cấp 31,81
          • Sản phẩm cao cấp
            • Sản phẩm đôngblock
              • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty Cafatex

                Do đó, công ty Cafatex cần phải làm tăng tỷ trọng các mặt hàng như tôm sống, cá ngừ tươi, đông lạnh, các đặc sản khác và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường công tác thông tin thị trường, tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường Nhật. Thị trường EU là thị trường được nhiều doanh nghiệp của các nước quan tâm mở rộng trong thời gian tới, chính vì vậy, muốn giữ vững được thị trường này thì Công ty phải đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, hội thảo và gặp gỡ các doanh nghiệp để giới thiệu và quảng bá về sản phẩm, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam tại các thị trường lớn của EU như Tây Ban Nha, Pháp,…. Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng của công ty Cafatex Trong hoạt động kinh doanh việc đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty là yếu tố đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định được mức độ tăng trưởng và phát triển của đơn vị mình thông qua việc gia tăng sản lượng tiêu thụ thị trường, đồng thời cũng xác định được sự phát triển của Công ty.

                Từ bảng 6 và biểu đồ 3 cho thấy khi sản phẩm này tăng lên thì sản phẩm kia lại giảm xuống, đồng thời, sản phẩm cao cấp đóng vai trò quan trọng hơn sản phẩm đông block truyền thống nhưng không vì thế mà Công ty xem nhẹ sản phẩm đông block truyền thống.Vì vậy, Công ty cần phải có những phương pháp quảng cáo và phát triển sản phẩm để sao cho hai sản phẩm này tăng lên một cách đều đặn nhằm phát triển thị trường nội địa ngày càng mạnh. Sản phẩm cao cấp vào những năm trước có nhiều loại mặt hàng thủy sản đáp ứng được yêu cầu thị hiếu người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu, trong khi đó năm 2005, Công ty chỉ xuất khẩu các mặt hàng tôm đông và cá đông nên hạn chế rất nhiều và không thoả mãn được phần nào nhu cầu tiêu dùng cho người dân ở tại các thị trường này, vì vậy, doanh số của năm 2005 có giảm xuống. Hiện nay, tình hình xuất khẩu thủy sản dạng nguyên liệu cấp đông chiếm tỷ lệ cao nhưng chất lượng thủy sản của Công ty được đánh giá cao ở các thị trường xuất khẩu như Mỹ, Nhật Bản, EU,… do nguồn thủy sản của Công ty chủ yếu được khai thác từ các nguồn tự nhiên và từ những nơi nuôi trồng không bị ô nhiễm nên sản phẩm thủy sản của Công ty có tính bổ dưỡng cao.

                Đặc biệt, nhiều đối thủ cạnh tranh của Công ty đã đi vào đầu tư, mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu như Công ty TNHH Tuấn Anh đã nâng công suất hoạt động lên 10%, Công ty TNHH Nam Việt vừa đầu tư 10 triệu USD xây dựng thêm một nhà máy chế biến công suất trên 400 tấn cá filê/ngày, Công ty Agifishco đầu tư nhà xưởng và máy móc thiết bị với tổng trị giá là 62 tỷ đồng và đó là một lượng đầu tư rất lớn.

                BẢNG 3: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY CAFATEX (2003-2005) Đơn vị tính: tấn, 1000 USD
                BẢNG 3: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY CAFATEX (2003-2005) Đơn vị tính: tấn, 1000 USD

                PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAFATEX

                • Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Cafatex
                  • Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty

                    Mặc dù, năm 2004 là năm thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn do bị các vụ kiện bán phá giá làm cho nhiều doanh nghiệp trong ngành phải điêu đứng nhưng riêng Công ty Cafatex thì doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng cao, nguyên nhân là do Ban Giám đốc của Công ty đã có phương pháp nhạy bén, linh hoạt và rất hiệu quả trong kinh doanh khi đưa hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong điều kiện rất khó khăn. Ngoài ra, còn có những lý do khác đưa đến việc tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty, đó là do Công ty trong thời gian này đã gia tăng các mặt hàng có giá trị tăng cao, mở rộng sản xuất với nhiều mặt hàng và đồng thời, Công ty không những giữ vững thị trường cũ mà còn tìm được một số thị trường tiêu thụ mới và thị trường trong nước cũng được mở rộng. Nguyên nhân này chủ yếu là do tình hình sản lượng xuất khẩu sản phẩm đông block truyền thống (tôm đông block, cá đông block) và sản phẩm cao cấp (tôm đông, cá đông, nghêu..) giảm vì hiện nay nước ta chưa gia nhập WTO nên Công ty đã bị hạn chế phần nào về thuế khi xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài và phần mở rộng thị trường mới của Công ty hiệu quả chưa cao.

                    Vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của công ty, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như nguyên liệu, lao động, tài sản cố định,. Trong khi đó Công ty Cafatex thu mua nguyên liệu chủ yếu từ các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu,… mà hiện tại ở một số tỉnh có diện tích tôm nuôi bị chết khá lớn lại là: Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu…Từ đó, đã gây tâm lý hoang mang, không yên tâm sản xuất cho các doanh nghiệp và người nuôi tôm, nên các sự kiện này đã kéo theo giá thủy sản trong nước không ổn định, người nuôi lo ngại về giá cả và đầu ra, ảnh hưởng đến thị trường nguyên liệu cho chế biến xuất. Chi phí quản lý doanh nghiệp này bao gồm nhiều loại chi phí như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa tài sản cố định…Tất cả các chi phí này sẽ tăng lên hay làm giảm xuống phần lớn lợi nhuận của Công ty nếu không biết sử dụng đúng cách, hạn chế và tiết kiệm loại chi phớ này.

                    Công ty cần có những biện pháp để tiết kiệm khoản chi phí này như là hạn chế các phần chi phí tiếp khách, công tác phí, tính toán hợp lý khi thuê nhân công bảo quản, ngoài ra, Công ty định kỳ tổ chức các buổi tổng vệ sinh để cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty tham gia và tự bảo quản lấy tài sản trong Công ty.

                    BẢNG 9: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAFATEX
                    BẢNG 9: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAFATEX