MỤC LỤC
Dhh- Định mức hao hụt (nếu có). Từ công thức cân đối có thể xác định được nhu cầu mua vào trong kì như sau:. Công thức trên được dùng để xác định nhu cầu mua vào của từng mặt hàng. Tổng lượng hàng mua vào của doanh nghiệp bằng tổng các lượng hàng mua vào của từng mặt hàng. Chất lượng mua vào như thế nào? xác định theo nhu cầu bán ra của doanh nghiệp. Mua vào phụ thuộc vào mức bán ra của doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Yêu cầu về chất lượng:. + Doanh nghiệp phải đưa ra mục tiêu chất lượng đối với hàng hoá mua vào. + Cần chú ý theo đuổi mục tiêu chất lượng tối ưu chứ không phải mục tiêu chất lượng tối đa. Chất lượng tối ưu là mà tại đó hàng hoá đáp ứng một cách tốt nhất một chu cầu nào đo của người mua và như vậy người bán hay người sản xuất có thể thu được nhiều lợi nhuận nhất. Còn chất lượng tối đa là mức chất lượng đạt được cao nhất của doanh nghiệp khi sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm, mức chất lượng này có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức chất lượng tối ưu nhưng trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp chưa tối ưu. + Ngoài ra doanh nghiệp cần chú ý đến yêu cầu về cơ cấu, chủng loại, mẫu mã, thời gian để đảm bảo được mục tiêu chi phí và mục tiêu an toàn. Việc xác định nhu cầu mua hàng sẽ giúp doanh nghiệp có được lượng hàng tối ưu mà doanh nghiệp sẽ mua từ đó mới có thể tìm và lựa chọn nhà cung cấp cho phù hợp. b) Tìm và lựa chọn nhà cung cấp. + Uy tín của nhà cung cấp: uy tín về chất lượng sản phẩm, uy tín trong việc giao nhận hàng hoá( đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng sản phẩm). + Các dịch vụ sau bán hàng của nhà cung cấp. + Vị trí địa lí của nhà cung cấp: điều này ảnh hưởng đến khẳ năng giao hàng. + Khả năng thích ứng của nhà cung cấp với thị trường nói chung và những đòi hỏi của doanh nghiệp nói riêng. đặc biệt khi xem xét các nhà cung cấp phải xem xét đến khả năng thay đổi, tốc độ phản ứng trước yêu cầu thay đổi. Sau đó doanh nghiệp tiến hành cho điểm từng tiêu thức có gắn với hệ số quan trọng, từ đó xác định được tổng số điểm của mỗi nhà cung cấp. Dựa vào tổng số điểm để lựa chọn nhà cung cấp cho doanh nghiệp. c) Thương lượng và đặt hàng.
Hơn nữa quản trị tốt mua hàng còn giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí phát sinh do hàng hoá kém phẩm chất, chi phí bảo quản, chi phí kho bãi, chi phí hao hụt ngoài định mức … khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn thể hiện ở uy tín của doanh nghiệp trong việc kịp thời cung ứng ra thị trường khi có nhu cầu, mà muốn làm được điều đó thì bắt buộc các doanh nghiệp phải quản lí tốt hoạt động mua hàng. Hoặc doanh nghiệp không tổ chức kiểm tra kĩ l- ưỡng số lượng và chất lượng hàng hoá trước khi giao nhận, sau khi giao nhận về kho doanh nghiệp mới phát hiện ra thiếu hàng, hàng hóa kém phẩm chất doanh nghiệp mới trả cho bên bán làm lỡ hàng hoá để bán ra cho khách hàng, doanh nghịêp sẽ mất đi lợi nhuận và uy tín của mình.
Doanh nghiệp mua hàng phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng vì trong mọi hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp luôn lấy khách hàng làm nhân vật trung tâm, nhu cầu của khách hàng sẽ là mục tiêu để doanh nghiệp xây dựng nên kế hoạch mua hàng cho nên nhu cầu tiêu dùng ảnh hưởng đến quá trình mua hàng như: sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng sẽ làm tốc độ bán hàng biến đổi dẫn đến sự biến đổi trong mua hàng. Đối thủ cạnh tranh trong mua hàng thể hiện ở chỗ doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh, sự cạnh tranh trên thị trường là sự cạnh tranh về giá nên để thắng được đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp phải thường xuyờn theo dừi chớnh sỏch giỏ của đối thủ cạnh tranh, đưa ra được mức giá khách hàng chấp nhận được mà có mức giá nhỏ hơn hoặc bằng giá của đối thủ cạnh tranh nhưng phải đảm bảo có lãi.
Đó là một số các nhân tố ảnh hưởng tới nghiệp vụ mua hàng của doanh nghiệp, có những nhân tố chủ quan doanh nghiệp có thể điều chỉnh được như- ng cũng có những nhân tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể điều chỉnh được. + Nhà quản trị mua hàng phải luôn đảm bảo cho quá trình mua hàng diễn ra theo đúng kế hoạch, mục tiêu đã xác định một cách chủ động, đảm bảo nguồn hàng ổn định lâu dài, phong phú sao cho doanh nghiệp có đủ hàng hoá phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Đối với vấn đề này do công ty không nhanh nhậy nắm bắt nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng nên xảy ra tình trạng hàng mua về nhiều khi không đảm bảo chất lượng, thị hiếu đối với người tiêu dùng, nhiều mặt hàng mua về thì đã lỗi mốt hoặc nhu cầu dùng đã giảm xuống hay có những hàng khác thay thế.Ví dụ đối với mặt hàng thời trang, do không nắm được thị hiếu của người tiêu dùng dẫn tới mua hàng lỗi mốt hay hàng không được khách hàng ưa chuộng. Trong quá trình mua hàng của công ty công ty luôn đánh giá mức độ tín nhiệm của nhà cung ứng qua các mặt sau: thành tích của nhà cung ứng với các doanh nghiệp khác và thành tích của nhà cung cấp với công ty trong quá khứ, khả năng tài chính của nhà cung cấp, nhãn hiệu hàng hóa, uy tín của nhà cung cấp các ưu đãi mà nhà cung ứng hay đưa ra, các dịch vụ sau bán.
Với số lượng lao động khá lớn từ thời bao cấp để lại trình độ của nhân viên còn hạn chế, chủ yếu mới chỉ tốt nghiệp phổ thông. Trong bộ phận mua hàng mặc dù lượng nhân viên chiếm ít hơn so với các bộ phận khác nhưng trình độ của nhân viên còn nhiều hạn chế.
- Đối với việc xác định nhu cầu mua hàng do hạn chế của nhân viên không xác định cụ chể nhu cầu của người tiêu dùng nên còn tồn tại tình trạng hàng mua không phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, hàng mua lỗi mốt hay mẫu mã không phù hợp. - Về vấn đề tổ chức và nhân sự:Trưởng phòng kinh doanh đảm nhiệm chức vụ kiểm soát mua hàng phải quản lí toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc xây dựng kế hoạch tổng hợp về kinh doanh ngắn và dài hạn, lập và triển khai thực hiện kế hoạch mua hàng, tổ chức nghiệp vụ mua hàng, quản lí phưung tiện vận tải.
- Đẩy mạnh hoạt động bán ra, tăng doanh số bán hàng, thực hiện khoán doanh thu tới từng nhân viên bán hàng, nâng cao năng suất lao động của nhân viên. Giảm chi phi mua hàng và chi phí bảo quản hàng hoá, sao cho hai khoản chi phí này luôn bằng nhau trong mọi chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Với vị trí địa lí nằm ngay tại trung tâm thủ đô Hà Nội nên khách hàng của công ty chủ yếu là tầng lớp trí thức, những người có công việc ổn định và thu nhập khá cao nên nhu cầu dối với hàng hoá cũng cao nên công ty mua hàng phải đảm bảo chất lượng nếu không sẽ mất uy tín với khách hàng và sẽ dẫn tới tình trạng mất khách ví những khách hàng này rất khó tính, nếu như họ mua phải hàng giả hay kém chất lượng họ sẽ khong bao giờ quay lại mua lần thứ hai nữa. Đặc biệt công ty bách hoá số 5 Nam Bộ vốn là một doanh nghiệp nhà nước với lượng lao động trong biên chế từ bao lâu vẫn còn lại nên trình độ chuyên môn rất hạn chế thậm chí có người chỉ mới tốt nghiệp phổ thông, chưa hề qua trường lớp đào tạo nào công ty nên có chính sách tổ chức đào tạo và đào tạo lại, tuyển dụng những nhân viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm để giao cho họ làm công tác này.