MỤC LỤC
-Kiểm tra lai việc thu lãi( số tiền, thời hạn) giao. nghiệp chuyển cho khách hàng bản danh mục hồ sơ tài liệu mà khách hàng cần hoàn thiện để khách hàng xét cho vay. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn. - Kiểm tra hồ sơ về số lượng hồ sơ tài liệu, tính hợp lệ của hồ sơ. - Bàn giao hồ sơ cho phòng thẩm định tài sản đảm bảo để tiến hành thẩm định. Cần thực hiện ngay khi khách hàng cung cấp để rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ. Bước 3 : Nhân viên A/0 Doanh nghiệp thẩm định khách hàng Bước 3a : Nhân viên A/0 Doanh nghiệp thẩm định khách hàng. Thẩm định khách hàng là khâu quan trọng nhất trong việc xét duyệt cho vay của VPBank. Để nhân biết những rủi ro có thể sảy ra khi cho vay, VPBank yêu cầu cán bộ tín dụng thường xuyên tiến hành xem xét khách hàng và phướng án vay vốn trên những khía cạnh khác như: tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, tình hình tài chính của khách hàng, tính khả thi của phương án xin vay và khả năng đảm bảo tiền vay. - Kiểm tra hồ sơ vay vốn. Một bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng chỉ được coi là đầy đủ, hợp lệ khi bao gồm các tài liệu sau:. Giấy đề nghị vay vốn: trong đú nờu rừ mục đớch vay, nhu cầu vốn vay, thời hạn vay, lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay. Hồ sơ pháp lý: gồm các tài liệu chứng minh về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự như: giấy chứng minh thư nhân dân, quyết định thành lập doanh nghiệp, giây chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề…. Hồ sơ tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính…. Hồ sơ về khoản vay: trong đó trình bày phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, dự án đầu tư…. Hồ sơ đảm bảo tiền vay: bảng kê khai về tài sản đảm bảo tiền vay, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và đầy đủ đối với tài sản đảm bảo, các văn bản chứng nhận giá trị tài sản đảm bảo của các cơ quan thẩm định độc lập. Ngoài ra còn có thể có một số giấy tờ liên quan khác đến việc vay vốn. Bên cạnh việc kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải xem xét sự thống nhất về số liệu trên tất cả các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp cũng như tính chân thực của các số liệu này. Ngoài ra cũng cần đối chiếu với các văn bản pháp luật hiện hành để chắc chắn rằng các tài liệu là hợp pháp, không vi phạm quy định của pháp luật. - Phân tích tình hình tài chính của khách hàng. Cán bộ tín dụng tiến hành phân tích tình hình tài chính của khách hàng cả trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong tương lai. Việc phân tích dựa vào các tài liệu như: báo cáo tài chính, các nguồn thông tin tài chính và phi tài chính khác, các công ty khác đã và đang hoạt động trong cùng ngành nghề. Tình hình tài chính của khách hàng thể hiện qua các yếu tố như: quy mô tài sản, tình hình công nợ và các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. Các khoản mục tài sản. Để đánh giá thực trạng tài sản của khách hàng, đối với khách hàng là doanh nghiệp, VPBank dựa vào bảng cân đối kế toán, còn đối với khách hàng là hộ gia đình hay cá nhân, VPBank thường dựa trên tài sản cá nhân, lương và các khoản thu nhập khác. Các khoản mục về tài sản cho thấy quy mô tài chính của khách hàng đồng thời đây cũng là các vật đảm bảo cho khoản vay, tạo khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Các khoản mục tài sản được xem xét chủ yếu bao gồm:. +) Ngân quỹ: tiền gửi ngân hàng, tiền mặt trong két và các khoản phải thu. Các khoản vay ngắn hạn liên quan chặt chẽ tới tình hình ngân quỹ của khách hàng , đặc biệt, thời hạn cho vay có thể tính toán dựa trên số ngày kỳ thu tiền của khách hàng. Trong đó, cán bộ tín dụng xem xét kỹ các khoản phải thu để. loại trừ những khoản bán chịu không thu được, khó thu được hoặc đã bán lại cho người khác. +) Các chứng khoán có giá: là các tài sản tài chính của doanh nghiệp. Các tài sản này làm tăng nguồn thu và có thể mang bán khi cần thiết để chi trả. +) Hàng hoá trong kho: Rất nhiều các khoản cho vay ngắn hạn với mục đích tăng dự trữ hàng hoá,có nghĩa là một phần hàng hoá trong kho được hình thành từ nguồn vốn vay ngân hàng. Do đó, VPBank luôn quan tâm tới số lượng, chất lượng, giá cả, mẫu mã, bảo hiểm rủi ro đối với hàng hoá trong kho. Ngoài xem xét trên sổ sách, ngân hàng còn yêu cầu người vay mở kho hàng kiểm tra để loại trừ hàng hoá kém, mất phẩm chất, chậm tiêu thụ, phát hiện hàng giả, hàng người khác gửi…. +) Tài sản cố định: Gồm nhà xưởng, sân bãi, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, thiết bị văn phòng…thường là đối tượng tài trợ trung và dài hạn. Ngoài ra ngân hàng còn kiểm tra các khoản nợ quá hạn của khách hàng( nếu có) và nguyên nhân của chúng bởi đó chính là những đe doạ tiềm ẩn rủi ro tín dụng của ngân hàng trong tương lai. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. VPBank xem xét tình hình tài chính của khách hàng vay vốn qua hệ thống 4 nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu sau:. +) Nhóm chỉ tiêu thanh khoản. Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn. Hệ số này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nhanh càng cao thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn. Đối với các doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho chậm thì ngân hàng đòi hỏi hệ số này phải cao, các doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho nhanh thì hệ số này có thể nhỏ hơn. Hệ số thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền và các tài sản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ của doanh nghiệp bằng tiền mặt. Nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và có thể phải bán gấp hàng hoá để trả nợ. +) Nhóm chỉ tiêu hoạt động. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân. Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu/ Các khoản phải thu bình quân Hệ số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản. + Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ. Hệ số này có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 là lý tuởng vì có ít nhất một nửa tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn chủ sở hữu. Hệ số khả năng trả lãi = lợi tức trước thuế và lãi/ chi phí trả lãi. Hệ số này đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ. +) Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời. Hệ số mức sinh lời trên doanh thu = Tổng lợi tức sau thuế / Doanh thu thuần Hệ số thu nhập trên tổng tài sản = Tổng lợi tức sau thuế/ Tổng tài sản. Hệ số thu nhập trên vốn thuần = Tổng lợi tức sau thuế / vố chủ sở hữu thuần Tuỳ theo từng loại hình tín dụng mà ngân hàng quan tâm đến các chỉ số khác nhau: cho vay ngắn hạn thì lưu ý đến các chỉ số về tài sản lưu động, chỉ số về nợ, cho vay dài hạn thì quan tâm đến chỉ số sinh lời, khả năng trả nợ…. - Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Đối với các thông tin thu thập được, VPBank yêu cầu cán bộ tín dụng thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, nhằm đảm bảo:. +) Tính hợp pháp về mục đích sử dụng vốn của khách hàng. +) Tính hợp lệ, hợp pháp, hiệu lực, khả năng thực hiện các hợp đồng giữa khách hàng vay vôn với người cung ứng nguyên, nhiên vật liệu, thị trường tiêu thụ và các nhân tố ảnh hưởng. +) Tính hợp lý của doanh thu, vòng quay vốn lưu động. +) Xác định tổng nhu cầu vốn, vốn tự có và nhu cầu vốn xin vay của khách hàng. +) Xác định khả năng trả nợ đến hạn của khách hàng. Đối với các dự án vay vốn trung, dài hạn:. Trước hết cán bộ tín dụng tập hợp đầy đủ hồ sơ của dự án đầu tư xem xét kỹ lưỡng, khẳng định cơ sở pháp lý của dự án. Các hồ sơ cần thiết bao gồm: quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt, thiết kế và tổng dự toán, ý kiến của cơ quan quản lý hoặc chính quyền, quyết định giao đất, giấy phép xây dựng, hợp đồng nhập khẩu thiết bị, kết quả đấu thầu…. Sau khi đã có đầy đủ các tài liệu về dự án, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích trên các phương diện sau:. +) Phân tích tài chính dự án: Xác đinh tổng mức đầu tư( vốn cố định, vốn lưu động), nguồn vốn đầu tư, tính toán mức cho vay, thời hạn cho vay, kế hoạch và khả năng trả nợ. +) Phân tích tính khả thi của dự án: Xem xét kỹ và toàn diện về khả năng trả nợ của dự án. Bao gồm: thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, thị trường nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, công nghệ và tài sản cố định của dự án, tổ chức quản lý và lao động, các tác động khách quan khác. +) Phân tích hiệu quả dự án, bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội. +) Phân tích khả năng trả nợ của dự án: gồm trả nợ gốc và tiền lãi trung và dài hạn.