MỤC LỤC
Hồ sơ kiểm toán chính là các dẫn chứng bằng tài liệu về quá trình làm việc của Kiểm toán viên, về các bằng chứng thu thập được để hỗ trợ cho quá trình kiểm toán và làm cơ sở cho ý kiến của Kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán bao gồm các tài liệu kế toán, các bảng xác nhận và giải trình, các tài liệu khảo sát về kiểm soát nội bộ, kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán, các bảng cân đối liệt kê phân tích.
Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các số dư chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các loại nghiệp vụ có tính chất không phức tạp hoặc những bộ phận, những khoản mục dễ “ cảm xúc” trong kinh doanh. Bởi vậy kiểm toán hiện đại không kiểm tra chi tiết, toàn bộ các nghiệp vụ và số dư tài khoản mà việc kiểm tra chi tiết được dựa trên cơ sở lấy mẫu một số nghiệp vụ cùng loại.
Tuy nhiên phương pháp này tỏ ra không thực tế khi quy mô và khối lượng giao dịch ngày càng tăng.
Để lập kế hoạch kiểm toán thì Kiểm toán viên cần tìm hiểu về đối tượng được kiểm tóan để xác định những đặc trưng cơ bản có liên quan đến đối tượng được kiểm toán như môi trường hoạt động, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế xã hội, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. - Kế hoạch về nội dung kiểm toán: bao gồm các thông tin, các nghiệp vụ được kiểm toán, để lập được kế hoạch về nội dung kiểm toán kiểm toán viên cần phân tích được đối tượng kiểm toán, xác định được mục tiêu tổng thể và mục tiêu chi tiết của cuộc kiểm toán, qua đó xác định phạm vi, quy mô, xác định lĩnh vực trọng yếu cần kiểm toán.
- Kế hoạch về nhân sự: liên quan đến việc lựa chọn số lượng Kiểm toán viên cũng như các yêu cầu nghề nghiệp đối với các Kiểm toán viên.
- Báo cáo chấp nhận từng phần: Báo cáo mà Kiểm toán viên chấp nhận từng phần được phát hành khi Kiểm toán viên cho rằng ngoại trừ một số thiếu sót trong báo cáo tài chính, hoặc một số giới hạn về phạm vi kiểm toán, thì báo cáo tài chính đã trình bày một cách trung thực và hợp lý. - Báo cáo không chấp nhận ( loại ý kiến trái ngược): báo cáo kiểm toán không chấp nhận đưa ra nhận xét rằng báo cáo tài chính của đơn vị không trình bày một cách hợp lý về tình hình tài chính và kết quả hoạt động theo các chuẩn mực kế toán hiện hành.
Qua việc ghi nhận, tính toán, phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không những hệ thống kế toán cung cấp những thông tin cho quá trình, quản lý mà nó còn giúp cho việc kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị. Là toàn bộ những chính sách, thủ tục giúp cho việc thực hiện các chỉ đạo của nhà quản lý, nó đảm bảo các hoạt động cần thiết để quản lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
- Tiến hành kiểm toán: Đây là giai đoạn mà kiểm toán viên thực hiện những thử nghiệm để kiểm tra thu thập những bằng chứng kiểm toán, và tập hợp trong hồ sơ kiểm toán.bằng chứng được thu thập cũng phải đầy đủ và thích hợp để hữu ích cho việc giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu kinh doạnh. - Lập báo cáo: sau mỗi cuộc kiểm toán, bộ phận kiểm toán nội bộ phải lập ngay một báo cáo bằng văn bản và trình cho các thành viên ban giám đốc có thẩm quyền biết; các sai phạm và kiến nghị nêu trong báo cáo phải được thành viên ban giám đốc phụ trách mảng hoạt động bị kiểm toán xem và cho ý kiến.
Đối với mỗi cuộc kiểm toỏn, kiểm toỏn nội bộ cần theo dừi việc thi hành cỏc biện pháp xử lý, qua đó đảm bảo chắc chắn rằng các bộ phận chức năng, trong khuôn khổ trách nhiệm kiểm tra của mình, thực sự có khắc phục yếu kém, có triển khai các biện pháp đã thống nhất. - Kiểm toán quản lý điều tiết rủi ro trong kinh doanh để đảm bảo rằng cách thức quản lý rủi ro cũng như chi phí phòng ngừa rủi ro mà ngân hàng đã chi ra là thoả đáng, đặc biệt lưu ý đến hệ thống hạn mức kinh doanh, giới hạn lỗ trong kinh doanh.
Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ: kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc ; kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh; kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính ,việc tuân thủ chế độ và chính sách kế toán theo quy định báo cáo của Tổng Giám đốc và Giám đốc chi nhánh về kết quả kiểm tra và đề xuất biên pháp sử lý khắc phục khuyết điểm tồn tại; giải quyết đơn thư khiếu tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh trên địa bàn trong phạm vi uỷ quyền; làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của ngành ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm viẹc với chi nhánh; thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà nội , trưởng Ban kiểm tra - kiểm toán nội bộ giao. Phong tổ chức và đào tạo: Xây dựng văn bản quy chế quy định về tổ chức hoạt động , chỉ đao điều hành, quy hoạch cán bộ, thực hiện công tác đào tạo cán bộ , theo dừi cỏn bộ , đề xuất với ban giỏm đốc nõng lương khen thưởng với cỏc chức danh thuộc Ngân hàng Nông ghiệp và Phát triển nông thôn Hà nội quản lý, giúp Ban Giám đốc quản lý cán bộ công nhân viên thuộc Ngân hàng Nông ghiệp và Phát triểnnông thôn Hànội quản lý bao gồm tuyển dụng lao động , điều động, quản lý hồ sơ cỏn bộ, theo dừi tăng giảm cỏn bộ và thực hiện quản lý trờn mỏy vi tớnh theo quy định của ngành.
- Báo cáo bằng văn bản cho Tổng Giám đốc,Trưởng Ban kiểm soát kết quả kiểm tra , kiểm toán, đưa ra những kiến nghị về tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. - Không được tiết lộ kết quả kiểm tra kiểm toán khi chưa được Tổng Giám đốc hoặc Trưởng Ban kiểm tra, kiểm toán cho phép, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc ( Giám đốc ) và Hội đồng quản trị về két quả kiểm tra kiểm toán đã thực hiện.
Thứ hai: Theo nhận xét của viện nghiên cứu Kiểm toán viên nội bộ quốc tế (IIT- đóng tại Hoa Kỳ) thì: "Kiểm toán nội bộ không thể sánh ngang chứ chưa nói là vượt kỹ năng tinh thông nghiệp vụ, kỹ thuật liên quan đến các hoạt động muôn vẻ của tổ chức." Như vậy với rất nhiều các quy trình nghiệp vụ liên quan đến rất nhiều loại hình kiến thức trong ngân hàng liệu các Kiểm toán viên nội bộ không thường xuyên làm nghiệp vụ đó có đủ trình độ để bất cứ lúc nào ( bị động) các phòng ban nghiệp vụ yêu cầu là tham gia một cách hiệu quả hay không. Mặt khác hiện nay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà nội chỉ có 09 cán bộ làm công tác kiểm tra - kiểm toán nôi bộ, đảm nhiệm việc kiểm tra - kiểm toán tại hội sở chính và 07 Ngân hàng chi nhánh Quận cùng 03 Ngân hàng khu vực, với khối lượng công việc lớn như vậy hâu như bộ phận kiểm tra - kiểm toán nội bộ mới chỉ thực hiện kiểm tra - kiểm toán theo đề cương do Ban kiểm tra - kiểm toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam xây dựng cho chi nhánh là đã hết thời gian và không có đủ thời gian để xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra - kiểm toán của chi nhánh.
Nhìn chung việc phân chia chức năng nhiệm vụ của hai bộ phận thường không phõn định rừ ràng gõy nờn chồng chộo, trong khi đú một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị bỏ trống không được kiểm tra đánh gía, điều này đã được những người nghiên cứu quan tâm và tâm huyết đối với hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng kiến nghị bằng một số bài viết của mình trên các tạp chí chuyên ngành và những nhà nghiên cứu đã đề xuất ý kiến không nên có sự phân chia như vậy mà nên thống nhất cách gọi bộ phận kiểm tra- kiểm toán nội bộ là kiểm toán nội bộ. Mặt khác Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chuyên ngành của chính phủ vì vậy cần phải coi trọng công tác nghiên cứu các văn bản pháp qui chuyên ngành nói chung và kiểm toán nói riêng để từ đó đưa ra những kiến nghị và đề xuất giúp Chính phủ có thể hoàn thiện hơn trong các văn bản đó để tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh cho hoạt động kinh doanh ngân hàng và kiểm toán hoạt động đạt chất lượng cao.
+ Cần ban hành văn bản nêu lên những điều kiện khung cho kiểm toán nội bộ trong đó quy định mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm, địa vị về mặt tổ chức, quyền hạn, nghĩa vụ báo cáo của những người làm công tác kiểm toán nội bộ theo một nguyờn tắc cơ bản, ngoài ra cũn phải quy định rừ thẩm quyền và trỏch nhiệm của Kiểm toán trưởng, và để đảm bảo điều kiện khung này được thực hiện nghiêm túc và cần phải có cơ chế kiểm tra theo định kỳ. Hiện nay trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chưa có quy định riêng về hệ thống các hạn mức cho riêng hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, mà vẫn chỉ thực hiện việc đảm bảo an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và QĐ297 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chung cho tất cả các Tổ chức Tín dụng.
Ngoài công tác đào tạo ra ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, còn cần phải có chính sách khuyến khích các Kiểm toán viên nội bộ như có hình thức khen thưởng những Kiểm toán viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình từ đó sẽ tạo ra phong trào làm việc hiệu quả và chất lượng trong hoạt động kiểm toán nội bộ, khi kiểm toán nội bộ mà hoạt động hiệu quả và chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng có thể phát triển ổn định và lâu dài. - Sau mỗi cuộc kiểm toán bộ phận kiểm toán phải nhanh chóng lập một báo cáo bằng văn bản về đối tượng kiểm toán, báo cáo được lập không phải để cho Kiểm toán viên đọc mà để cung cấp thông tin cho những người liên quan vì vậy lập bỏo cỏo phải mạch lạc rừ ràng, nội dung của bỏo cỏo phải trỡnh bày về đối tượng kiểm toán, quy mô kiểm toán và kiến nghị của Kiểm toán viên.