MỤC LỤC
Chi phí sản xuất (CPSX) ở Công ty cổ phần Sơn Chinh được biểu hiện bằng tiền nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, KHTSCĐ, tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và nhân viên phân xưởng trong Công ty và các chi phí khác mà công ty phải bỏ ra trong bất kỳ hạch toán để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Hiện nay Công ty chia CPSX ra làm 3 khoản mục, gồm : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(CPVLTT), Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), chi phí sản xuất chung (CPSXC). Xuất phát từ đặc điểm quy trình sản xuất của công ty , kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty là từng đơn đặt hàng.
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là hình thức trả lương sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả và ý thức làm việc của công nhân sản xuất. Lương sản phẩm = Đơn giá lương tổ trưởng x Sản phẩm hoàn thành - Cuối tháng, căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành, bảng báo cáo kết quả lao động … và đơn giá lương từng khâu, từng công đoạn, kế toán tiến hành lập bảng thanh toán lương cho từng tổ sản xuất. Các khoản trích theo lương như : BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theotỷ lệ quy định 19% lương cơ bản và được tính vào chi phí nhân công trực tiếp nhưng kế toán đã không tập hợp khoản chi phí này vào TK 622 mà tập hợp vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
Chi phí nhân viên phân xưởng gồm các khoản chi phí sau: Tiền lương của nhân viên quản lý các tổ sản xuất ( tổ trưởng, tổ phó ) và các khoản phải trả khác như KPCĐ, BHYT, BHXH được trích theo tỷ lệ quy định là 19%. Dựa vào bảng thanh toán lương của tổ 1 và tổ 2 ta có số tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, được tập hợp theo bút toán sau ( đã được phản ánh ở CTGS số 131 ). Do đặc điểm hạch toán của Công ty mà các chi phí sau cũng được tập hợp vào TK 627.2 – chi phí vật liệu sản xuất: chi phí sửa chữa TSCĐ ở các tổ sản xuất như sửa chữa các máy móc, vật kiến trúc, nhà kho ….
Tài sản cố định của Công ty bao gồm: các máy công cụ, máy cắt, nhà xưởng, kho… kế toán căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã được quy định và nguyên giá TSCĐ để tính ra mức khấu hao hàng năm. Chi phí khác bằng tiền gồm: chi phí hội nghị, chi phí tiếp khách…và được tập hợp dựa vào số liệu thực tế phát sinh của các chứng từ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng. Với cách bố trí công việc như hiện nay công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng của công ty đã đi vào nề nếp và tương đối ổn định.
Hệ thống tài khoản sổ sách mẫu biểu kế toán đã được mở một cách đầy đủ khoa học và chặt chẽ vừa phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của công ty, vừa phù hợp với quy định hiện hành của bộ tài chính về hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp theo quyết định số 1141 CT/CĐ kế toán ngày 1-11-95 của bộ trưởng Bộ tài chính và những sửa đổi bổ sung mới nhất, hơn thế nữa công ty còn mở được hệ thống tài khoản chi tiết để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà quản trị phục vụ cho việc ra quyết định kinh tế. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phòng kế toán tài vụ của công ty thực hiện một cách nghiêm túc dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo. Sáng kiến lập bảng kê nhập, xuất, nguyên vật liệu chính, tờ kê chi tiết nhập, xuất nguyên vật liệu phụ đảm bảo quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu kể cả về mặt số lượng cũng như giá trị.
Việc quản lý nguyên vật liệu theo định mức do phòng kỹ thuật của công ty xây dựng đã góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm nguyên vật liệu từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác, việc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu còn góp phần vào việc cung cấp đầy đủ và kịp thời nguyên vật liệu nhằm giao cho khách hàng theo đúng lịch đã ký kết với bạn hàng, góp phần đáng kể nâng cao uy tín của công ty trên thương trường. Song với điều kiện đặc thù của ngành may mặc là khối lượng chi phí sản xuất phát sinh rất lớn thì những tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là không thể tránh khỏi.
+ Đối với TK 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chỉ hạch toán vào TK này chi phí vận chuyển bốc dỡ mà công ty chi ra để vận chuyển bốc dỡ số nguyên vật liệu về kho cộng với phần giá trị vật liệu phụ mà công ty mua hộ khách hàng. + Phương pháp hạch toán giá trị nguyên vật liệu chính xuất kho: ở Công ty may Chiến Thắng nguyên vật liệu khách hàng cung cấp cho công ty theo từng đơn đặt hàng cho nên phương pháp hạch toán giá trị nguyên vật liệu xuất kho thích hợp nhất đối với công ty là phương pháp giá thực tế đích danh. Sau khi tập hợp để chi phí vận chuyển cho từng chuyến hàng, kế toán tiến hành chia bình quân cho số mét vải hoặc bông của chuyến hàng đó để tính ra chi phí vận chuyển bình quân cho một mét vải hoặc bông của mỗi chuyến hàng.
Do vật liệu phụ như cúc, khoá, mác… có số lượng ít và thường được vận chuyển cùng với vật liệu chính cho nên để đơn giản cho công tác hạch toán thì có thể không cần phân bổ chi phí vận chuyển cho vật liệu phụ. Giá trị thực tế của vật liệu nhập kho bao gồm: Giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp tới việc mua hàng. Đối với phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang nên chuyển từ phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp sang phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.
Vì sản phẩm dở dang ở các khâu cắt, là, đóng gói, đóng hòm là rất ít và có giá trị nhỏ cho nên để giảm bớt khối lượng công việc kế toán chỉ cần đánh giá sản phẩm dở dang đối với sản phẩm dở dang ở khâu may theo từng khoản mục chi phí. Ngày nay, để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và trở thành công cụ quản lý có hiệu lực tại các doanh nghiệp, công tác kế toán nói chung, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng phải luôn luôn được cải tiến và hoàn thiện. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chỉ thực sự là chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp, phản ánh chính xác thực trạng tình hình tài chính của đơn vị và phát huy cao độ vai trò của kế toán là giám đốc mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục, toàn diện và có hệ thống nhằm phát hiện và khai thác kịp thời khả năng tiềm ẩn của doanh nghiệp, tăng cường và.
Tuy nhiên trong thời gian tới, nếu công ty tìm được những biện pháp tích cực hơn nữa để hoàn thiện công tác này thì thông tin về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ trở lên hữu ích hơn trong quá trình ra các quết định kinh tế của nhà quản trị công ty. Trong điều kiện hiện nay của công ty, với khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán cùng với sự quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo em tin tưởng rằng trong thời gian tới công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty sẽ theo kịp với những yêu cầu của sự phát triển và hội nhập kinh tế.