Tình hình đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

MỤC LỤC

Đặc điểm vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển y tế

Nguồn vốn NSNN là nguồn vốn được sử dụng cho các mục đích nâng cao phát triển các tiềm lực kinh tế xã hội của đất nước như sủ dụng vào đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sử dụng vào các quỹ phúc lợi. NSNN là nguồn kinh phí ổn định, là nguồn có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động chăm sóc sức và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mà nguồn khác không thể thay thế được.

Vai trò của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển y tế

Tuy nhiên vì mục đích lợi nhuận nên khu vực tư nhân đôi khi không quan tâm đến chất lượng, cũng như tính công bằng hiệu quả của các dịch vụ mình cung cấp, mà chi phí cho mỗi lần sử dụng dịch vụ này thường cao. Trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, việc các cá nhân phải tự chi trả cho các dịch vụ y tế thường tăng lên, điều này thường khiến cho người nghèo dễ bị tổn thương, trừ khi có những cơ chế hoạt động hữu hiệu nhằm tránh cho người nghèo phải chịu sự tăng giá của các dịch vụ y tế.

Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển y tế

Ngược lại, nếu tăng chi cho lĩnh vực khác mà phần ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp y tế không đảm bảo nhu cầu tối thiểu thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp y tế và chất lượng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Một dự án được thực hiện bởi các nhà quản lí, giám sát có trách nhiệm, năng lực và kinh nghiệm thực tế thì sẽ đem lại hiệu quả cao, ít thất thoát lãng phí, đảm bảo tiến độ công trình, hoàn thành kịp thời gian đặt ra, mà vẫn đạt được chất lượng cao.

Nội dung đầu tư phát triển y tế bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Trong thực tế, hầu hết các xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đang trong tình trạng thiếu phòng làm việc, đặc biệt là các phòng bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh vô trùng để bố trí các dịch vụ kĩ thuật, thủ thuật như: phòng tiêm chủng mở rộng, phòng sanh, phòng tiểu phẩu. Đầu tư phát triển y tế theo nội dung bằng vốn ngân sách nhà nước là hình thức đầu tư dựa vào các nhu cầu sẵn có của các trạm y tế để bổ sung các trang thiết bị, lực lượng cần thiết như khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ y tế về chuyên môn… hay xây mới hoàn toàn.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư

Mức vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị máy móc cần lắp, được xác định bằng giá mua cộng với chi phí vận chuyển đến địa điểm tiếp nhận, chi phí bảo quản cho đến khi giao lắp từng bộ phận (đói với thiết bị lắp đặt phức tạp ) hoặc cả chiếc máy với thiết bị lắp giản đơn. Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình , đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập ( làm ra sản phẩm hàng hoá , hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội được ghi trong dự án đầu tư ) đã kết thúc quá trình xây dựng , mua sắm , đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng có thể đưa vào hoạt động được ngay.

Một số chỉ tiêu chính phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển y tế nông thôn

• Mức tiết kiệm ngoại tệ : Để tính chỉ tiêu này chúng ta phải tính được các khoản thu chi ngoại tệ của dự án và các dự án liên đới, cùng với số ngoại tệ tiết kiệm được do sản xuất thay thế hàng xuất khẩu, sau đó quy đồng tiền về cùng mặt bằng thời gian để tính được số ngoại tệ do tiết kiệm từ dự án. Dể xác định chỉ tiêu này, trước hết phải xác định được nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ được phân phối giá trị tăng thêm (NNVA- giá trị thu nhập thuần tuý quốc gia ) của dự án , tiếp đến xác định được phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ với nhau sẽ thấy được tình hình phân phối giá trị gia tăng do dự án tạo ra giữa các nhóm dân cư hoặc các vùng lãnh thổ trong nước.

Thực trạng đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng vốn ngân sách nhà nước

Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển y tế nông thôn

    Mặt khác, sự chuyển đổi về kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới khỏ năng của người nghèo trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng; suy dinh dưỡng trẻ em ở nhóm người nghèo vẫn là thách thức; thêm vào đó là những vấn đề đang nổi lên như hút thuốc lá, nhiều rượu bia, tai nạn thương tích,HIV/AIDS và những lối sống không lành mạnh ở một bộ phận dân cư không nhỏ ở nông thôn. Chất lượng dịch vụ y tế cơ sở được đánh giá một cách toàn diện bởi nhiều yếu tố về đầu tư (cơ sở, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, kinh phí…); yếu tố về quá trình hoạt động (thái độ phục vụ, thời gian chờ đợi, tình trạng sạch sẽ và không quá đông đúc của cơ sở y tế…); yếu tố kết quả (tình trạng mắc bệnh, sự thay đổi hành vi, sự hài lòng của bệnh nhân…) Như vậy, để người dân có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế cung ứng tại các cơ sở này nhất thiết phải được nâng cao. Quyết định số 153/2006/QD-ttg ngày 30/6/2006 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 “Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản của toàn dân, đồng thời thực hiện được một số kỹ thuật đơn giản trong khám, điều trị một số bệnh chuyên khoa về mắt, răng, tai - mũi - họng, sức khỏe sinh sản và sức khỏe trẻ em.

    Bảng 2.1 : tình hình tử vong các nước trong khu vực
    Bảng 2.1 : tình hình tử vong các nước trong khu vực

    Thực trạng đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2001-2010

      Sở dĩ có sự gia tăng này là do chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng chú trọng hơn cho phát triển mạng lưới y tế cơ sở nên trong cơ cấu chi NSNN cho y tế cú sự gia tăng NS mạnh cho địa phương và thấy rừ vào năm 2005 là năm bắt đầu triển khai các đề án nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện, trạm y tế. Năm 2005, nhà nước bắt đầu thực hiện chủ trương chính sách khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi miễn phí theoc ơ chế thực thanh chi với ngân sách dự toán khoảng 600 tỉ đồng thì dự toán ngân sách cho tuyến cơ sở khoảng 300 tỉ đồng và đã được các huyện triển khai rộng rãi có xấp xủ 5 triệu trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng lợi từ chính sách này của nhà nước. Tuy nhiên so với các lãnh vực khác thì số vốn đầu tư lại chiếm tương đối ít hơn, như thương mại- du lịch, hạ tầng giao thông… Mặc dù có thể thấy rằng Nhà nước đã quan tâm hơn tới sức khỏe của toàn dân, và đang cải thiện đời sống nhân dân nhưng như vậy là vẫn chưa đủ để thực hiện phát triển y tế, đặc biệt là phát triển mạng lưới y tế cơ sở.

      Bảng 2.7: cơ cấu vốn NSNN cho y tế phân theo cấp ngân sách giai đoạn 2001-2005
      Bảng 2.7: cơ cấu vốn NSNN cho y tế phân theo cấp ngân sách giai đoạn 2001-2005

      Đánh giá tình hình đầu tư phát triển y tế bằng nguồn vốn NSNN

        Tuyến quận huyện: Tổ chức và phối hợp với các chương trình y tế, chuyên khoa đầu ngành tập huấn 1211 lớp về cấp cứu điều trị, chống nhiễm khuẩn, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích, sức khỏe tâm thần, sử dụng thuốc hợp lý an toàn, nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch, báo cáo, thống kê, y tế thôn…. Về hỗ trợ trang thiết bị: Từ năm 2001 – 2003 mạng lưới y tế cơ sở được tiếp tục đầu tư hỗ trợ trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã, phường bằng nhiều nguồn kinh phí bao gồm: Chương trình Nâng cao chất lượng y tế cơ sở của Sở Y tế: hỗ trợ nhiều chủng loại trang thiết bị cho hệ thống y tế cơ sở: máy điện tim xét nghiệm nước tiểu, máy dopler tim thai, kính hiển vi, điện tim, máy xông khí dung, máy ly tâm, bộ khám ngũ quan, bộ tiểu phẫu, bảng thị lực, kìm nhổ răng, bàn tiêm xe đẩy, đèn clar, đèn gù, tủ thuốc, tủ sách, sách, máy bơm nước …. Theo đó, xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch phát triển hệ thống y tế theo hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng; mở rộng và triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và nâng cao sức khỏe; củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ; xây dựng và nâng cấp các bệnh viện để có đủ khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngay tại địa phương.