MỤC LỤC
Từ những căn cứ nói trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nơi phát sinh và nơi chịu chi phí, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là: từng phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp, từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ qui trình công nghệ, từng sản phẩm, đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm hoặc bộ phận, chi tiết sản phẩm. Với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất (đơn giản hay phức tạp) mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ… còn đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm.
Phương pháp hệ số : phương pháp này áp dụng trong trường hợp một đối tượng hạch toán chi phí tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành, thích hợp với những doanh nghiệp trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Tuy nhiên, một lưu ý với các doanh nghiệp là doanh nghiệp nên áp dụng nhất quán một phương pháp hạch toán chi phí với phương pháp tính giá thành đã lựa chọn bởi việc doanh nghiệp lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành là dựa trên những căn cứ như quy mô sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cũng như đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.
Xuất phát từ quan điểm giá thành là toàn bộ hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được bù đắp bằng doanh thu bán hàng nên nội dung cấu thành nên giá thành sản phẩm của kế toán Pháp phản ánh đầy đủ lượng hao phí mà doanh nghiệp phải bù đắp. Sở dĩ như vậy là do nguyên vật liệu và chi phí nhân công gián tiếp phục vụ nhu cầu chung cho phân xưởng không thể tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng trong quá trình sản xuất nên phải tiến hành tập hợp riêng, đến cuối kỳ mới phân bổ cho từng đơn đặt hàng.
Phòng kế toán: có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh trung thực các hoạt động của công ty theo các nguyên tắc tài chính, có trách nhiệm quản lý toàn bộ nguồn vốn, giám sát việc sử dụng vốn và quản lý vốn theo chế độ hiện hành, thông qua các số liệu thu được phân tích và đánh giá để tham mưu cho giám đốc, đồng thời hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các phòng ban trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép, hạch toán và quản lý kinh tế tài chính, lập các báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước. -Kế toán công nợ, tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toỏn, theo dừi cỏc nghiệp vụ thanh toỏn phỏt sinh trong kỳ kinh doanh theo từng đối tượng, từng khoản nợ, thời gian thanh toán, ghi chép kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết, tổng hợp về các khoản nợ phải thu, phải trả.Tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn, qua hạn và công nợ khó trả, khó đòi.
Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc, các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu các hình thức sau: Hình thức Nhật ký chung (Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội), Hình thức Chứng từ ghi sổ (Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây, Công ty Dược và Trang thiết bị y tế quân đội,.) hay Nhật ký chứng từ (Công ty Cổ phần Dược TW Mediplantex). Các doanh nghiệp dược phẩm đã khảo sát tổ chức các phân xưởng sản xuất khác nhau, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, cụ thể là: ở phân xưởng Đông dược chuyên sản xuất các loại rượu thuốc, cao ích mẫu,.; ở phân xưởng Thuốc viên chuyên sản xuất ra các loại thuốc viên; ở phân xưởng Hoá dược chuyên sản xuất ra các loại thuốc hoá dược; ở phân xưởng Mắt ống sản xuất ra các loại thuốc tiêm, dịch truyền.
Để hình thành và đáp ứng nhu cầu sửa chữa, nâng cấp và đổi mới TSCĐ, Công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo tỷ lệ phần trăm quy định đối với từng loại TSCĐ theo thông tư số 206/2003/TT - BTC của Bộ Tài chính quy định về trích khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp. - Chi phí trả trước: là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó.
Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất, dây chuyền máy móc hợp lý, xây dựng các xí nghiệp sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Pratice - thực hành sản xuất tốt); đảm bảo quy trình sản xuất thuốc đúng tiêu chuẩn đã đặt ra, giảm tối đa tỉ lệ sản phẩm hỏng, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về các tiêu chuẩn sản xuất thuốc, các cam kết liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu; sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả, không ngừng nâng cao lợi ích của người lao động, của các cổ đông, tăng tích luỹ và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, góp phần thiết thực vào việc thực hiện, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của nhân dân cùng các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội;. Thông qua kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các nhà quản lý doanh nghiệp nắm được tình hình sản xuất của doanh nghiệp, tình hình tiêu hao vật tư trong các giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng… tình hình thực hiện các định mức vật tư, lao động… và biết được chỉ tiêu giá thành đã phản ánh đúng thực chất quá trình sản xuất của doanh nghiệp hay chưa, đã đạt được các chỉ tiêu đặt ra hay không để từ đó có những biện pháp hữu hiệu để quản lý tốt chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng tính cạnh tranh của sản phẩm. Chính vì vậy kế toán các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cần phải mở các sổ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (sổ Cái các TK 621, 622, 627 theo các hỡnh thức kế toỏn tại cỏc doanh nghiệp) theo dừi chi phớ sản xuất phỏt sinh ở toàn doanh nghiệp và mở cỏc sổ chi tiết chi phớ sản xuất theo dừi theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại từng đối tượng (Sổ chi tiết TK 621, 622 theo từng phân xưởng hoặc sản phẩm, sổ chi tiết TK 627 theo từng phân xưởng).
Theo đó, biến phí sản xuất sản phẩm Dược phẩm thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (giá trị xuất dùng của các loại Vitamin C, Vitamin B, bột Becberin, bột Amocilin, paracetaniol, clophenoramin, cloroxide, tetracyclin, bột sắn, bột nếp, tacum, chai nút, bông mỡ,…); chi phí nhân công trực tiếp (lương chính, các khoản trích theo lương. của công nhân trực tiếp sản xuất) và một số loại chi phí trong khoản mục chi phí sản xuất chung như giá trị công cụ dụng cụ, nhiên liệu, động lực phục vụ sản xuất tại phân xưởng; lương sản phẩm tính cho nhân viên KCS….
- Ban hành các quy định phù hợp để có thể hướng dẫn chi tiết các doanh nghiệp trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp về các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm kết hợp giữa cung cấp thông tin của kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị chi phí giá thành để các doanh nghiệp qua đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình. Các cấp lãnh đạo doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng để từ đó có quan điểm đổi mới và hoàn thiện công tác này nhằm phục vụ tốt hơn cho việc điều hành và quản trị doanh nghiệp.