MỤC LỤC
- Một địa phương là một quốc gia hiện tại, một không gian địa lý xét về chất. - Một địa phương là một nền tảng cho nền công nghiệp địa phương và một quần thể những ngành nghề như công nghiệp và những nhà cung cấp của họ”3.
Như vậy về mặt markting có thể xem một địa phương hay một quốc gia là một thương hiệu, gọi là “thương hiệu địa phương” để phân biệt với thương hiệu sản phẩm hay dịch vụ của các đơn vị kinh doanh. Với quan điểm này, “xét về nguyên lý marketing thì marketing một thương hiệu địa phương và marketing một thương hiệu sản phẩm hữu hình hay dịch vụ không có gì khác nhau”5.
Để làm tăng lợi ích này, các nhà marketing địa phương luôn tìm cách hấp dẫn họ để có thể chi tiêu nhiều hơn và kéo dài thời gian lưu trú của họ, cũng như kích thích nhiều du khách đến tham quan địa phửụng mỡnh. Các địa phương tìm kiếm những tổ chức, những doanh nghiệp có khả năng tìm kiếm thị trường xuất khẩu để làm tăng kim ngạch xuất khẩu của địa phương mình.
Những người thường được các nhà marketing địa phương marketing đó là những nhân vật nổi tiếng, các nhà lãnh đạo tâm huyết của địa phương, những người nổi tiếng do đầu óc kinh doanh và thành đạt cũng là yếu tố dùng để marketing. Các địa phương sử dụng việc định cư của các nhân vật nổi tiếng này để chứng minh cho sự ưu việt của địa phương mình đem đến cho khách hàng mục tiêu.
Họ chính là chính quyền địa phương, là các tổ chức, các đơn vị kinh doanh và không kinh doanh, nhà nước và khu vực tư nhân, cũng như các cư dân của địa phương đó. Nhóm thứ hai bao gồm các tổ chức trung ương như chính quyền trung ương, các tổ chức xúc tiến du lịch và thương mại, cũng như các đại sứ quán và các tổ chức đại diện của địa phương và quốc gia ở trên thế giới.
Theo quan điểm này, nhà marketing địa phương là tất cả các thành viên trong địa phương đó. Haider, (1993), Marketing Asian Places, Attracting investment, industry, and tourism to cities, states, and nations, Singapore: John Wiley & Son (Asia)10.
Thương hiệu theo quan điểm này cho rằng sản phẩm chỉ là một thành phần của thương hiệu, chủ yếu cung cấp chức năng cho người tiêu dùng và nó chỉ là một thành phần của thương hiệu. Tiếp cận theo quan điểm này, thì thương hiệu của địa phương bao gồm những sản phẩm mà địa phương đó cung cấp cho các thị trường mục tiêu của mình như là, sản phẩm du lịch, hạ tầng cơ sở cứng và mềm, những sản vật mà địa phương nhằm thỏa mãn nhu cầu chức năng đó.
Theo quan điểm của marketing địa phương, khi đề cập tới marketing thì thương hiệu là đơn vị cơ bản để marketing. “Như vậy về mặt marketing có thể xem một địa phương hay một quốc gia có thể là một thương hiệu, gọi là thương hiệu địa phương”14.
- Những điều tốt đẹp, mọi dịch vụ, phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sơ.û - Những hoạt động kinh tế, tài chính. Trong những năm gần đây, một số địa phương trên thế giới vận dụng hiệu quả những lý luận về Marketing địa phương và họ đã rất thành công trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu địa phương, quốc gia.
Họ đã xây dựng một sản phẩm du lịch tổng hợp của mình với những Ghat (những bậc thang dẫn xuống sông Hằng) cho du khách tham gia chiêm ngưỡng tục tắm sông hằng năm mà người Hindu mộ đạo tham gia để tẩy gội tinh thần, tổ chức những hội thảo chuyên đề về đạo Hindu và các lễ hội văn hóa. Bên cạnh việc khai thác các giá trị tinh thần, văn hóa lâu đời hằng chục thế kỷ là con người sẽ được siêu thoát khi tắm sông Hằng, người Varanasi còn giới thiệu cho du khách các ngành nghề thủ công mỹ nghệ của địa phương như tơ lụa, thảm dệt.
Nhiều địa phương phải lưu ý các vấn đề tương phản, sự mâu thuẫn như thế từ các phương tiện truyền thông: vấn đề ma túy ở Myanmar, các cuộc khủng bố ở Đông Timor, thất nghiệp cao ở Bangladesh dẫn đến tỷ lệ tội phạm cao, hay những lời cáo buộc chống lại một thị trưởng về tình trạng gạ gẫm trẻ con và cưỡng đoạt ở Philippines. Muốn xây dựng thương hiệu địa phương thông qua du lịch, điều đầu tiên là phải xõy dựng cho được một sản phẩm đặùc thự từ những nguồn tài nguyờn (bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, tài nguyên nhân tạo.) sẵn có của địa phương mình.
- Khu du lịch địa đạo Bến Dược: cách TP Hồ Chí Minh 70km về phía Tây Bắc, giáp với sông Sài Gòn là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh với diện tích 100ha và 200km hệ thống địa đạo của hai căn cứ Khu ủy và Quân khu Sài Gòn – Gia Định. Du khách đến đây được tham quan hai khu căn cứ lịch sử này với công trình dưới lòng đất như: hầm bí mật, nơi ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo, nơi chăm sóc thương binh, hầm chống bom pháo, bếp dấu khói, ụ chiến đấu của du kích, và đường hầm ra sông,…Ngoài ra còn có khu bắn súng thể thao quốc phòng, nhà trưng bày hình ảnh vũ khí tự tạo, nhà hàng cạnh bờ sông với cảnh thiên nhiên thoáng mát.
Ngoài khu du lịch sinh thái Một thoáng Việt Nam, Công viên nước Củ Chi, Khu di tích lịch sử Bến Đình, Bến Dược, sẽ hình thành tuyến du lịch ven sông Sài Gòn gắn với vườn cây ăn trái phục vụ cho nhân dân và du khách đồng thời Huyện cũng tích cực có những chính sách phù hợp trong việc mời gọi các hình thức đầu tư để xây dựng cao khu vui chơi giải trí trong các khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp mà trước mắt là Khu vui chơi giải trí Cống Nước Nhĩ, Khu vui chơi giải trí của cán bộ và công nhân lao động Huyện tại Tân Qui. Củ Chi là vựng đất cửa ngừ phớa Tõy của thành phố Hồ Chớ Minh, được thiờn nhiên ban tặng những nguồn tài nguyên vô giá, với địa hình pha lẫn những nét đặc trưng của miền Tây và miền Đông Nam Bộ.
Bên cạnh đó, Củ Chi còn có những nghĩa vụ khác trong chiến lược phát triển chung của Thành phố như: xây dựng Khu bảo tồn động thực vật, khu công viên tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Phạm Văn Cội, dự án xây dựng phim trường, xây dựng cụm viện, trường đại học, trường cao đẳng (tại các xã Phú Hoà Đông, An Nhơn Tây,.), khu cơ khí sản xuất ô tô sẽ góp phần tạo ra diện mạo mới, làm tiền đề thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm tieáp theo. Với điều kiện giao thông thuận lợi, việc qui hoạch đầu tư xây dựng nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Huyện, sẽ tạo tiền đề và động lực mới khuyến khích việc phát huy tinh thần hiếu học tính năng động sáng tạo của người dân trong trong việc nâng cao trình độ học vấn tiếp thu các tri thức khoa học phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đối tượng được phỏng vấn bao gồm: 2 người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy marketing, 1 người làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và 3 người quản lý điều hành trong các doanh nghiệp du lịch lữ hành của thành phố. Dàn bài được thiết kế dựa theo các thành phần của một sản phẩm du lịch, qua đó thảo luận tay đôi với đối tượng nghiên cứu, nhằm gợi ý trọng tâm để xác định và bổ sung các yếu tố chính và tiêu chí con của sản phẩm du lịch của một địa phương.
- Đối với lãnh đạo Huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện Củ Chi và các phòng ban liên quan, lãnh đạo và chuyên viên trong các phòng ban, trung tâm thuộc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, các giám đốc, phó giám đốc các công ty du lịch, khu du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp, nội dung phỏng vấn theo bảng câu hỏi 2. Ở bước nghiên cứu định lượng, thông qua công cụ là 2 bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên kết quả của bước nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp du khách đã đến tham quan Củ Chi (bên cầu) và lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành du lịch (bên cung).
Cụ thể phần này trình bày nhận thức của khách hàng và nhà cung cấp về tầm quan trọng của các tiêu chí cấu thành nên một sản phẩm du lịch địa phương theo quan điểm của du khách và người cung cấp. Kết quả cuối cùng là đề tài mong muốn tìm ra sự khác biệt trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành nên một sản phẩm du lịch, cũng như hiện trạng du lịch Củ Chi giữa khách du lịch và những người đại diện bên cung sản phẩm.
Việc tìm hiểu thị hiếu của du khách không chỉ giúp cho những nhà lãnh đạo địa phương và ngành du lịch có hướng ưu tiên đầu tư thích hợp vào những lĩnh vực mà khách hàng mục tiêu quan tâm, mà còn giúp cho các hãng lữ hành xác định thị hiếu của du khách thuộc nhiều quốc tịch khác nhau trong xây dựng tour. Để thoả lấp những cách biệt này, đòi hỏi các cấp lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành du lịch Thành phố cần có những chính sách ưu tiên đầu tư phát triển để ngày càng thỏa mãn được du khách, đặc biệt là các tiêu chí thuộc về cơ sở hạ.
Đối với lĩnh vực công tác của những người được hỏi cũng có nhiều khác biệt có ý nghĩa trong việc đánh giá tầm quan trọng các tiêu chí cấu thành nên một sản phẩm du lịch địa phương như: Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh du lịch cho rằng phong tục tập quán của địa phương đóng vai trò quan trọng trong sản phẩm du lịch, còn lãnh đạo Đảng của Củ Chi cho rằng phong tục tập quán chỉ là yếu tố cần. Khác với các đối tượng khác, những người làm quản lý Nhà nước về du lịch của thành phố Hồ Chí Minh không đặt nặng vấn đề phương tiện giao thông và hệ thống thông tin liên lạc là những yếu tố hàng đầu cần phải ưu tiên trong việc đầu tư cho một sản phẩm du lịch địa phương.
Qua nghiên cứu ở chương 4 cho ta thấy, có những khác biệt trong nhận thức của du khách và lãnh đạo địa phương như: thứ nhất, trong đánh giá tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ thì khách quan tâm nhất, ngược lại với lãnh đạo địa phương cho rằng vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Huyện và các doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa cho các website giới thiệu sản phẩm du lịch có đường liên kết (link) với các website khác có lượng người truy cập lớn, bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng thẩm mỹ của các giao diện với các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh hấp dẫn người truy cập.