MỤC LỤC
Mật độ dân số quá cao ở nông thôn dẫn đến rất căng thẳng về việc làm với một diện tích nhỏ hẹp, dân số đông nên việc bố trí không gian lãnh thổ của Vùng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc phát triển, xây dựng thêm các trục đường giao thông, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu đô thị. Nhìn chung , hiệu quả sản xuất trong vùng còn tương đối thấp ở trong nhiều lĩnh vực, cụ thể là năng suất ruộng đất thấp, tiêu hao điện cao, năng suất lao động các ngành nghề thấp, hệ số ICOR cao, xuất khẩu ròng thấp (khoảng 30-35%)… Trình độ khoa học công nghệ - kỹ thuật và trình độ quản lý của các cơ sở sản xuất còn thấp xa so với khu vực và thế giới, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều thuộc nhón thay thế nhập khẩu, chu kỳ sản phẩm ngắn, năng lực cạnh tranh yếu. Trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở kinh doanh đều rất cần các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp từ phía các cơ quan công quyền cũng như một thể chế hỗ trợ thị trường mà dựa vào đó, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển như hỗ trợ thông tin, hỗ trợ pháp lý, tư vấn….
Các tỉnh thành phố ở phía bắc vùng ĐBSH (theo thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/07/2003 của Văn phòng Chính phủ gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh) có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long là những trung tâm thương mại và giao lưu quốc tế của vùng và cả nước; là địa bàn tập trung lớn các ngành công nghiệp (cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp) và dịch vụ; tập trung phần lớn cán bộ khoa học, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu của vùng. Ngoài ra, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ còn được rất nhiều ưu đãi về vốn đầu tư, về đầu tư cơ sở hạ tầngvà cơ chế chính sách cũng được ưu tiên hơn so với vùng Đông Nam Bộ (vốn nhà nước của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ lớn gần 1,4 lần so với vùng Đông Nam Bộ). Trong báo cáo “Lịch sử hay chính sách: tại sao các tỉnh phía bắc không tăng trưởng nhanh hơn” đã phản ánh được phần nào nguyên nhân tại sao các tỉnh phía bắc lại không tăng trưởng nhanh hơn các tỉnh miền Đông Nam Bộ trong khi các tỉnh phía bắc có nhiều thuận lợi hơn về cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư từ ngân sách.
Một trong những nguyên nhân chính lý giải về trình độ học vấn của lao động vùng ĐBSH là: hiện tại 64% các trường đại học và cao đẳng của cả nước, hầu hết các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học đầu ngành của đất nước đều tập trung ở vùng ĐBSH. Với vị trớ của ngừ của khu vực Đông Nam Á với Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á, vùng ĐBSH có thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành một đầu mối giao thông đi thế giới bằng tất cả các loại hình giao thông một cách dễ dàng. Có một sự phát triển lâu đời, vùng ĐBSH từ lâu đã hình thành hệ thống điểm trung tâm (đô thị) và kèm theo đó là nhiều cơ sở kinh tế, các doanh nghiệp có tiềm lực khá, tạo điều kiện cho xã hội có bước phát triển tốt.
Với tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, trong đó Hà Nội và Hải Phòng là 2 trong 5 thành phố lớn của cả nước, vùng ĐBSH đã thu hút được các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế đầu tư vốn, công nghệ, ví dụ như Canon, LG, Toyota… Mạng lưới liên kết vùng nông thôn ĐBSH được phát triển mạnh dọc theo các con sông và hệ thống đương quốc lộ và liên tỉnh. Các trục đường lớn: Quốc lộ 1, 5, 10, 18 đã hoàn thành việc nâng cấp hoặc đang được cải tạo, đang tiến hành xây dựng tuyến đường mới Láng - Hòa Lạc…xây dựng lại và xây mới một số cầu như cầu Bình, Lai Vu (Hải Dương), cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh)…. Mô hình kinh doanh các loại hình dịch vụ ngày càng được đổi mới theo hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao với các trung tâm phát triển dịch vụ lớn của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,….
… Cơ chế tài chính hỗ trợ phát triển khu công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao, phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, các công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật trực tiếp gắn với sản xuất. Hỗ trợ công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhanh, đảm bảo quyển lợi của cả hai bên, đền bù thỏa đáng cho người dân trong diện di dời, có những biện pháp cứng rắn yêu cầu chấp hành nghiêm chủ trương và quyết định của các cấp có thẩm quyền về việc giải phóng mặt bằng nhằm nhanh chóng thu hồi đất đai cho việc xây dựng công trình đúng tiến độ đề ra. Phối hợp trong việc thiết lập hệ thống thông tin và cung cấp thông tin vùng Trên cơ sở về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong vùng ĐBSH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ, Ngành, các địa phương có trách nhiệm cung cấp cho nhau thông tin về các lĩnh vực liên quan tới nội dung, cơ chế phối hợp phát triển trong vùng ĐBSH để xây dựng hệ thống thông tin chung cho vùng ĐBSH.
Các nội dung cần cung cấp gồm: các dự án đầu tư, cơ chế chính sách, dự báo thị trường, tiến bộ công nghệ và tình hình thực hiện hàng năm và 5 năm về các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, các chỉ tiêu về đầu tư nước ngoài, các chỉ tiêu về đầu tư từ ngoài tỉnh, các chỉ tiêu xã hội và môi trường. Có như vậy thông tin mới được truyền tải nhanh tới các địa phương để kịp thời phối hợp với các cấp thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra, những vấn đề khó khăn được giải quyết nhanh chóng và kịp thời…. Để phát huy thế mạnh của vùng, các tỉnh cần phối hợp để hình thành nối các tour du lịch, tạo điều kiện cho khách từ nơi này tới nơi kia một cách thuận tiện và dễ dàng, các doanh nghiệphoạt động lữ hành cần phối hợp chặt chẽ hơn.
Chính phủ, các tổ chức chính trị, xã hội, các hiệp hội ngành nghề chủ động xây dựng và tích cực triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thông tin và đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo nghề cho lao động phù hợp với xu hướng hội nhập. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân phát triển theo quy định của pháp luật, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn xóa bỏ hình thức phân biệt đối xử đảm bảo thực sự bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trong nước và Quốc tế. Tóm lại, tất cả những mục tiêu cũng như phương hướng phát triển của doanh nghiệp vùng ĐBSH ở đại hội đảng X nhằm đưa kinh tế của vùng đi lên phát huy cao nhất các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao chiến lược, đưa kinh tế vùng ĐBSH thành vùng kinh tế trọng điểm của Quốc gia.
Khẩn trương xây dựng cơ chế và nội dung phối hợp giữa các ngành với Ủy ban nhân dân các cấp để thực hiện ngay và nghiêm túc công tác hậu kiểm nhằm đánh giá, điều chỉnh và bổ xung chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. - Xây dựng đào tạo về Kỹ thuật – Công nghệ; phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế bao gồm các nội dung như: tổ chức sản xuất, quản lý kỹ thuật; đào tạo về phát triển thiết kế sản phẩm mới; đào tạo tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới; đào tạo về công nghệ đại trà thông thường. Có chính sách và kế hoạch tạo việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng nghề, đặc biệt đối với lao động trẻ tuổi từ 15 – 34 để chủ động chuyển dịch lao động ở những khu vực có sự chuyển dịch mục đích sử dụng đất theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa; có chính sách khuyến khích các khu công nghiệp, các doanh nghiệp lớn xây dựng các cơ sở đào tạo nghề tại chỗ để đáp ứng nhu cầu lao động của chính mình.