Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

    Khi mà tín dụng thực hiện được các vai trò trên thì lúc đó nền kinh tế sẽ hoạt động tốt, đầu tư được mở rộng, kinh doanh ổn định và phát triển, góp phần làm tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, từ đó giải quyết công ăn việc làm và đời sống của người dân được nâng cao. Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

    TỈNH AN GIANG

    Quá trình hình thành và hoạt động

    Giang; 01 chi nhánh tại Tp.Long Xuyên và 10 ngân hàng chi nhánh huyện thị trực thuộc, trụ sở đặt tại các huyện Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Thoại Sơn và thị xã Châu Đốc. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế.

    Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh NHNo tỉnh An Giang

    + Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối.

    Tổ chức quản trị

    Giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung; chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do NHNo Việt Nam giao, đồng thời trực tiếp điều hành các phòng: Tổ chức cán bộ và đào tạo, phòng Kiểm tra - kiểm toán nội bộ, phòng Thẩm định và phòng Nguồn vốn – kế hoạch tổng hợp cùng các chi nhánh ngân hàng huyện, thị, thành. Thực hiện các nhiệm vụ như: xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng phục vụ cho hoạt động của chi nhánh, đồng thời thực hiện các công việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc và các thiết bị tin học.

    GIÁM ĐỐC

      Nếu như sau ngày thành lập, việc đào tạo mới và đào tạo lại cốt yếu chỉ để làm quen với những cách làm, cách nghĩ mới thì ở giai đoạn hiện nay, chương trình đào tạo được gắn liền với chiến lược kinh doanh, được tiến hành một cách khoa học, với yêu cầu kiến thức, nghiệp vụ và công nghệ mới nhằm nhanh chóng thích ứng với kinh tế thị trường, với tiến trình hội nhập và xu hướng phát triển của đất nước. - Về huy động vốn: Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm, bên cạnh các hình thức huy động truyền thống, chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức huy động phong phú, đa dạng, đẩy mạnh công tác tiếp thị; thực hiện tốt hơn chính sách khách hàng; kiên trì với chủ trương khơi tăng nguồn vốn từ dân cư và tạo cân đối lành mạnh giữa nguồn vốn và nhu cầu cho vay, mới nhất là đợt huy động tiết kiệm Agribank Cup, đợt gửi tiền trúng vàng 3 chữ A đã thu hút lượng khách hàng tiềm năng khá lớn.

      NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG

      Phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh

      Xét trong cơ cấu vốn tín dụng đối với các ngành kinh tế, thương nghiệp - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nó luôn tăng trưởng mỗi năm: tăng mạnh nhất là năm 2005 với 329.388 triệu đồng, chiếm 49,46% trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tăng 68,12% so năm 2004; doanh số cho vay năm 2004 cũng tăng 110,78% so năm 2003, do trong năm này, kinh tế cả nước có nhiều biến động, giá cả một số mặt hàng như vàng, sắt, thép, xăng dầu và phân bón tăng cao, giá nguyên, vật liệu không ổn định đã phần nào ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế của địa phương, tất cả những điều đó khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi mở rộng sản xuất kinh doanh, nguồn cung sản phẩm không đủ đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Qua phân tích thực trạng ba năm cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi nhánh NHNo An Giang theo nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau cho thấy tuy doanh số cho vay ở một số ngành có vài biến động do ảnh hưởng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như cả nước thường xuyên thay đổi và do những đặc điểm, hạn chế riêng có của chi nhánh… Nhưng nhìn chung, vốn tín dụng đầu tư cho hầu hết các ngành kinh tế đều tăng, phần sụt giảm không đáng kể, dẫn đến doanh số cho vay ở khu vực này gia tăng liên tục phù hợp với sự tăng lên của nguồn vốn.

      Bảng 4.1: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh Từ năm 2003 đến năm 2005.
      Bảng 4.1: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh Từ năm 2003 đến năm 2005.

      Phân tích thực trạng thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh

      Đối với các doanh nghiệp, những năm qua chi nhánh NHNo An Giang không chỉ đơn thuần là đơn vị cho vay để lấy lãi mà còn là người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Từ đó, có thể đánh giá phần nào công tác phân loại khách hàng, thẩm định hồ sơ, điều kiện vay vốn và việc hỗ trợ, thường xuyờn theo dừi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, động viên nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng đã mang lại hiệu quả thiết thực.

      Bảng 4.5: Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo thể loại Từ năm 2003 đến năm 2005.
      Bảng 4.5: Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo thể loại Từ năm 2003 đến năm 2005.

      Phân tích thực trạng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh

      Đặc biệt vào thời điểm kết thúc năm, nhu cầu vay vốn lưu động của các thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng tăng mạnh trong những tháng trước và sau Tết âm lịch vì ngoài việc gia tăng sản xuất còn phải lo chi trả các khoản tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho nhân viên hoặc người lao động, tiền thanh toán nguyên, nhiên vật liệu trong khi tiền bán hàng của doanh nghiệp một bộ phận phải cho khách hàng gối đầu. Tuy vậy, tỷ trọng dư nợ ở lĩnh vực này so với một số ngành vẫn còn thấp, chi nhánh cần chú trọng hơn nữa trong việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư, tận dụng lợi thế sẵn có tại địa phương góp sức cùng các doanh nghiệp vượt qua khó khăn để đưa ngành thủy sản An Giang tiến lên với những bước đi thật vững chắc: sản lượng gia tăng, đồng thời chất lượng sản phẫm cũng luôn được đảm bảo.

      Bảng 4.9: Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế.
      Bảng 4.9: Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế.

      Phân tích thực trạng nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh

      Chi nhánh cần thận trọng hơn trong việc mở rộng quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp, trước khi tiến hành xét duyệt cho vay nên kiểm tra và thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng một cách chính xác và khách quan; tăng tỷ trọng các khoản vay có tài sản đảm bảo; giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp có tình hình tài chính thiếu lành mạnh và hoạt động kém hiệu quả. Nguyên nhân làm nợ quá hạn gia tăng, ngoài yếu tố bị tác động bởi môi trường hoạt động đầu tư, chỉ đạo ở tầm vĩ mô của NHNN Việt Nam nói trên còn những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía chi nhánh ngân hàng đó là: do chú trọng thực hiện chiến lược mở rộng, số lượng doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng gia tăng đáng kể, do đó khâu kiểm tra sau khi cho vay có lúc, có nơi chưa thường xuyên; trình độ chuyên môn của một số cán bộ ngân hàng còn bất cập, khâu thẩm định chưa chặt chẽ; việc gia hạn nợ chưa phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của khách hàng đã ảnh hưởng đến việc trả nợ khi đến hạn….

      Bảng 4.11: Nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại Từ năm 2003 đến năm 2005.
      Bảng 4.11: Nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại Từ năm 2003 đến năm 2005.

      Đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh

      Qua phân tích tình hình nợ quá hạn của chi nhánh NHNo An Giang trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005 đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho thấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay cũng như việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của NHNN đã được chi nhánh thực hiện, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa tích cực trong khâu thu nợ. Vì thế, chi nhánh NHNo An Giang cần chú ý hơn trong việc phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được tốt hơn, sử dụng các biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng trên, từng bước giảm dần các tỷ lệ này xuống mức an toàn để bảo đảm mục tiêu của chi nhánh là " tăng trưởng nhưng phải an toàn".

      Bảng 4.13: Hệ số thu nợ từ năm 2003 đến năm 2005.
      Bảng 4.13: Hệ số thu nợ từ năm 2003 đến năm 2005.

      DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

      MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GểP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY.

      Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP AN GIANG

      Về công tác huy động vốn

      - Thực hiện các giải pháp huy động vốn hữu hiệu theo hướng đẩy mạnh huy động vốn trong dân cư như khuyến khích mở tài khoản cá nhân để xóa bớt thói quen để tiền ở nhà, tạo được sự tín nhiệm của nhân dân trong việc gửi tiền ở ngân hàng, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức gửi tiền như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bảo đảm giá trị theo giá vàng…. - Có biện pháp hữu hiệu hơn trong công tác huy động vốn trung và dài hạn ở tất cả các tổ chức kinh tế, tầng lớp dân cư thông qua các hình thức: phát hành các chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng.

      Về hoạt động cho vay đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh

      - Tiếp tục hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ cho vay như đơn giản hóa hồ sơ thủ tục, giảm bớt các thông tin trùng lắp mà khách hàng phải cung cấp trong bộ hồ sơ; thành lập bộ phận " chăm sóc khách hàng" hoặc " Tổ hướng dẫn vay vốn" để tư vấn, giúp đỡ khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn. - Tuân thủ nghiêm túc quy trình, thủ tục cho vay, trong đó phải chú ý đảm bảo các yếu tố pháp lý của hồ sơ vay vốn; thực hiện nghiêm túc các bước công việc trong quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay, nghiêm khắc xử lý các trường hợp sai phạm như làm sai quy trình nghiệp vụ, cho vay vượt nguồn vốn cân đối, cho vay vượt mức phân cấp phán quyết….

      Giải pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng

      Đối với trường hợp cho vay theo chỉ định của cấp trên, nếu tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn vay, ngân hàng hoàn thiện thủ tục để trình Chính phủ xử lý. Do vậy, hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng là điều rất cần thiết, ngân hàng phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức phẩm chất, gương "Người tốt việc tốt" để những nhân viên tín dụng phấn đấu noi theo.