MỤC LỤC
- Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính , kế toán. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị.
Để phát huy chức năng và vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và trung thực, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN. Thực chất của việc tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp là việc tổ chức thực hiện ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo những nội dung công tác kế toán bằng phương pháp khoa học của kế toán, phù hợp với chính sách chế độ quản lý kinh tế quy định, phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của doanh nghiệp để phát huy chức năng, vai trò quan trọng của kế toán trong quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế.
Tuy nhiên , mô hình này còn bộc lộ một số nhược điểm sau : không cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết ở từng đơn vị phụ thuộc, không tạo điều kiện cho việc chỉ đạo trực tiếp về công tác kế toán ở các đơn vị phụ thuộc, nên việc chỉ đạo công tác kế toán, công tác quản lý ở đơn vị cấp dưới không được sát sao. Các đơn vị phụ thuộc đều được tổ chức kế toán riêng, chịu trách nhiệm kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trực tiếp ở đơn vị mình, định kỳ gửi các báo cáo đã được phân cấp về phòng kế toán để tổng hợp và lập báo cáo tài chính chung cho toàn doanh nghiệp.
Chương trình luân chuyển chứng từ là việc xác định trình tự đường đi (tuyến vận động) của chứng từ , nhằm phát huy đầy đủ chức năng thông tin, truyền tin và kiểm tra của chứng từ kế toán cũng như tạo điều kiện phản ánh vào sổ kế toán liên quan một cách nhanh nhất, kịp thời nhất , tránh được sự ứ đọng chứng từ làm chậm việc cung cấp thông tin. Mặt khác , phải căn cứ vào yêu cầu tổ chức hệ thống thông tin đã được phản ánh trong chứng từ kế toán, cũng như đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị để xác định.
Việc sắp xếp, phân loại các tài khoản trong hệ thống kế toán doanh nghiệp được căn cứ vào tính chất cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản, giữa chi phí và thu nhập và mức độ lưu động giảm dần các tài sản, đồng thời đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa hệ thống tài khoản kế toán với hệ thống báo cáo tài chính và các bộ phận cấu thành khác của hệ thống kế toán doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ, thể lệ kế toán của nhà nước, căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động SXKD, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng như điều kiện trang bị phương tiện, kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin mà lựa chọn vận dụng hình thức kế toán và tổ chức hệ thống sổ kế toán.
Phương pháp kiểm tra kế toán được áp dụng chủ yếu là phương pháp đối chiếu : Đối chiếu số liệu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán, giữa số liệu kế toán của doanh nghiệp với các đơn vị có liên quan, giữa số liệu kế toán với thực tế hoạt động SXKD, với chế độ, thể lệ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, để giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra, rút ngắn thời gian kiểm tra mà vẫn đảm bảo được tính đúng đắn, khách quan của công tác kiểm tra và thu hẹp phạm vi kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trên thực tế thường tiến hành kiểm tra theo trình tự ngược lại , từ trên xuống : từ báo cáo kế toán, sau đến sổ và cuối cùng là chứng từ.
Trước yêu cầu của công tác quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, công việc của nhân viên kế toán doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc phản ánh, ghi chép, tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán vào sổ kế toán và trình bày thông tin trên các báo cáo kế toán mà còn đòi hỏi phải biết phân tích, diễn giải các báo cáo kế toán. Thông qua việc phân tích, diễn giải các báo cáo kế toán để có những kiến nghị đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các giải pháp hữu hiệu, các quyết định thích hợp cho việc điều hành, quản lý và định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian trước mắt cũng như chiến lược phát triển lâu dài.
Thực hiện từng bước hiện đại hoá công tác kế toán, tiến tới xử lý hoàn toàn công tác kế toán trên máy tính đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hệ thống không chỉ ở các bộ phận kế toán mà ở cả các bộ phận quản lý chức năng khác trong doanh nghiệp là yêu cầu mới, cấp bách đặt ra trong điều kiện hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin một cách chính xác, khách quan và kịp thời. Để đáp ứng được yêu cầu đặt ra cần phải thực hiện tốt các nội dung nêu trên, trong đó phải đặc biệt coi trọng nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán về sự hiểu biết và sử dụng máy vi tính kết hợp chặt chẽ với các chuyên gia, các trung tâm máy tính để thiết kế lập trình cho phù hợp với đặc điểm tình hỡnh cuỷa doanh nghieọp.
Trước tình hình mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam phải chấp nhận những nguyên tắc, luật lệ của quốc tế, nên nhiều cơ chế chính sách trong nước phải thay đổi cho phù hợp, trong đó có cơ chế chính sách về tài chính kế toán, nhiều nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh mới chưa có chế độ tài chính, kế toán kịp thời phản ảnh chi phối như: thuế giá trị gia tăng lần đầu áp dụng từ 01/01/ 1999 với rất nhiều vướng mắc phát sinh, nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn ra đời để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế lúc bấy giờ. Nhưng trong hoạt động thực tế công việc lập chứng từ tại các doanh nghiệp thương mại- du lịch chưa được quan tâm đúng mức, có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là lãnh đạo các cấp của doanh nghiệp chưa kiên quyết trong việc lập chứng từ, việc lập chứng từ đôi khi không kịp thời hoặc không phản ánh đúng nội dung thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, còn nguyên nhân khách quan là môi trường kinh doanh hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp đủ mọi thành phần kinh tế mở ra, cách ghi chép và quản lý của nhà nước về chứng từ hóa đơn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn bất cập, nhiều doanh nghiệp thành lập chỉ để bán hóa đơn.
Với việc phân chia tài khoản kế toán như trên, các doanh nghiệp thương mại du lịch có cơ sở đi sâu phân tích tỷ lệ lãi gộp của từng nhóm hàng hóa, dịch vụ ; biết được cụ thể lợi nhuận đóng góp của từng mãng hoạt động kinh doanh từ đó giúp lãnh đạo Cty có những quyết định kinh tế riêng cho từng hoạt động kinh doanh hàng hóa, ăn uống, dịch vụ. Phòng kế toán của đơn vị chính có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở bộ phận văn phòng doanh nghiệp, tổng hợp các số liệu kế toán ở các đơn vị có tổ chức kế toán riêng, thu nhận chứng từ của các đơn vị kế toán báo sổ gửi lên để kiểm tra và ghi sổ tổng hợp, tổng hợp báo cáo kế toán toàn đơn vị.
2./ Lãi gộp hoạt động nhà hàng(ăn uống) Tỷ lệ lãi gộp kinh doanh ăn uống.
Trong quản lý thì không thể thiếu công tác kiểm tra, kiểm tra kế toán nội bộ được xem là một hệ thống các biện pháp kiểm tra về tài chính kế toán và các mặt khác, do ban lãnh đạo đặt ra, nhằm thực hiện việc quản lý kinh doanh của doanh nghiệp một cách có quy củ và có hiệu quả, đảm bảo chắc chắn việc tuân thủ triệt để các chính sách quản lý, bảo vệ tài sản và đảm bảo ghi chép sổ sách đầy đủ và trung thực hợp lý. + Khi chứng từ là hóa đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản có xác nhận của cơ quan thuế địa phương, thì được khấu trừ đầu vào theo một tỷ lệ nhất định, vì bản thân giá của những sản phẩm này ít nhiều đều có thuế giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất ( trước đây đã làm nhưng thiếu chặt chẽ không có xác nhận của cơ quan thuế địa phương hoặc chính quyền sở tại, bị một số doanh nghiệp lợi dụng gian lận thuế).