Đổi mới cơ chế tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Giới thiệu về Tập đoàn Điện lực Việt Nam

    Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm: công nghiệp điện năng; khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng, xây lắp, bảo dưỡng các công trình điện, công trình công nghiệp, dân dụng, công trình viễn thông - công nghệ thông tin; sản xuất, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện và phụ kiện điện, cấu kiện thép bê tông và cung ứng vật tư thiết bị ngành điện; xuất nhập khẩu điện năng, vật tư thiết bị phục vụ ngành điện; vận tải thủy bộ phục vụ sản xuất, kinh doanh; khai thác nguyên liệu phi quặng; kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin; hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm. Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và một số đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường.

    Chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn là một bước thay đổi sâu rộng và cơ bản trong quá trình phát triển, đổi mới tổ chức quản lý đặc biệt là đổi mới cơ chế tài chính của ngành điện.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

    Định hướng phát triển ngành điện Việt Nam

    - Phát triển phù hợp các trung tâm điện lực ở các khu vực trong cả nước nhằm đảm bảo tin cậy cung cấp điện tại chỗ và giảm tổn thất kỹ thuật trên hệ thống điện quốc gia cũng như đảm bảo tính kinh tế của các dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho từng vùng và cả nước. - Phát triển nguồn điện mới phải tính toán với các phương án đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ các nhà máy đang vận hành; đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; sử dụng công nghệ hiện đại đối với các nhà máy điện mới. Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền tải hệ thống điện quốc gia, sản xuất điện quy mô lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

    Luật Điện lực cũng định hướng phát triển ngành điện Việt Nam theo hướng thị trường điện lực cạnh tranh; đa dạng hóa các hình thức sở hữu; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động điện lực; từng bước phát triển thị trường điện lực cạnh tranh hoạt động theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia thị trường.

    Bảng 3.1  Khối lượng đầu tư nguồn điện giai đoạn 2006  2015
    Bảng 3.1 Khối lượng đầu tư nguồn điện giai đoạn 2006 2015

    Phương hướng phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam

    Hợp tác phát triển mạnh mẽ và rộng khắp dịch vụ ngân hàng, tài chính và bảo hiểm, dựa trên nền tảng quan hệ trực tiếp với gần 10 triệu khách hàng sử dụng điện và viễn thông của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhằm tạo ra lợi nhuận góp phần hỗ trợ tài chính đầu tư điện lực. Về viễn thông, sẽ phát triển hệ thống viễn thông điện lực đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ công tác quản lý, vận hành, kinh doanh đa ngành trong Tập đoàn; phát triển các loại hình dịch vụ, từng bước chiếm lĩnh thị trường viễn thông công cộng, nhằm mục tiêu chiếm lĩnh không dưới 15% thị phần các dịch vụ viễn thông công cộng vào năm 2010. Về tài chính, sẽ phát huy tối đa các nguồn tài chính để đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, viễn thông công cộng, cơ khí và một số lĩnh vực khác, với mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi với tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 12%, đảm bảo sự cân bằng về tài chính chung trong Tập đoàn, đảm bảo tỷ lệ tự đầu tư trên 30%; xây dựng các nguyên tắc xác định giá mua bán điện trên cơ sở tách bạch từng khâu sản xuất, truyền tải, phân phối bán lẻ đảm bảo sự cân bằng giữa các khâu; thành lập Công ty tài chính điện lực để đảm bảo thu xếp.

    Về phát triển cơ khí điện, sẽ phối hợp với các công ty cơ khí trong nước phấn đấu đến năm 2010 tự chủ phần lớn thiết bị điện đến 110 kV và có thể đáp ứng một phần nhu cầu máy biến áp 220 kV và các thiết bị 220 kV khác; nhằm mục tiêu đến năm 2010 cung cấp trọn bộ thiết bị cơ khí thủy công, các kết cấu thép của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện được chế tạo trong nước.

    Một số giải pháp đổi mới cơ chế tài chính Tập đoàn Điện lực Việt Nam 1. Nhóm giải pháp về chính sách của Nhà nước

      Chính vì vậy, Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam để đảm bảo chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, giúp cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực quốc tế gửi cho các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư quốc tế, giảm thiểu các nghiệp vụ điều chỉnh từ báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sang báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy, để có thể phát huy được những ưu điểm của mô hình tập đoàn, đổi mới cơ chế tài chính từ giao vốn sang đầu tư vốn, mở rộng, đa dạng hóa các mối liên kết trong nội bộ Tập đoàn, tăng cường năng lực tài chính và khả năng tự chủ tài chính của toàn thể các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn, hình thành thị trường điện tại Việt Nam thì giải pháp quan trọng trong nhóm giải pháp về chính sách của Tập đoàn chính là tiếp tục sắp xếp cơ cấu lại các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn theo hướng phát triển cơ cấu công ty mẹ – công ty là cơ cấu chủ đạo kết hợp với xây dựng thị trường điện. Ban kiểm soát của công ty mẹ sẽ tổ chức kiểm toán tất cả hoạt động của các doanh nghiệp thành viên theo yêu cầu của Hội đồng quản trị nhằm đảm bảo các doanh nghiệp thành viên tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước và sự phân cấp của công ty mẹ, giúp các doanh nghiệp thành viên trong giai đoạn đầu chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn có thể chủ động kinh doanh và chịu trách nhiệm về các quyết định do mình đưa ra trước chủ sở hữu.

      Thực tế này đòi hỏi EVN sẽ phải tiếp tục tập trung nghiên cứu và thực hiện tốt các giải pháp huy động vốn như: tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa để huy động các nguồn vốn từ bên ngoài đầu tư vào ngành Điện; huy động nguồn vốn từ nhiều kênh; chú trọng đến các phương án về phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế bằng cả USD và đồng Việt Nam; tích cực hợp tác với các đối tác chiến lược trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng để tận dụng ưu thế và tiềm năng tài chính của các tổ chức này; thành lập công ty tài chính điện lực để thực hiện công tác thu xếp vốn cho EVN.

      Bảng 3.2 : So sánh doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH một thành viên
      Bảng 3.2 : So sánh doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH một thành viên

      Một số kiến nghị

      Thứ ba, có kế hoạch thực hiện liên tục quá trình đào tạo và tái đào tạo đội ngũ lãnh đạo, điều hành Tập đoàn đặc biệt là về vấn đề tài chính, dự báo để có thể nâng cao kiến thức, tiếp thu kiến thức mới, phù hợp với tình hình kinh tế đổi mới nhanh chóng như hiện nay. Nhà nước chỉ quyết định khung giá trần giá bán điện cho các loại hộ tiêu thụ điện dựa trên chi phí biên dài hạn của toàn EVN bao gồm cả việc thẩm tra và quyết điùnh mức phớ sử dụng lưới truyền tải và phõn phối, chi phí của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công ích trong ngành điện. Chính vì vậy, tôi xin kiến nghị Nhà nước vẫn tiếp tục ưu tiên bố trí vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ODA, các nguồn vay song phương của nước ngoài…để Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện các công trình trọng điểm của quốc gia.

      Trên cơ sở nghiên cứu ở chương 2 về thực trạng cơ chế tài chính của EVN, những tồn tại yếu kém cùng những nguyên nhân tạo ra sự tồn tại yếu kém , chương 3 tập trung đưa ra một số giải pháp về các chính sách của Nhà nước và các chính sách của Tập đoàn Điện lực nhằm khắc phục những tồn tại yếu kém, đổi mới cơ chế tài chính Tập đoàn Điện lực Việt Nam.