Thất thoát lãng phí trong xây dựng chung cư ở Việt Nam giai đoạn 2005-2009: Giai đoạn chia chác đất công

MỤC LỤC

Thất thoát lãng phí ngay từ giai đoạn lập dự án

Việc chia chác đất công bắt đầu từ Công văn số 259 của Viện Quy hoạch Hải Phòng, ký ngày 5/7/2001 về việc xây dựng khu nhà ở đồng Quán Nam, xã Dư Hàng Kênh, huyện An Hải cho một số cơ quan thành phố như Ban Tuyên giáo Thành ủy, ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Sở Địa chính-Nhà đất (nay là Sở Tài nguyên & Môi trường) và nhân dân phường Dư Hàng Kênh. Bên cạnh đó, UBND huyện An Hải đã “bật đèn xanh” giao cho UBND xã Dư Hàng Kênh làm chủ đầu tư nên để xảy ra một số sai phạm nghiêm trọng trong xây dựng như: Dự án có quy mô lớn lên tới 11,52 ha đất với vốn đầu tư 44 tỷ đồng nhưng chủ đầu tư không lập báo cáo đầu tư trình cơ quan chức năng phê duyệt, không tổ chức đấu thầu. Trong thời buổi tấc đất-tấc vàng, việc một doanh nghiệp vừa “chào đời” mới được 20 ngày đã trở thành chủ đầu tư một dự án khu đô thị rộng gần 1 triệu m2, mặt tiền bám dọc đường Phạm Văn Đồng 400m khiến các nhà đầu tư khu đô thị lừng lẫy cả về tiền và kinh nghiệm phải thèm thuồng và ngả nón.

Người ta có cơ sở để nghi ngờ ông Hoàng Văn Nghiên có ưu ái đối với dự án “Thành phố giao lưu” hay cụ thể hơn là đối với VIGEBA bởi ông Nghiên đã ký văn bản số 1694 ngày 20/5/2004 gửi VIGEBA: “Cho phép đầu tư và giao chủ đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu”. Vì lẽ đó một tháng sau, UBND TP Hà Nội đã có quyết định 3823 chính thức thu hồi gần một triệu m2 đất tại Từ Liêm và Cầu Giấy giao cho VIGEBA đầu tư khu đô thị “Thành phố giao lưu” và gần một tháng sau cũng chính UBND TP Hà Nội lại phải ban hành thêm quyết định 4437: Điều chỉnh, bổ sung một số điều của quyết định 3823.

Thất thoát lãng phí trong giai đoạn thực hiện dự án

Theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, thì giá trị đất của 9 dự án trên phải được định giá theo mục đích sử dụng đất là đất ở, theo giá thị trường thời điểm chuyển đổi sang công ty cổ phần, để đưa vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Thực tế đã chứng minh những nội dung tố cáo của ông Kiệt là có cơ sở vì chỉ với dự án khu dân cư Hiệp Bình Phước, tuy được định giá vốn theo sổ sách là 87,4 tỷ đồng, cộng chi phí phát sinh khoảng 13 tỷ đồng; nhưng Công ty cổ phần Bình Phú đã thu được 145 tỷ đồng với giá giao dịch thực tế ngoài thị trường sau khi đã cổ phần hóa. Nhận định về việc cổ phần hóa tại Công ty cổ phần Bình Phú, luật sư Nguyễn Văn Quynh, Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng: Quy định của pháp luật liên quan đến chính sách cổ phần hóa thì những phần diện tích đất của 9 dự án nêu trên phải xác định theo đúng mục đích sử dụng đất ở theo giá thị trường thời điểm đưa vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

Thất thoát lãng phí trong giai đoạn vận hành các dự án xây dựng chung cư – đô thị

Giá trị quyền sử dụng đất này là giá do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định sát với giá chứng nhận quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường và công bố vào ngày 01/01 hằng năm theo quy định của Chính phủ. Xin đặc biệt lưu ý rằng, mặc dù đã cho 3 đơn vị thuê lại mặt bằng, song Cty CP kiến trúc xây dựng Thủ đô lại chưa ký hợp đồng thuê nhà với Cty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội mà chỉ tạm đặt cọc 100 triệu đồng!?. Mức giá cho thuê như vậy tại thời điểm hiện tại là rất không phù hợp nên tháng 10/2006, Thành phố đã có Văn bản 4623 chỉ đạo: Đối với diện tích nhà bố trí cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp thì phải xác định diện tích theo tiêu chuẩn định mức và lập hồ sơ quản lý theo quy định về tài sản công.

Một trong những nội dung quan trọng của công văn là: Giao cho Cty CP Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội (Cty 6) lập phương án vận hành, khai thác khu đô thị mới, nhà chung cư cao tầng tại KĐT mới Trung Hòa - Nhân Chính để Sở TN-MT&NĐ phối hợp với các Sở liên quan xem xét, báo cáo UBND TP Hà Nội. Vì lẽ đó, nếu chuyển giao quyền quản lý khu đô thị này sang Cty 6 không những đi ngược chỉ đạo của Thành phố Hà Nội mà có thể còn làm cho ngân sách thành phố phải gánh thêm khoản tiền đáng kể chi cho quản lý nhiều KĐT trên toàn Hà Nội.

GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT LÃNG PHÍ

Các giải pháp liên quan đến việc phát huy dân chủ

- Xây dựng hoàn chỉnh cơ chế để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình trong quản lý dự án, có chế tài để đảm bảo cơ chế này được tôn trọng. - Có cơ chế đảm bảo sự công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu, trong xây dựng, mua sắm, trong thanh toán, quyết toán để “ngừơi chủ” có thể giám sát quá trình đầu tư tốt hơn. Đồng thời kiên quyết xử lý theo đúng pháp luật mọi cá nhân cố tình vu khống, tố cáo sai sự thật để phục vụ mục đích xấu của họ.

Các giải pháp liên quan đến việc phát huy vai trò của thông tin đại chúng -Để chống thất thoát, lãng phí quyết liệt hơn, báo chí không chỉ đưa

+ Làm rừ quyền hạn và trỏch nhiệm của từng Bộ, giữa cỏc bộ, ngành, địa phương trong việc quản lý đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước (bao gồm vốn ngân sách, vốn tín dụng nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp. nhà nước) và vốn khụng phải nhà nước; quy định rừ hơn nữa việc phõn cấp, giao quyền, trách nhiệm (pháp lý và vật chất) của từng chủ thể tham gia quá trình đầu tư : chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế, người thẩm định, người giám sát thi công đối với chất lượng, tiến độ, giải phóng mặt bằng, lập và duyệt thiết kế - tổng dự toán, trách nhiệm về kế hoạch vốn, đấu thầu, thi công, mua sắm, lắp đặt và hạn mức chi phí được duyệt. -Cần có những quy định cụ thể chống khép kín trong đầu tư đối với hoạt động tư vấn trên nguyên tắc bảo đảm tính độc lập, khách quan trong hoạt động tư vấn, cụ thể là: các dự án của bộ, ngành này phải sử dụng tư vấn của các bộ, ngành khác trong các khâu thẩm định, giám sát đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng; các tổ chức tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng, tư vấn giám sát của một dự án, công trình nhất thiết không được thuộc cùng một cơ quan chủ quản (bộ, ngành, tỉnh, thành phố), từng bước hình thành tổ chức tư vấn độc lập. Cùng với việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, bộ, ngành và địa phương trong cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, cần quy định bổ sung đầy đủ các chế tài đủ mạnh đối với tất cả các khâu của quá trình đầu tư nhằm nâng cao trách nhiệm và xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý đầu tư, đồng thời khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật về đầu tư xây dựng, bảo đảm hoạt động đầu tư đúng pháp luật, có hiệu quả, ngăn chặn thất thoát, lãng phí.

+Cần có những văn bản quy phạm xác định nguyên tắc và cơ chế pháp lý bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của nhân dân, của đội ngũ cán bộ công chức, các nhà khoa học, các chuyên gia và mọi lực lượng xã hội vào quá trình xây dựng và trình ban hành văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng, theo đó, các cơ quan nhà nước được giao chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo văn bản cần tăng cường việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân trước khi nó được trình ban hành, đặc biệt những người là đối tượng điều chỉnh của văn bản pháp luật. Bằng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thường xuyên rà soát, hệ thống hoá, nhà nước sẽ điều chỉnh nội dung các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng cho sát hợp với yêu cầu đòi hỏi của quản lý, phù hợp với luật pháp quốc tế về đầu tư xây dựng, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang tiến tới hội nhập nền kinh tế quốc tế.