MỤC LỤC
Các khoản dự trữ ngân quỹ, đầu tư chứng khoán, cho vay, là các tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng lại không có tính ổn định lâu dài nên ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn khác để tạo ra cho phù hợp với đặc điểm này, đó là nguồn vốn tự huy động trong nền kinh tế và đi vay từ NHNN và các tổ chức tín dụng khác, có NH còn được bổ sung từ nguồn vốn ủy thác đầu tư từ trong nước và nước ngoài. NHTM khi nắm giữ nguồn tiền gửi của khách hàng thì một mặt phải dự trữ một khoản tiền để đáp ứng yêu cầu rút tiền vô điều kiện của khách hàng và mặt khác phải chấp hành chính sách quản lý tiền tệ của NHNN bằng cách dự trữ một khoản tiền nữa dưới dạng ký quỹ bắt buộc theo một tỷ lệ nhất định tại NHNN.
Các đặc tính về khản năng sinh lời, rủi ro và khả năng thanh khoản của các loại cho vay và đầu tư khác; các mục tiêu của NHTM và mục tiêu của chính sách cho vay; khả năng và kinh nghiệm của cán bộ và nhân viên NH; Nhu cầu tín dụng của khu vực thị trường mà NH hoạt động động; ảnh hưởng của các chính sách của Chính phủ như chính sách ưu đãi, chính sách tỷ giá, chính sách tài chính và tiền tệ, các điều kiện chung của nền kinh tế…. Chính sách đối với các khoản vay có vấn đề gồm quy định về cách thức xác định nợ xấu (các yếu tố cấy thành khoản nợ xấu), tỷ lệ nợ xấy có thể chấp nhận và mức độ “xấu” của khoản nợ, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và khai thác…Để ngăn ngừa các khoản cho vay có vấn đề thì NHTM thường xuyên đào tạo nghiệp vụ và giáo dục đội ngũ cán bộ NH có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức với tinh thần trách nhiệm cao, xem xét lại hệ thống thông tin quản lý khỏch hàng để cú thể được cập nhất và theo dừi thường xuyờn và chính xác, trong hệ thống thông tin này được thiết kế để đáp ứng được các yêu cầu phân loại khác nhau về các tiêu thức, về khác hàng, về thời gian, về ngành kinh tế, vùng kinh tế….
Như vậy, NHTM theo dừi giỏ cả và sự biến động của giỏ cả cỏc chứng khoỏn rất sớt sao, cỏc thông tin về giá cả sẽ được thu thập một cách chính xác và kịp thời, điều đó giúp cho việc cân nhắc và ra quyết định kịp thời trong việc đầu tư vào chứng khoán nào và không nên duy trì chứng khoán nào nữ trong NH. Ngân hàng thường xem xét một số chỉ tiêu liên quan đến danh mục chứng khoán như rủi ro và thu nhập từ chứng khoán, xu hướng vận động của giá chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng, tỷ lệc chứng khoán thanh khoản trên ngân quỹ hoặc tiền gửi… tỷ lệ này phản ánh chiến lược quản lý chứng khoán của ngân hàng.
Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ nhân viên NH là yếu tố quyết định đánh giá sự thành công của quá trình quản lý, sự hiểu biết nghiệp vụ kém, không đồng đều giữ các nhân viên NH có thể dẫn đến những quyết định sai lầm trong quản lý như làm thay đổi kết cấu của tài sản NH, các khoản cho vay bị rủi ro…Trình độ cán bộ cao cho phép nghiên cứu phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ thích hợp để đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, đồng thời cho phép thu thập, phân tích, xử lý thông tin đầy đủ, có cơ sở từ đó đánh giá được chính xác tính hình thị trường, dể điều chỉnh công tác quản lý tài sản cho phù hợp. Chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý tài sản của NHTM, sự ưu tiên phát triển một ngành kinh tế nào đó sẽ kéo theo vốn đầu tư của Chính phủ hoặc chính sách ưu đãi của Chính phủ về thuế và các điều kiện hợp pháp của các khoản vốn vay NH.
Trước sự biến động không ngừng của nền kinh tế và các chính sách điều chỉnh của Chính Phủ, NHNN, Vietinbank đã xác định mục tiêu tăng trưởng, bền vững, an toàn và hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động phân loại, cơ cấu lại cơ sở khách hàng theo chiến lược của HĐQT để ra, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và giữ vững thị phần. Tuy nhiên các khoản cho vay trung và dài hạn của Vietinbank thường tập trung vào các khách hàng lớn, khách hàng chiến lược thuộc các ngành sản xuất quan trọng như Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông, Công nghiệp thép, Xăng dầu, Xi măng, Hóa chất, dệt may, tiêu biểu như các dự án của Nhà máy đạm Cà Mau, xi măng Công Thanh, Xi măng Hệ dưỡng, Cảng biển Cái Mép, Hòn La, nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Để đảm bảo chủ động trong thanh khoản và phòng tránh các sự cố bất ngờ xảy ra, NHCTVN tính toán và duy trì một tỷ lệ hợp lý tài sản dưới dạng tiền mặt, và tài sản lỏng và các khoản tương đương tiền, tài khoản Nostro, các công cụ thị trường tiền tệ và các quỹ dự trữ đặc biệt tại NHNN (chiếm khoảng 25% tổng tài sản). Sự tăng trưởng mạnh về đầu tư chứng khoán thể hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh doanh theo hướng đa dạng hóa danh mục tài sản sinh lợi, tăng cường đầu tư vào các chứng khoán không có rủi ro, rủi ro thấp, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào hoạt động tín dụng truyền thống, nâng cao hiệu quả khai thác vốn khả dụng và bổ sung tài sản dự trữ thứ cấp cho mục đích thanh khoản.
Ngân hàng Công thương Việt Nam quán triệt các quan điểm chỉ đạo chiến lược như sau: Thay đổi hình thức sở hữu theo hướng đa dạng hoá cơ cấu chủ sở hữu nhằm đổi mới cơ chế quản trị điều hành, thu hút thêm nguồn lực, tăng cường sự kiểm soát của các cổ đông, khách hàng và công chúng đối với ngân hàng; HĐKD dựa trên các nguyên tắc thị trường với mục tiêu tối ưu hoá lợi nhuận và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam;. “tài sản vốn” quan trọng nhất để có chính sách đào tạo, phát triển và sử dụng phù hợp; xác định công nghệ thông tin là yếu tố then chốt để cạnh tranh và phát triển kinh doanh; tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, tinh gọn, linh hoạt, đủ điều kiện hội nhập quốc tế; định hướng xây dựng và phát triển Vietinbank thành Tập đoàn ngân hàng tài chính hàng đầu tại Việt Nam.
- Dựa trên tiềm lực sẵn có lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định nhằm đạt hiệu quả HĐKD với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của NHCT trên thị trường góp phần xây dựng NHCT thành một NHTM hiện đại, hoạt động có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa chức năng với phương châm tin cậy, hiệu quả và hiện đại. Tăng trưởng dư nợ bền vững và nâng cao chất lượng tín dụng bằng việc: đổi mới nhận thức về đầu tư tín dụng và xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, đa dạng hoá các hình thức đầu tư tín dụng để tăng khả năng mở rộng chiếm lĩnh thị phần; đổi mới chiến lược khách hàng để đầu tư tín dụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng thẩm định và quyết định tín dụng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành cho các cấp quản trị; xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá kết quả công việc, năng lực nhân viên tiên tiến; đánh giá và sử dụng cán bộ phải gắn với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn cán bộ và lấy hiệu quả công tác thực tế làm thước đo chủ yếu; thúc đẩy luân chuyển cán bộ; quy hoạch cán bộ phải đi đôi với đào tạo bồi dưỡng tạo nguồn dự trữ dồi dào không để bị hẫng hụt;. - Cải tiến đổi mới chính sách duy trì nguồn nhân lực (tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi, thi đua khen thưởng…) để tạo ra một hệ thống cơ chế động lực đồng bộ nhằm kích thích, động viên cán bộ nhân viên, các đơn vị thi đua hăng say làm việc, tăng năng suất, chất lượng hiệu quả, tận tâm, trung thành với NHCT, đồng thời thu hút nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản có hệ thống, thành thạo vi tính, ngoại ngữ, thu hút các chuyên gia, nhân viên giỏi, nhân tài về NHCT và giữ chân nhân viên giỏi ở lại với NHCT.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm tối đa thời gian và các khâu thủ tục của các cơ quan công quyền liên quan đến hoạt động ngân hàng (nhất là các thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm); hạn chế tối đa các “Giấy phép con” (những nghiệp vụ hoạt động đã được quy định tại Luật và không thuộc điều cấm thì các TCTD được thực hiện mà không phải xin phép). Xem xét sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật cho phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế; ban hành các văn bản hướng dẫn về một số nghiệp vụ chứng khoán như giao dịch bán khống, vay và cho vay chứng khoán, giao dịch phái sinh; giao dịch chuyển nhượng của cổ đông sáng lập…Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, cầu tiêu dùng trong dân cư giảm mạnh, đi đôi với gói giải pháp kích cầu trung và dài hạn đến năm 2011, cần xem xét chính sách thuế để đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCK.
- Cần tiếp tục rà soát lại hệ thống văn bản, cơ chế, chính sách liên quan đến một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu và các nghiệp vụ mới về ngân hàng để bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và cam kết hội nhập, đồng bộ hoá các văn bản pháp luật thành một hệ thống quy định chuẩn, áp dụng chung cho các ngân hàng, TCTD. - Xây dựng hệ thống dữ liệu báo cáo quản lý HĐKD của các TCTD tập trung tại NHNN để thống nhất tiêu chí thông tin và là đầu mối duy nhất cung cung cấp ra bên ngoài theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền cũng như của các tổ chức có liên quan để khắc phục tình trạng các TCTD tự cung cấp thông tin thiếu thống nhất.