Phát triển tiểu, thủ công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

Mối quan hệ giữa tiểu, thủ công nghiệp với đại công nghiệp

Ở phương thức này, các xí nghiệp thuộc khu vực T-TCN và các xí nghiệp thuộc khu vực đại công nghiệp thường xuyên tìm hiểu, so sánh giá cả, chi phí sản xuất và ước tính các điều kiện của sản xuất và thị trường, tìm kiếm các loại sản xuất và các thao tác chế tạo có lợi nhất cho xí nghiệp của họ. Đây là hình thức mà trong đó các cơ sở sản xuất T-TCN sử dụng sản phẩm của một hay nhiều cơ sở lớn của đại công nghiệp, ví dụ như: lắp ráp rađiô, sản xuất các loại sơn, thức ăn gia súc, sản xuất các loại sản phẩm tiêu dùng (từ các bán thành phẩm của các nhà máy hoá chất lớn), sản xuất đồ gỗ, khung cửa, đồ chơi trẻ em … và một số lớn các bộ phận rời hay nguyên liệu khác.

NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN

    Các nguồn lực tự nhiên nêu trên có loại ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển các ngành nghề T-TCN, có loại ảnh hưởng gián tiếp đến cơ cấu các ngành T-TCN qua sự ảnh hưởng đến phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, nông, lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật…Vị trí địa lý là một điều kiện quan trọng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và cơ cấu các ngành T-TCN, nhất là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, tăng cường và mở rộng các quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về vốn khác trước, đòi hỏi các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có lượng vốn đủ lớn để đầu tư công nghệ, thiết bị, máy móc tiên tiến vào một số công đoạn, sản xuất phù hợp nhằm thay thế kỹ thuật lao động thủ công, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường và mở rộng sản xuất.

    VAI TRề VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

    Vai trò của các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường

    Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn là vấn đề bức xúc hiện nay bởi dân số và lao động gia tăng nhanh, diện tích canh tác trên đầu người thấp và ngày càng thu hẹp, khả năng thu hút lao động từ phát triển nông nghiệp hiện nay ở nông thôn rất thấp, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng. Sự hình thành, mở rộng và phát triển của các ngành T-TCN có vai trò quan trọng đối với việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH và HĐH, làm cho tỷ trọng của khu vực nông nghiệp ngày càng giảm dần, tỷ trọng các ngành T-TCN và dịch vụ ngày càng tăng lên. Phát triển các ngành nghề T-TCN trong nông thôn nhằm khai thác và huy động có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế sẵn có ở nông thôn về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm , thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động để đẩy mạnh sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao,.

    Xu hướng phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp trong nền kinh tế thị trường

    - Đối với các sản phẩm thuộc Tiểu ngành thứ nhất, một số sản phẩm có nhu cầu thị trường thấp, hoặc có thị trường nhưng không cạnh tranh nổi với hàng hoá công nghiệp hiện đại và hàng hoá nước ngoài sẽ suy thoái dần và có xu hướng bị đào thải, những ngành nghề mới sẽ phát triển thay thế nghề cũ. - Đối với các ngành T-TCN sản xuất sản phẩm mỹ nghệ (ngành mỹ nghệ) là những sản phẩm độc đáo, đặc sắc có chỗ đứng nhất định trên thị trường trong nước và nước ngoài; trước đây, sản xuất sản phẩm hàng hoá phục vụ xuất khẩu, sẽ vẫn duy trì được nghề nhưng có xu hướng thu hẹp lại trong một số gia đình nghệ nhân, cơ sở sản xuất có lao động tay nghề cao. Để đẩy mạnh phát triển các ngành T-TCN nhằm tạo việc làm cho nhiều lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, các ngành T-TCN cần được hỗ trợ mạnh mẽ và thường xuyên từ phía Nhà nước về vốn, công nghệ sản xuất, thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm , đào tạo nghề.

    KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

    Kinh nghiệm phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn ở một số nước Châu Á

    Kinh nghiệm các nước cho thấy bảo tồn và phát triển giá trị truyền thống, một nghề thủ công nào đó hoàn toàn không có nghĩa duy trì một kỹ thuật thô sơ không cần đến máy móc, mà chính là duy trì tính chất khác biệt hóa hay chuyên môn hóa của ngành sản xuất đó và không nên duy trì một quan hệ cạnh tranh giữa sản phẩm thủ công với sản phẩm công nghiệp hiện đại, nền sản xuất thủ công nghiệp phải được hiện đại, hướng đến một quan hệ bổ sung đối với nền sản xuất đại công nghiệp và hướng đến các khu vực dịch vụ hiện đại. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN thực hiện có hệ thống các biện pháp đào tạo nhằm phát triển đội ngũ những người chủ doanh nghiệp mới, có tài năng cho nền sản xuất tiểu, thủ công nghiệp.Các chương trình đào tạo có nội dung riêng, mọi chủ đề và đề tài giảng dạy được lựa chọn sát với nhu cầu của các xí nghiệp và điều kiện của địa phương, đào tạo có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành và thường tập trung vào đào tạo ngắn hạn, nhưng cũng có những chương trình đào tạo dự bị do các trường đại học đảm nhận. Song song với việc đào tạo người chủ xí nghiệp, các nước cũng quan tâm tới việc đào tạo nghề mới, bồi dưỡng kỹ thuật và huấn luyện nâng cao tay nghề cho người công nhân, tài trợ cho đào tạo các huấn luyện viên, thiết kế mẫu mã mới, nghiên cứu chế tạo các dụng cụ phù hợp phục vụ cho ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn, khuyến khích các ngành công nghiệp chiến lược lớn, tập đoàn tư nhân, viện nghiên cứu và các trường đại học hỗ trợ cho công việc đào tạo nguồn nhân lực.

    Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình phát triển tiểu, thủ công nghiệp

    Các nước Châu Á rất chú trọng vào đào tạo người chủ xí nghiệp, xuất phát từ đặc điểm của nền sản xuất tiểu công nghiệp, các nước đều tập trung trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế, Marketing, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, về lựa chọn hướng sản xuất và lựa chọn công nghệ, thiết bị, về đạo đức trong kinh doanh cho người chủ xí nghiệp. Tóm lại, chương một đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các ngành T-TCN trong nông thôn, luận văn đưa ra khái niệm T-TCN trong nông thôn,phân loại ngành nghề T-TCN, phân tích năm đặc điểm của các ngành T-TCN trong nông thôn và xây dựng lý luận về mối quan hệ giữa sản xuất gia công công nghiệp giữa hai khu vực T-TCN và khu vực đại cụng nghiệp. Tổng hợp và phân tích những kinh nghiệm thành công cũng như thất bại về phát triển T-TCN trong nông thôn của một số nước Châu Á có đặc điểm tương đồng với Việt nam về các điều kiện phát triển ngành T-TCN trên các mặt: Xác định hướng phát triển sản xuất; tổ chức quản lý; môi trường pháp lý và chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

    QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

    SỰ PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM HUYỆN QUẢNG TRẠCH

      Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng tăng qua các năm, nông lâm thủy sản giảm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện. Với những số liệu trên cho thấy du lịch Quảng Bình nói chung có rất có tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch tạo ra lợi thế cho huyện về cơ sở cho thấy có thể kết hợp phát triển giữa T-TCN và du lịch. Trong đó phát triển ngành chế biến nông sản thực phẩm ngoài mang lại các giá trị kinh tế còn có ý nghĩa trong việc giữ gìn những giá trị truyền thống.

      Vốn bình quân trên 1 có sở sản xuất

      Tiểu ngành chế biến thủy sản là một ngành nghề có truyền thống lâu đời được duy trì và phát triển cho đến ngày nay, do đặc điểm về vị trí địa lý nên có nhiều tiềm năng phát triển.Với tỷ lệ số lao động và cơ sở sản xuất chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong toàn ngành thì số vốn đầu tư của tiểu ngành này nói chung chiếm tỷ lệ tương đối cao. Qua các phân tích trên cho thấy, với quy mô vốn đầu tư thấp như vậy các cơ sở sản xuất T-TCN ngành chế biến nông sản thực phẩm sẽ khó có điều kiện đầu tư vào thiết bị máy móc, áp dụng các kỷ thuật tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ, tái sản xuất mở rộng và nâng cao sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, kinh phí để đầu tư cho lao động để đào tạo hay đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật tay nghề hầu như là không có nên những vấn đề về chất lượng hay mẫu mã hàng hóa hầu như ít thay đổi từ năm này sang năm khác.

      GTSX bình quân cho 1 cơ sở sản xuát

        Chọn mẫu điều tra ở xã Quảng Thanh đại diện vùng phía Tây với nghề làm bánh là 29 cơ sở, xã Cảnh Dương đại diện vùng Bắc với nghề chế biến nước mắm là 30 cơ sở, xã Quảng Hoà đại diện vùng phía Nam với nghề làm mây tre là 31 cơ sở, xã Quảng Thuận đại diện vùng Trung Tâm với nghề làm nón là 40 cơ sở để điều tra. Tuy nhiên, nhìn vào 4 nghề ta thấy trình độ văn hoá của các chủ cơ sở có trình độ cấp 1 và cấp 2 chiếm tỷ lệ cao trên 40% đối với cấp 1 và trên 50% đối với cấp 2 đặc biệt là nghề chế biến nước mắm và chế làm nón, nguyên nhân chủ yếu do được truyền nghề hoặc được xác định nghề nghiệp từ rất sớm nên thiếu đi năng lực và điều kiện học tập đây cũng là khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qua phân tích có thể rút ra kết luận, mặt bằng sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất đang ở quy mô nhỏ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu, đồng thời cũng là nơi sinh sống của gia đình nên gặp nhiều vấn đề khó khăn trong vấn đề sản xuất hoặc có ý tưởng mở rộng, di chuyển địa điểm sản xuất.

        Bảng 9:  MẶT BẰNG SẢN XUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRA
        Bảng 9: MẶT BẰNG SẢN XUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRA