MỤC LỤC
Hệ thống thu, dẫn thoát nước mưa chảy tràn có chi phí đầu tư cơ bản tương đối cao, thông thường khoảng gấp 5 lần chi phí hệ nước cấp, do vậy nhiều bệnh viện không nhận thức được nên đã thực hiện không hoàn chỉnh ở khâu này. Lưới lọc:Dùng tách cặn cơ học, rong rêu trong trường hợp xử lý nước thải bệnh viện thường được chế tạo bằng thép không rỉ, hợp kim đồng Niken hoặc Polieste cú kớch thước lỗ 5-500 àm. Bể điều hòa: Nước thải có lưu lượng và mức ô nhiễm không đều và không đồng nhất theo thời gian, để ổn định chế độ làm việc chohệ thống xử lý cần ổn định nước thải đầu vào cả về lưu lượng và mức độ ô nhiễm.
Phương pháp làm thoáng: Làm thoáng tự nhiên có ứng dụng hạn chế trong xử lý nước ngầm nhiễm sắt hoặc mangan, nhưng ở mức độ nhất định có khả năng làm giảm một số chất tan có khả năng bay hơi cao như CO2, H2S, các chất khí cácbua hyđro mạch ngắn. Phương pháp oxy hóa :Dùng các tác nhân oxy hóa khác nhau như không khí, oxy,clo các hợp chất chứa Clo, Ozon, KMnO4… Đặc biệt là kỹ thuật sử dụng Clo hay hợp chất chứa clo còn dùng rộng rãi trong khử trùng xử lý nước thải bệnh viện. Tùy thuộc thành phần rác đem đốt như rác có PVC, Plastic, những loại mà trong thành phần khi cháy có chứa nhiều Cl, NO, SOx có thể tạo thành acid HOCl, HCl, HNO3 do vậy các chất này cần được xử lý sơ bộ để không gây ô nhiễm thứ cấp.
Sự cân bằng năng lượng giữa hai buồng đốt này là vấn đề quan trọng nhất, chúng phải có nội thất, kích cỡ phù hợp để thực hiện một mức độ nạp chất thải nhất định trong mỗi buồng đốt. Phương pháp này sử dụng hóa chất ở dạng bột như CaO để trung hòa các chất ô nhiễm trong khí thải, và một túi lọc ( lọc sợi hoặc lọc tĩnh điện) để loại bỏ các muội và bụi. Khí thải sau khi ra khỏi buồng đốt sau đi vào khu vực trung hòa và tháp lọc, dung dịch lỏng (sođa) được phun trực tiếp vào dòng khí để hấp phụ loại bỏ các chất ô nhiễm như SOx, HCl, OCl, Halogen … và các kim loại nặng, kể cả thủy ngân.
Một cách có hiệu quả kinh tế, xã hội trong quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng là tiến hành các biện pháp tổ chức quản lý, kỹ thuật, chính sách để giảm thiểu ngay chất thải y tế từ nguồn phát sinh. Giảm thiểu chất thải tại nguồn: Biện pháp lựa chọn thay thế vật liệu gì sao cho lượng phế thải nhỏ nhất hay lựa chọn nhà chung cấp vật tư thuốc men, lương thực… cho bệnh viện mà có lượng thải bỏ nhỏ nhất. Tại các nước công nghiệp phát triển, do khuynh hướng phát triển bền vững nên thường các nhà sản xuất phải tuân thủ luật bao bì, nội dung chính là giảm thiểu lượng bao bì phải chịu trách nhiệm với lượng bao bì do mình làm ra, theo đó người sử dụng sẽ thải bỏ vào môi trường ít đi.
Trong bệnh viện có khá nhiều loại dụng cụ lâu bền, sử dụng nhiều lần là trong phẫu thuật, khám bệnh sơ cứu, cấp cứu, xét nghiệm chuẩn đoán… Những vật tư, dụng cụ lâu bền như các dụng cụ kết xương, dụng cụ thăm khám thường dùng lại sau khi đã rửa sạch và vô khuẩn, khử khuẩn. Mặc dầu vậy, khuynh hướng hiện nay tăng cường sử dụng các dụng cụ sử dụng một lần như kim tiêm vì tính tiện lợi của các dụng cụ này đối với thầy thuốc, vì yêu cầu của bệnh nhân nên có sự lạm dụng đối với các vật tư tiêu hao sử dụng một lần dẫn đến làm tăng chất thải y tế. Trong thực tế một số dụng cụ có thể thu hồi lại được và sử dụng vẫn hiệu quả, an toàn về mặt chất thải vì mang lại kinh tế như các loại nẹp cố định dùng trong chấn thương, đồ vải dùng trong các thủ thuật….
Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải y tế kém hiệu quả đang gây dư luận trong công đồng và đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều ngành đặc biệt là ngành môi trường và y tế. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này đang còn gặp một số khó khăn, bất cập và thiếu đồng bộ. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế với các ban ngành chức năng như Sở TN& MT, sở Tài chính, sở Kế hoạch đầu tư và công ty môi trường đô thò.
Các bệnh viện và Trung tâm y tế của thành phố chưa có kinh phí đầu tư kể cả công nghệ thiết bị và công nhân vận hành. Nhân viên trực tiếp thu gom và vận chuyển chất thải của bệnh viện được đào tạo hoặc tập huấn ngắn. Bên cạnh đó thì còn một số đơn vị y tế chưa coi trọng công tác quản lý trong nội bộ, công tác thu gom, vận chuyển và lưu giữ rác còn mang tinh đối phó với sự kiểm tra của ban ngành chứ chưa có tính tự giác, ý thức trong việc quản lý nguồn rác y tế độc hại nên tình trạng phân loại lưu chứa tại khu chứa rác không đạt chất lượng vệ sinh vẫn xảy ra.
Cụ thể như: có nơi vẫn để lẫn rác sinh họat với rác nguy hại, rác thường xuyên đẩy tràn ra ngoài thùng…. Vẫn còn các cơ sở y tế trong thành phố có rác y tế chưa được quản lý đúng quy định làm thất thoát rác y tế ra ngoài lẫn với rác sinh hoạt gây nguy hiểm cho cộng đồng. Tình trạng vứt rác bừa bãi gây mất vệ sinh cho cộng đồng và khó khaên cho coâng nhaân thu gom.
Cần sửa chữa cơ sở vật chất và sắp xếp hợp lý tại các khoa phòng, nên dành một phòng để lưu giữ chất thải cũng như dụng cụ vệ sinh khác tại các khoa phòng. Khi xây dựng thêm các khu bệnh mới, cần chú ý không chỉ xây dựng phòng bệnh mà còn phải xây dựng cả những phòng thu gom lưu trữ rác tại các khoa. Thay thế kịp thời các thùng rác bị hư hỏng, nhãn ghi trên mỗi thùng rỏc phải rừ ràng và giỏn mới khi đó hư.
Bên cạnh đó, bệnh viện TP Mỹ Tho cần tăng cường thêm các bảng hướng dẫn cho người bệnh và thân nhân bỏ rác đúng vào thùng quy ủũnh. Hiện tại, bệnh viện TP Mỹ Tho chưa có kinh phí hàng năm cho vấn đề quản lý chất thải bệnh viện nên có nhiều khó khăn, bị động trong công tác phục vụ cho việc quản lý chất thải y tế. Do vậy, bệnh viện thường xuyên thực hiện chậm trễ các yêu cầu cấp bách phải đề ra, ví dụ như: trang thiết bị mới, các thùng xe đã hư hoặc thiếu, tăng cường thêm các thùng rác tại các khoa, phòng, đặc biệt là các phòng bệnh.
Nếu dự trù trước kế hoạch kinh phí hàng năm theo đúng các yêu cầu thì bệnh viện TP có thể luôn tự hoàn thiện cơ sở hạ tầng quản lý chất thải đạt tiêu chuẩn.