Trình tự Kiểm toán Chu trình Bán hàng - Thu tiền của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long

MỤC LỤC

Trình tự kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 1. Lập kế hoạch kiểm toán

Một là, Các nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ là có hiệu lực: Khi đó, KTV sẽ xem xét các bản sao hóa đơn bán hàng minh chứng cho vận đơn và đơn đặt hàng; xem xét tính hiệu lực của dãy hóa đơn đã được đánh số trước; xác minh việc thực hiện quá trình gửi bảng cân đối thu tiền và tiếp nhận các xác nhận hoặc khiếu nại của người mua; xem xét tài liệu in từ máy tính đối với các nghiệp vụ không được thực hiện khi có những khách hàng không tồn tại trong file dữ liệu (áp dụng đối với các đơn vị có sử dụng môi trường xử lý dữ liệu điện tử). Bốn là, Các nghiệp vụ bán hàng ghi sổ đã đánh giá đúng: KTV thực hiện đối chiếu số trên hóa đơn với bảng giá quy định hoặc việc phê duyệt giá theo từng thương vụ; xem xét dấu vết của kiểm tra nội bộ về giá cả; xem xét các bản in từ máy vi tính về giá bán đơn vị đã được phê chuẩn (ở các đơn vị sử dụng môi trường xử lý dữ liệu điện tử giá bán đơn vị đã được phê chuẩn được nhập vào chương trình máy vi tính và sử dụng cho tất cả các lần bán hàng). Năm là, Các nghiệp vụ bán hàng được phân loại thích hợp: Khi đó KTV tiến hành kiểm tra việc xử lý các nghiệp vụ bán hàng qua sơ đồ tài khoản và xem dấu hiệu của kiểm soát nội bộ trên các chứng từ. Sáu là, Các nghiệp vụ bán hàng được ghi sổ kịp thời: KTV xem xét các chứng từ vận chuyển chưa lập hóa đơn để tìm ra các khoản đã lập hóa đơn nhưng chưa ghi sổ; đồng thời xem xét dấu hiệu của đối chiếu nội bộ trên các chứng từ liên quan. Bảy là, Các nghiệp vụ bán hàng được ghi sổ vào các sổ thu tiền đúng đắn và cộng dồn chính xác: KTV cần xem xét việc thực hiện các thủ tục phân cách nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện lập và gửi bảng cân đối thu tiền cho người mua; đồng thời xem xét dấu hiệu của thực hiện kiểm soát nội bộ. Các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ thu tiền theo các mục tiêu sau đây:. Một là, Các khoản thu tiền được ghi sổ thực tế đã nhận: KTV tiến hành thẩm tra việc phân cách trách nhiệm giữa người giữ tiền và người giữ sổ; đồng thời xem xét việc thực hiện đối chiếu với ngân hàng. Hai là, Các khoản chiết khấu đã được phê duyệt đúng đắn, phiếu thu tiền đã được đối chiếu và phê duyệt: Kiểm toán viên xem xét các quy chế thu tiền bán hàng hoặc trao đổi với giám đốc phụ trách tài chính hoặc kinh doanh; xem xét các giấy báo nhận tiền trước hạn; đồng thời khảo sát trình tự lập phiếu thu tiền. Ba là, Tiền mặt thu từ bán hàng được ghi đầy đủ vào sổ quỹ và nhật ký thu tiền: Thẩm tra việc thực hiện phân cách nhiệm vụ giữa người ghi sổ với người giữ tiền; xem xét dãy liên tục các giấy báo nhận tiền hoặc bảng kê tiền mặt đánh số trước; xem xét thủ tục kiểm tra nội bộ tại các bộ phận thu tiền hàng; xem xét việc gửi bảng cân đối thu tiền tới khách hàng hàng tháng. Bốn là, Các khoản thu tiền đã ghi sổ và đã nộp phù hợp với chính sách giá bán: Khảo sát tổ chức kế toán chi tiết các khoản phải thu; xem xét việc đối chiếu hàng tháng với ngân hàng. Năm là, Các khoản thu đều được phân loại đúng: Kiểm tra việc tổ chức thực hiện sơ đồ tài khoản và các quy định về đối ứng, xem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ. Sáu là, Các khoản thu tiền ghi đúng thời gian: Quan sát việc tổ chức ghi thu, chế độ báo cáo thu tiền ở các bộ phận có liêm quan; xem xét dấu hiệu kiểm soát nội bộ. Thực hiện các thủ tục phân tích. Thực hiện thủ tục phân tích là một thủ tục tương đối đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao và không tốn nhiều thời gian, chi phí kiểm toán thấp. KTV thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán. a)Thực hiện các thủ tục phân tích đối với chu kì bán hàng-thu tiền:. Căn cứ vào mô hình và nguồn dữ liệu, KTV tiến hành ước tính giá trị và so sánh số liệu ước tính với số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị. Cụ thể đối với chu trình bán hàng – thu tiền, KTV cần xác định các ước tính đối với doanh thu, các khoản phải thu của khách hàng trên cơ sở các số liệu có liên quan và so sánh với kết quả thực tế của khách hàng để phát hiện ra các chênh lệch bất thường và xử lý. Khi thực hiện phân tích chu trình bán hàng – thu tiền, KTV thực hiện các kỹ thuật phân tích chủ yếu như sau:. Một là, So sánh doanh thu bán hàng của từng hàng hóa dịch vụ giữa kỳ này với kỳ trước, so sánh tỷ lệ lãi gộp của năm nay với năm trước. Nếu có biến động bất thường thỡ tỡm hiểu rừ nguyờn nhõn của sự biến động đú. Hai là, So sánh tỷ lệ doanh thu bán hàng trả lại, các khoản giảm giá trên tổng doanh thu của kỳ này so với kỳ trước. Nếu có biến động bất thường thì tìm hiểu rừ nguyờn nhõn của sự chờnh lệch. Ba là, So sánh số dư của khách hàng có giá trị lớn giữa các kỳ để phát hiện doanh thu và các khoản phải thu bị ghi khống hoặc ghi cao hơn thực tế. Bốn là, So sánh tỷ lệ chi phí dự phòng của các khoản phải thu khó đòi trên tổng doanh thu hoặc trên tổng các khoản phải thu giữa kỳ này với kỳ trước để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng trước khi bán hàng và cơ sở trích lập các khoản dự phòng, nợ phải thu khó đòi. Năm là, So sánh các khoản phải thu lớn chưa thanh toán hoặc đã hết hạn hoặc quá hạn mà chưa thanh toán với năm trước. Sáu là, So sánh tỷ lệ phần trăm của các khoản phải thu phân loại theo bảng phân tích tuổi nợ trên tổng các tài khoản phải thu của năm nay so với năm trước. Bảy là, So sánh sự biến động của các chỉ tiêu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng qua các năm. b)Phân tích nguyên nhân của sự chênh lệch. Sự chênh lệch phát sinh có thể do số dư tài khoản hay loại nghiệp vụ được kiểm toán chứa đựng sai sót, cũng có thể chênh lệch được hình thành từ chính ước tính trong phân tích. Tất cả những chênh lệch này cần có sự giải thích từ kế toán bán hàng hoặc bộ phận bán hàng của Công ty. Nếu vẫn không có sự giải thích hợp lý thì Kiểm toán viên cần xét lại giả định của mình và các nguồn dữ liệu giả định để ước tính. Nếu vẫn còn chênh lệch thì tiến hành kiểm tra chi tiết. c) Xem xét những phát hiện qua kiểm toán.

Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền Qua quá trình nghiên cứu lý luận và tiếp cận thực tế quy trình kiểm toán

Bên cạnh đó, Công ty cũng chưa ước lượng mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ báo cáo tài chính cũng như không phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục, đặc biệt là đối với các khoản mục được đánh giá là trọng yếu như doanh thu, các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho,… Điều này làm tăng khả năng rủi ro kiểm toán vì khi xác định được quy mô sai phạm thực tế của mẫu chọn thì kiểm toán viên không có căn cứ để đánh giá rằng liệu với mức quy mô sai phạm như thế đối với mẫu thì sai phạm ước lượng đối với tổng thể có phải. Qua tìm hiểu quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền đối với hai khách hàng Công ty ABC và Công ty XYZ và nhận thấy đối với cả hai khách hàng, công ty đều áp dụng cùng một chương trình kiểm toán chung đã xây dựng.Mặc dù công ty áp dụng cùng một chương trình mẫu đối với cả hai khách hàng này và cho kết quả kiểm toán khá tốt nhưng điều đó sẽ hoàn thiện hơn nếu có chương trình kiểm toán riêng đối với hai loại hình kinh doanh này.

Kiến nghị về điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Ban lãnh đạo công ty, các kiểm toán viên và phòng Công nghệ thông tin của Công ty là xây dựng thành công cho công ty một phần mềm kiểm toán khoa học, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm riêng của Công ty nhằm hỗ trợ cho các cuộc kiểm toán. Hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán được xây dựng và ban hành cần đảm bảo tính hội nhập quôc tế nhưng cũng phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và phải tính đến xu hướng đổi mới cơ chế, chính sách tài chính trong thời kỳ công nghiệp hòa – hiện đại hóa đất nước.

BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ

Công ty XYZ giữ 03 bản, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long giữ 01bản.