Những quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại

MỤC LỤC

Sự hình thành và phát triển của nhượng quyền thương mại

Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Thông qua đó, hoạt động franchise của Trung Quốc trở nên ngày càng phát triển, Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi thái độ từ e dè chuyển sang khuyến khích, nhiều thương hiệu đang được “đánh bóng” trên thị trường quốc tế thông qua các cuộc mua bán, sáp nhập nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền ra bên ngoài, được xem là một trong những động thái quan trọng để phát triển nền kinh tế vốn đang rất nóng của Trung Quốc.

Phân loa ̣i các hình thức nhượng quyền thương ma ̣i

Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu (brand licensing) trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận & kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trang Pepsi khụng cú liờn hệ gỡ với sản phẩm “lừi” nước giải khỏt Pepsi mang cùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu (brand equity) đã được phát triển qua nhiều năm. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chiến lược franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchise phù hợp khi ký kết hợp đồng franchise như loại hình franchise một/nhiều đơn vị franchise (single/multiple-unit franchise), đại diện franchise toàn quyền (master franchise), franchise phụ trách phát triển khu vực (area development) hay đại diện franchise (representative franchise), đặc biệt khi công ty mở rộng thị trường mới hay định hướng xuất khẩu.

Đă ̣c điểm của nhượng quyền thương ma ̣i

Không chỉ vậy, mà cùng với sự lớn mạnh và phát triển theo thời gian của hệ thống, Bên nhượng quyền phải thường xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên của Bên nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống. Sự hỗ trợ của Bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền như đã nói ở trên sẽ trở nên vô nghĩa và thiếu đi tính thực tế nếu như Bên nhượng quyền không có quyền năng kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh của Bên nhận quyền.

Phân biệt nhượng quyền thương mại với một số hoạt động thương mại khác

Còn trong hoa ̣t đô ̣ng đa ̣i lý thương ma ̣i.thù lao đối với bên đa ̣i lý được tính theo phương thức hoa hồng hoă ̣c phương thức chênh lê ̣ch giá như sau: Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.Còn trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Tuy nhiên, dần dần, Hoa Kỳ đã mở rộng bảo vệ các loại nhãn hiệu không dễ dàng được nhận ra, chẳng hạn như hình dạng sản phẩm, mầu sắc, âm thanh, mùi thơm… Mục 1052 đạo luật Lanham quy định một nhãn hiệu sẽ được đăng ký vào Hệ thống đăng ký gốc nếu nó có khả năng phân biệt hàng hoá của chủ thể này với hàng hoá của chủ thể khác trừ khi nó bị ngăn cấm bởi các quy định của pháp luật: “Không có nhãn hiệu nào mà hàng hoá của người nộp đơn có khả năng phân biệt hàng hoá của những người khác lại bị từ chối đăng ký vào hệ thống đăng bạ gốc, trừ…”.

Chuyển giao bí mật kinh doanh trong nhươ ̣ng quyền thương ma ̣i

Luật Sở hữu trí tuệ quy định ba bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ, bao gồm: (i) quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; (ii) quyền sở hữu công nghiệp, là quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh; và (iii) quyền đối với giống cây trồng. Tương ứng có ba cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ là: (i) Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; (ii) Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; và (iii) Cục Trồng trọt (trước là Cục Nông nghiệp) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Những quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại

Điều kiê ̣n nhươ ̣ng quyền thương ma ̣i

Một là, bên nhận quyền phải tồn tại dưới một TTM riêng, xác định một tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập với bên nhượng quyền, mặc dù để bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ tới người tiêu dùng, bên nhận quyền phải sử dụng các dấu hiệu tập hợp khách hàng, nhận biết thương nhân, trong đó bao gồm cả TTM, của bên nhượng quyền. Để đảm bảo cho hệ thống nhượng quyền có thể phát triển và không bị phá vỡ bởi bất kỳ một bên nhận quyền nào trong một loạt các bên nhận quyền đã ký kết hợp đồng NQTM, pháp luật một số nước quy định bên nhận quyền phải có đủ năng lực chủ thể mà một trong những dấu hiệu nhận biết chủ thể nhận quyền có đủ năng lực pháp lý, đó là chủ thể này phải tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp.

Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây: Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống NQTM cho bên nhận quyền; Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống NQTM; Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền; Bảo đảm quyền SHTT đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền; Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống NQTM. Thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây: Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng NQTM; Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao; Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền; Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng NQTM kết thúc hoặc chấm dứt; Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, TTM, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền SHTT khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng NQTM; Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống NQTM; Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.( Điều 289 Luâ ̣t thương ma ̣i). Thứ tư, Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán. Thứ năm, Thời hạn hiệu lực của hợp đồng, gia hạn, chấm dứt hợp đồng. Thời hạn hợp đồng NQTM do các bên thoả thuận. Hợp đồng NQTM có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong các trường hợp do pháp luật quy định. Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM trong các trường hợp sau đây:. a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức NQTM. b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam. c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống NQTM. d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng NQTM trong một thời gian hợp lý.

Đăng ký hợp đồng nhượng quyền thương ma ̣i

(iv) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền SHCN tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng quyền SHCN đã được cấp văn bằng bảo hộ;. Các giấy tờ chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà nhượng quyền nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

Điều kiê ̣n chuyển giao

(v) Trường hợp là nhà nhượng quyền thứ cấp, cần cung cấp thêm giấy tờ chứng minh sự chấp thuận cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu. Mọi giấy tờ phải được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc dịch sang tiếng Việt có công chứng. Các giấy tờ chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà nhượng quyền nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam thì “ Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là việc chủ sở hữu đối tượng SHCN cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng SHCN thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.” [2, Điều 141]. Một là, quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, TTM không được chuyển giao. Hai là, quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. Ba là, bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép. Bốn là, bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu. “Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN phải có các nội dung chủ yếu sau đây:. a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;. b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;. c) Dạng hợp đồng;. d) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;. đ) Thời hạn hợp đồng;. e) Giá chuyển giao quyền sử dụng;. g) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.”. Hợp đồng li-xăng không được có các quy định (i) cấm bên nhận cải tiến đối tượng SHCN không phải là nhãn hiệu, và ép buộc bên nhận chuyển nhượng cho bên giao quyền đăng ký hoặc cấp li-xăng miễn phí cho bên giao quyền SHCN đối với cải tiến đó; (ii) trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên nhận nhập khẩu hàng hóa sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ theo hợp đồng li-xăng để sử dụng đối tượng SHCN tại lãnh thổ khi bên giao không nắm giữ quyền SHCN tương ứng hoặc không nắm độc quyền nhập khẩu hàng hóa li-xăng;(iii) ép buộc bên nhận mua tất cả hoặc một tỷ lệ nguyên liệu, thành phần hoặc trang thiết bị từ bên giao hoặc người được chỉ định bởi bên giao ngoại trừ mục địch đảm bảo chất lượng hàng hoá sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ đối bên nhận; và (iv) cấm bên được chuyển.

Kiến nghi ̣ hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t

“bí mật thương mại” nghĩa là không giới hạn bất cứ thông tin nào, bao gồm như sách hướng dẫn, hợp đồng, dữ liệu khách hàng, dữ liệu cung cấp, dữ liệu tài chính, danh sách giá mặt hàng, kiến thức, phương pháp, kĩ thuật, quá trình, biên soạn tài liệu, công thức, chương trình hay các chi tiết khác mà có liên quan đến hoạt động nhượng quyền và sản phẩm hay dịch vụ, sản phẩm”. Trong hợp đồng nhượng quyền cần quy định rừ, trong trường hợp bờn nhận quyền muốn cắt hợp đồng thì phải trao trả ngay mọi thông tin tài liệu về bí mật thương mại của bên nhượng quyền, và tất cả các thông tin tài liệu liên quan đến những bí mật thương mại của bên nhượng quyền, buộc bên nhượng quyền phải thừa nhận rằng họ không còn quan tâm gì đến những bí mật thương mại của bên nhượng quyền.

Tài liê ̣u tham khảo

Lý Quí Trung, Franchise bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, Nxb.Trẻ, 2005. Cẩm nang sở hữu trí tuệ: chính sách, pháp luật và áp dung, Tổ chức sở hữu trí.