MỤC LỤC
Đô thị hóa là hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch chuyển kinh tế, xã hội, văn hóa_không gian, môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế là điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hóa, nâng cao mức sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội, làm nền cho sự phân bố dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng động giữa môi trường xây dựng, môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên. Trong thời đại ngày nay, với quan niệm trên, có rất nhiều người sẽ thuộc diện có việc làm, bao gồm: những hoạt động mang tính hợp pháp và những hoạt động mang tính phi pháp hay là những hoạt động lao động của con người vi phạm pháp luật hoặc bị cho là vi phạm đạo đức xã hội và bị ngăn cấm ở một số nước. Sự thay đổi quan niệm về việc làm của Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường, coi hoạt động lao động tao ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm, có vai trò quan trọng trong giải phóng sức lao động, thúc đẩy tạo mở việc làm và phát triển thị trường lao động ở nước ta.
Để đáp ứng nhu cầu đó đòi hỏi sản xuất dịch vụ phải được mở rộng, kéo theo sự phát triển một cách tự phát khu vực kinh tế không chính thức với những hoạt động kinh tế quy mô nhỏ, không đăng ký, không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật như bán hàng rong, dịch vụ buôn bán tại nhà, giúp việc gia đình. Qua quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và công nghiệp hóa quá trình sắp xếp, cơ cấu lại các đơn vị, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước và thực hiện thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ khí, phát triển tự động hóa ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề làm giảm việc làm phổ thông với yêu cầu trình độ lao động không cao. Thời gian qua, cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp và quá trỡnh đụ thị húa nhanh biểu hiện rừ ở việc diện tớch đất nụng nghiệp chủ yếu là đất thâm canh lúa ở nhiều địa phương bị thu hồi khiến cho người nông dân nhiều địa phương trong cả nước rơi vào tình trạng không có đất canh tác.
Không ít người sau khi làm việc tại các khu công nghiệp một thời gian, do không có khả năng hoàn thành công việc, buộc phải thôi việc và lại rơi vào tình trạng không có việc làm, không có thu nhập gây khó khăn trực tiếp cho cuộc sống của chính bản thân họ và cho cả doanh nghiệp trong việc thu hút lao động, ổn định sản xuất.
•Toàn huyện có 51 làng nghề trong đó có 12 làng nghề được UBND tỉnh Hà Tây cũ công nhận gồm: bánh kẹo, dệt kim La Phù; điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng, chế biến nông sản Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Lưu Xá- Đức Giang, An Thượng; nghề ảnh Lai Xá-Kim Chung và cơ khí, mộc, dân dụng. Nhìn chung đất đai của Hoài Đức có độ phì nhiêu cao, tầng đất dày thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện từ sản xuất cây lương thực, cây rau quả thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày nên lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp từ 2005 trở về trước. Trong những năm qua, do biến động của quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp của Hoài Đức đã giảm đi một cách đáng kể do chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở phục vụ cho các mục đích xây dựng các cụm công nghiệp, khu đô thị, giao thông.
Vùng phát triển đô thị và công nghiệp: Được bố trí dọc theo đường vành đai IV và đường 422 từ thị trấn Trạm Trôi đến ngã tư Sơn Đồng và đường trục huyện Sơn Đồng- Lại Yên – Tiền yên, bao gồm Thị trấn Trạm Trôi, cụm công nghiệp Kim Chung, đô thị mới Kim Chung – Di Trạch, đô thị mới Sơn Đồng, cụm công nghiệp Lại yên, An Khánh và các đô thị mới Bắc An Khánh, Nam An Khánh và đô thị mới An Khánh mở rộng. - Dành thỏa đáng cho đất phi nông nghiệp, trong đó chú trọng vào đất chuyên dùng phục vụ cho mục đích công cộng và đất cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (xây dựng các đô thị; cụm, điểm công nghiệp tập trung, khu vui chơi giải trí). Theo kết quả phê duyệt và quyết định triển khai các dự án đô thị và công nghiệp trên địa bàn huyện thì từ đến 2015 và 2020, một số vùng của Hoài đức sẽ không còn diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp như An Khánh, Vân Canh, Lại Yên, Lai xá (Kim Chung).
Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa, dự kiến đến năm 2015 sẽ khai thác, đưa vào sử dụng khoảng 24,93 ha, và đến năm 2020 tiếp tục khai thác khoảng 30 ha phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và một số mục đích phi nông nghiệp khác. Theo số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình lao động của các xã có đất nông nghiệp chuyển đổi sang xây dựng công nghiệp và đô thị thì tổng số lao động làm việc tại cụm công nghiệp hoặc chuyển đổi ngành nghề tại địa phương hay đi làm ở bên ngoài là 3909 lao động, trong tổng số 10.224 lao động, chiếm 38,2%. Trong sản xuất nông nghiệp, UBND huyện đã chỉ đạo phòng nông nghiệp, trung tâm khuyến nông huyện đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các mô hình chuyển đổi đất lúa vùng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, nuôi thả cá, chăn nuôi gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao như ở các xã Yên Sở, Dương Liễu, An Thượng.., xây dựng các đề án trồng rau sạch, cung cấp thực phẩm cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn như ở Tiền Yên, Song Phương.., trông phong lan, hoa cao cấp ở Đông La, Đắc Sở.
Công tác đào tạo nghề, khuyến khích sản xuất công nghiệp, nhân cấy nghề giúp nhân dân các xã phát triển nghề mới cho một số làng nghề, số lao động có tay nghề ngày càng tăng, tạo thêm nhiều việc làm cũng như tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định đời sống cho nhân dân. Thứ năm, xây dựng quỹ hỗ trợ học nghề, ổn định đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện, đồng thời thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của thành phố cho người lao động bị mất đất nông nghiệp, giải quyết những khó khăn khi gặp rủi ro bệnh tật, già yếu hết tuổi lao động. Trong những năm gần đây dân số có xu hướng tăng do tỷ lệ sinh hàng năm không giảm, tốc độ đô thị hóa ngày một tăng lên đặc biệt là sau khi sát nhập tỉnh Hà Tây với thành phố Hà Nội, Hoài Đức lại là một huyện nằm trong trọng điểm quy hoạch của thành phố, do đó việc giải quyết các vấn đề xã hội trong đó có nhu cầu về việc làm là rất cần thiết.
Trước thực tế trên, Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Hà Nam đã hướng dẫn, chỉ đạo toàn ngành thực hiện các giải pháp hỗ trợ trực tiếp, trọng điểm và giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất như đào tạo nghề, xây dựng và hướng dẫn các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề triển khai thực hiện dự án đào tạo nghề cho các hộ nông dân và bước đầu đã đào tạo cho 385 người; hướng dẫn những nơi có nhiều lao động không còn đất sản xuất mở lớp dạy nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề. Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Hà Nam cũng triển khai thực hiện cơ chế phối hợp ba cấp chính quyền trong công tác xuất khẩu lao động, mở các hội nghị về xuất khẩu lao động, giới thiệu các công ty về tuyển dụng lao động xuất khẩu tại các xã có nhiều lao động thất nghiệp do chuyển giao đất, hướng dẫn trung tâm dịch vụ việc làm mở văn phòng đại diện giới thiệu việc làm ở thị trấn Đồng Văn, nơi có khu công nghiệp thu hút nhiều doanh nghiệp.Nhờ vậy huyện Duy Tiên đã đưa được rất nhiều lao động đi làm việc tại nước ngoài.