Thúc đẩy Liên kết và Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua Quan hệ thương mại với thị trường EU

MỤC LỤC

SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -

Về phía EU

Theo đánh giá một cách khách quan và đầy đủ về tiềm năng và vai trò của Việt Nam đối với EU thì Việt Nam trước hết có vị trí địa lý, chính trị thuận lợi cho giao lưu quốc tế. Với vị trí trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam được như “ngó sỏu mặt tiền của bỏn đảo Đụng Dương, là cửa ngừ nhỡn ra Thỏi Bỡnh Dương của bán đảo này. Ngoài ra, Việt Nam còn là nguồn cung cấp nguyên liệu khá dồi dào cho các nhà đầu tư từ châu Âu, mặc dù tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam tính trên đầu người không phải giàu.

Qua đó, có thể nói việc thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế nói chung và thương mại nói riêng của Việt Nam với EU là hết sức cần thiết và quan trọng, nó giúp cho EU khai thác những lợi thế của Việt Nam ngày càng thuận lợi, tăng cường vị thế của Việt Nam trên thị trường này.

Về phía Việt Nam

Cụ thể, thị trường Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn và do đó thu hút được nhiều hơn các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức cùng với những công nghệ mới, hiện đại, kỹ năng quản lý đi kèm theo, không những từ các nhà đầu tư châu Âu mà cả các nhà đầu tư nước ngoài khác trên thế giới và. Với sự gia tăng về bổ sung tài chính như vậy, Việt Nam sẽ có điều kiện để tăng cường sản lượng công nghiệp của các ngành công nghiệp, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, thúc đẩy quá trình mở rộng dung lượng thị trường trong và ngoài nước, khai thông một số thị trường mà trước đay Việt Nam còn bỏ trống, tạo lợi thế cho hàng Việt Nam thâm nhập ổn định vò các thị trường này. Như vậy, sự tăng cường các hoạt động trao đổi thương mại giữa Việt Nam và EU cho phép các yếu tố sản xuất đang được sử dụng ở trong nước được phân bổ lại một cách hiệu quả hơn; đồng thời tối đa hóa giá trị sử dụng, khai thác, tăng mức độ mở rộng quy mô chuyên môn hóa sản xuất, tận dụng đợc quy luật hiệu quả tăng dần theo quy mô sản xuất, đem lại lợi ích cao về mặt kinh tế.

Thêm vào đó, Việt Nam có cơ hội thuận lợi để đối chiếu, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm về quản lý, kỹ thuật sản xuất., đào tạo được một nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng, đáp ứng nhu cầu kỹ thuật công nghệ trong thời gian mới, đồng thời cung cấp công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động, góp phần phát triển xã hội.

THỊ TRƯỜNG EU

Đặc điểm của thị trường EU

Thị trường EU về cơ bản cũng giống như một thị trường quốc gia, do vậy có 3 nhóm người tiêu dùng khác nhau: Một là, nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếm gần 20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả cũng đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo; Hai là, nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sử dụng chủng loại hàng có chất lượng kém hơn một chút so với nhóm 1 và giá cả cũng rẻ hơn; Ba là, nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp hơn so với hàng của nhóm 2. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sở thích và thói quen tiêu dùng của người Châu Âu đang có xu hướng chuyển từ những sản phẩm chất lượng cao, giá đắt, vòng đời sản phẩm dài sang những sản phẩm có chu trình sống ngắn hơn, giá rẻ hơn và phương thức dịch vụ tốt hơn. Còn kênh phân phối không theo tập đoàn hay gọi là kênh phân phối tự do gồm các nhà sản xuất và nhập khẩu của tập đoàn này, ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập.

Tiếp cận được hệ thống phân phối này không phải là việc dễ đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, vì các nhà bán buôn và bán lẻ trong hệ thống phân phối của EU thường có quan hệ làm ăn lâu đời và rất ít khi mua hàng của các nhà cung cấp không quen biết cho dù giá hàng có rẻ hơn nhiều bởi uy tín kinh doanh với khách hàng của họ được đặt lên hàng đầu.

Chính sách ngoại thương của EU

Đề xuất của Uỷ ban là nhằm cải thiện hệ thống hiện tại trong một số lĩnh vực: đơn giản hoá (cắt giảm từ 5 xuống 3 thoả thuận); mở rộng diện sản phẩm; tập trung lợi ích vào những mặt hàng mà các nước đang phát triển đang cần nhất; thiết lập các lợi ích GSP bổ sung (GSP +) nhằm khuyến khích phát triển bền vững. Văn bản này sẽ được gửi đến các thành viên EU, Nghị viện châu Âu và Uỷ ban Kinh tế và Xã hội để thông qua và đi vào thực hiện ngày 1/7/2005. Nội dung chủ yếu của đề xuất:. Một GSP mới đơn giản hơn: Năm nhóm GSP hiện tại được giảm xuống còn 3 nhóm gồm:. - Giảm 3,5% trong tổng thuế quan thông thường cho các sản phẩm nhạy cảm, giảm thuế quan xuống 0 cho các sản phẩm không nhạy cảm),. - Cơ chế mới về “GSP +” nhằm dành ưu đãi thuế quan cho những nước dễ bị tổn thương, những nước đáp ứng các tiêu chuẩn mới về phát triển bền vững và quản lý tốt (giảm xuống thuế suất 0 cho tổng số 7200 sản phẩm); Cơ chế này thay thế ba cơ chế khuyến khích cũ (thuốc; xã hội và các thoả thuận môi trường). - Có tổn hại vật chất cho doanh nghiệp của cộng đồng: Hàng nhập khẩu gây ra hoặc đe doạ gây tổn thất cho phần lớn ngành kinh doanh trong cộng đồng Châu Âu, chẳng hạn như mất thị phần, buộc các nhà sản xuất phải giảm giá và gây sức ép đối với sản xuất, bán hàng, lợi nhuận, năng suất….

Sau khi xác định được mức bán phá giá và mức độ tổn hại đối với các ngành sản xuất nội địa, EU sẽ áp dụng các mức thuế chống bán phá giá hoặc chấp nhận đề nghị từ phía người xuất khẩu là họ sẽ giảm lượng bán hoặc nâng mức giá xuất khẩu lên. EU ban hành một hệ thống quy định bảo vệ người tiêu dùng như quy định các thành phần của sản phẩm, cách bảo quản và khi có hiện tượng độc hại thì kịp thời báo động; kể cả việc làm sai quy cách như : đóng gói bao bì, nhãn mác, các sản phẩm nhập lậu, đánh cắp bản quyền … Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn Quốc gia hoặc châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của EU.

Các yêu cầu của thị trường EU đối với hàng xuất khẩu

Đây là bộ tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở các thỏa thuận quốc tế, đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan như đánh giá môi trường, phân tích chu kỳ sống của sản phẩm … nhằm cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở. Ngoài ra, các công ty ngày càng được yêu cầu phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO 14000) và các bộ luật mang tính xã hội và đạo đức-Tiêu chuẩn The Social Accountability 8000 (SA8000) sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong những năm tới. Uỷ Ban Châu Âu (EC) đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra những xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những hàng hoá mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường này đang bị sức ép rất mạnh của hàng Trung Quốc (giày dép, dệt may, hàng điện tử, đồ chơi, thủ công mỹ nghệ), hàng Thái Lan (thuỷ sản, rau quả, ngũ cốc chế biến), hàng Indonesia (dệt may, giày dép,.v.v.).

SANG THỊ TRƯỜNG EU MỞ RỘNG