Thực trạng và triển vọng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

MỤC LỤC

Về giá nhân công

Hiện nay, giá nhân công ở Việt Nam vẫn còn rất thấp không chỉ so với các nước trên thế giới mà ngay cả với các nước trong khu vực. Bảng:Lương tháng trung bình trong công nghiệp của một số nước ASEAN. theo ftăng). Còn theo số liệu cả một cuộc điều tra năm 1996 của côg ty Werner International tại 51 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới thì lương trung bình trong ngành dệt Việt Nam, là 0,39 đô la/giờ. Mặc dù các số liệu về chi phí nhân công thường tản mạn và không đồng nhất, nhưng nó cũng phần nào cho thấy Xingapo Malaixia cũng như Thái Lan đã không còn lợi thế tương đối quyết định về chi phí nhân công trong khu vực các nước ASEAN nữa.

Và Nếu trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, ưu thế này thuộc về Inđônêxia và Philippin, thì hiện nay, với chi phí nhân lực cuả mình, Việt Nam đã chiếm ưu thế.

Về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam

Những mặt mạnh từ trước đến nay của người lao động Việt Nam vẫn được nhắc đến là : có truyền thống là động cần cù, có tinh thần vượt khó và đoàn kết cao, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, có khả năng thích ứng với những tình huống phức tạp. Các chỉ tiêu chủ yếu về tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu gấp 1,5 đến 2 lần mức chung của thế giới, giá thành sản phẩm cao, năng suất lao động công nghiệp chỉ đạt 30% mứ trung bình của thế giới( theo số liệu báo cáo của GS Đặng Hữu tại Hội nghị cán bộ khoa học-công nghệ toàn quốc ngày 12-2- 1995). Trình độ non kém, lạc hậu về khoa học công nghệ, tác phong lao động, kỷ luật, sự thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường, tính từ chịu trách nhiệm cá nhân thấp ảnh hưởng đến sức cành tranh của nguồn nhân lực Việt Nam khi hoà nhập vào thị trường nhân lực tiên tiến của thế giới.

Để giảm được những bất lợi, tạo ra sự tương đồng trong hoà nhập, cạnh tranh với thị trường nhân lực khu vực và thế giới, người lao động Việt Nam phải được trang bị các kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, ngoại ngữ, lao động, kỷ luật, tác phong lao động và nhận thức đúng đắn mối quan hệ chủ-thợ trong nền kinh tế thị trường, phải hiểu biết được phong tục tập quán, đặc điểm của các nước bạn trong cùng thị trường lao động.

Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực nước ta

Trình độ của lao động kỹ thuật nước ta vừa yếu, vừa thiếu, vừa bất hợp lý về cơ cấu đào tạo, vừa phân bố không đồng đều giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế. Hiện nay, nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ, về lâu dài không thể là lợi thế phát triển của Việt Nam, vì lợi thế nhân công rẻ trên thế giới đang dần mất đi và thay vào đó là trình độ trí tuệ cao đồng đều của nhân công. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, trình độ, năng lực của các bộ đối tác, sự sắc sảo mềm dẻo, nhạy bén, linh hoạt trong ngoại giao của cán bộ ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của những quốc gia.

Năng lực quản lý kinh tế yếu kém, tính tùy tiện của người sản xuất nhỏ, ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng chưa cac tạo nên bất lợi và thua thiệt về kinh tế cho phía Việt Nam.

Phân bố nguồn nhân lực của nước ta

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, sự phân bố trên sẽ có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lực lượng lao động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp và tăng dần trong các ngành cụng nghiệp dịch vụ. Năm 2000 cú sự chuyển dịch rừ rệt so với năm 1996 theo hướng: giảm cỏ về số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp, tăng cả về số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Cũng giống như các nước đang phát triển khác trên thế giới, lực lượng lao động nước ta hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và rất ít ở khu vực thành thị và ngày càng có xu hướng tăng dần ở khu vực thành thị, giảm dần ở khu vực nông thôn.

Trong tương lai, với sự tác động của nhiều hoạt động của nhà nước cùng với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn thì lực lượng lao động đã qua đào tạo ở khu vực nông thôn sẽ ngày càng tăng cả về quy mô và tỷ trọng so với khu vực thành thị.

Lợi thế và thách thức nguồn nhân lực nước ta

Nguồn nhân lực trong tương lai sẽ phải được coi trọng giáo dục về tư duy sáng tạo, về năng lực tự chủ, tự học hỏi và cần được đào tạo kỹ năng thành thạo, linh hoat về công nghệ mới; về quản lý mạng và đặc biệt là năng lực về kinh doanh; về tính nhạy cảm với cái mới và sự bền vững trong phát huy bản sắc dân tộc với nền văn hoá vững chắc. Dân số trẻ về lâu dài là một thế mạnh, song trước mắt xét về mặt kinh tế Nếu không có chính sách phù hợp sẽ vất lợi, do bình quân số người phải nuôi dưỡng (trẻ em ăn theo) trên một lao động cao hơn các nước khác, kèm theo đố là những khó khăn về việc làm, giáo dục, y tế và dịch vụ xã hôị khác. Trong hoạt động mở rộng thị trường,kể cả thị trường nội địa và ngoài nước thì năng lực tổ chức thị trường,còn yếu kém; chưa có chính sách khuyến khích tiêu dùng đúng hướng, nhất là khuến khích tiêu dùng hàng nội, để kích thích sản xuất trong nước phát triển, từ đó tạo thêm nhiều chỗ làm vuệc mới.

Trong khi các nước khác là 1-4-10; giáo dục, đào tạo nặng về bằng cấp, thi cử, xu hướng thương mại hoá trong đào tạo khá phổ biến; đào tạo không gắn với sản xuất và thị trường sức lao động (không gắn với sử dụng); lao động trong nông nghiệp nông thôn hầu như không được đào tạo.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của nước ta

- Thực hiện tốt chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển kinh tế và tạo việc làm ở nông thôn trên cơ sở phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã; đến năm 2000 đã khai thác thêm và sử dụng có hiệu quả 3 triệu ha đất hoang hoá, phủ xanh 5 triệu ha đất hoang hoá, cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn, thâm canh, thêm vụ, phát triển mạnh mẽ việc làm phi nông nghiệp (dịch vụ và phi kết cấu), doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn (chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản phẩm, tiểu thủ công nghiệp), khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống,đi đôi với đô thị hoá nông thôn để thu hút lao động tại chỗ, giảm dòng di dân và lao động tự phát ra các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung. - Trong khi chú ý phát triển các doanh nghiệp lớn, khu công nghiệp tập trung với kỹ thuật và công nghệ cao, có sức cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ để tạo ra mũi nhọn tăng trưởng, cần khuyến khích phát triển các ngành, nghề đầu tư ít vốn, sử dụng nhiều lao động, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; chuyển một phần lao động cơ giới sang sử dụng lao động thủ công ở những khâu, những công đoạn cần thiết, trong các công trình xây dựng cơ sở hà tầng. - Thực hiện tốt việc kết hợp giữa sắp xếp lại, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả kinh tế quốc doanh với duy trì bảo đảm việc làm cho người lao động; có biện pháp khắc phục ảnh hưởng của khủng hoảng của khu vực, nhằm giải quyết tình trạng dôi dư lao động bằng các chính sách và giải pháp có tính chất tình thế, trợ giúp các doanh nghiệp này ổn định và phát triển sản xuất.

Khẩn trương đào tạo lao động có trìn độ cao đáp ứng yêu cầu các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động; đồng thời mở rộng đào tạo nghề xã hội ngắn hạn với phương châm ''cần gì học nấy'', tăng cường đào tạo cho nông thôn, đặc biệt là nông dân các vùng ven đô thị lớn vị mất đất canh tác do quá trình đô thị háo nhanh để chuyển sang làm ngành nghề và dịch vụ.

Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở nước ta

Trước mắt cần có chính sách phát triển và kiểm soát thị trường sức lao động, hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý quản lý nhà nước về nguồn nhân lực, về lao động, nhất là lập lại Vụ quản lý nguồn lực và lao động ở các bộ, ngành kinh tế-kỹ thuật; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác này ở trung ương và địa phương;. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, nhanh tra chất lượng đào tạo và xác minh dư luận xã hội ở các trường đại học, đặc biệt là đại học dân lập, đại học mở, các hệ đào tạo đại học không chính quy, để lập lại kỷ cương của Nhà nước trong giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng cuả sản phẩm đào tạo. Để khuyến khích học sinh khi tốt nghiệp trở về nông thôn, địa phương cần có chính sách quan tâm đến người đi học như: hỗ trợ tài chính cho học sinh đăng ký sau này trở về quê hương; sắp xếp công việc phù hợp cho người đã tốt nghiệp, đồng thới quan tâm đến cuộc sống cá nhân, để họ yên tâm công tác.

Quá trính đào tạo phải giáo dục cho người lao động về truyền thống dân tộc, lòng yêu nước, lợi ích và trách nhiệm của người lao động xa Tổ quốc, giáo dục tinh thần dân tộc để xây dựng ý thức đùm bọc lẫn nhau của người Việt Nam trong cộng đồng lao động ở nước ngoài.