Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại

MỤC LỤC

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NHTM

Kết quả thẩm định bao giờ cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố chủ quan của người thẩm định (Cán bộ ngân hàng được phân công thực hiện thẩm định). Sự ảnh hưởng của yếu tố này đến công tác thẩm định dự án đầu tư trên khía cạnh:. - Số lượng cán bộ thẩm định. Với số lượng ít cán bộ phải thực hiện thẩm định một lượng lớn các dự án thì thời gian thẩm định bình quân một dự án sẽ ít làm hạn chế chất lượng kết quả thẩm định không đảm bảo. Do vậy, số lượng cán bộ thẩm định ảnh hưởng trực tiếp chất lượng công tác thẩm định. - Trình độ cán bộ thẩm định: Việc thẩm định nói chung đòi hỏi phải xem xét dự án trên tất cả các phương diện. Nếu người thẩm định có trình độ hạn chế thì những kết luận đưa ra sẽ phiến diện và do đó có thể dẫn tới những quyết định sai lầm trong hoạt động cho vay của ngân hàng. - Vấn đề đạo đức của người thẩm định dự án luôn là sự quan tâm hàng đầu của lãnh đạo ngân hàng. Cán bộ thẩm định có tư cách đạo đức không tốt có thể bóp méo thông tin, làm sai lệch kết quả thẩm định và do đó dẫn đến những quyết đinh sai lầm trong hoạt động cho vay. Sự quan tâm của ban lãnh đạo ngân hàng liên doanh tại Việt Nam đến công tác thẩm định dự án: Nếu ban lãnh đạo coi trọng công tác thẩm định, coi kết quả của việc thẩm định là yếu tố then chốt để ra quyết định cho vay thì chất lượng thẩm định sẽ tốt. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các dự án càng ngày càng phức tạp đồng thời các rủi ro trong hoạt động đầu tư ngày càng đa dạng, khó dự đoán hơn. Thực tế này đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định cũng phải thường xuyên được đổi mới. để thực hiện các phân tích độ nhạy nhiều chiều đòi hỏi phải có sự trợ giúp của máy tính điện tử và các phần mềm thống kê chứ không thể thực hiện bằng các công cụ thủ công. Quy trình thẩm định dự án khoa học và đầy đủ là cơ sở đảm bảo chất lượng công tác thẩm định. Một quy trình thẩm định cụ thể, sử dụng một phương pháp hợp lý giúp cán bộ thẩm định phân tích, tính toán hiệu quả của dự án một cách nhanh chóng, chính xác và tin cậy. Tuy nhiên, mỗi dự án có những đặc trưng riêng trong khi mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh được một khía cạnh nào đó của dự án và đều có những ưu – nhược điểm nhất định. Hơn nữa, mỗi khách hàng và mỗi khoản vay lại có sự khác biệt. Vì vậy, không thể áp dụng dập khuôn một quy trình thẩm định cho mọi loại dự. Cần có một quy trình thẩm định dự án riêng phù hợp với từng loại dự án, đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong công tác thẩm định. Thông tin là nguyên liệu đầu vào của quá trình thẩm định dự án. Nó là nhân tố quan trọng đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng. Nếu sử dụng một nguồn thông tin không đáng tin cậy để đánh giá dự án thì có thể dẫn tới quyết định đầu tư sai lầm gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Tính kịp thời của thông tin cũng có ảnh hưởng không nhỏ, vì không những nó có tác động trực tiếp đến quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng mà còn có thể làm ngân hàng mất cơ hội tài trợ cho một dự án tốt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Do đó, việc xây dựng hệ thống thông tin chính xác, toàn diện được đặt ra như là một nhu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định trong điều kiện thông tin không cân xứng ở nước ta. Ngân hàng thẩm định dự án nói chung trước hết trên cơ sở dự án do doanh nghiệp xây dựng. Nói cách khác, nguồn thông tin quan trọng đầu tiên được ngân hàng sử dụng trong thẩm định dự án chính là các thông tin do doanh nghiệp cung cấp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác thẩm định trong hoạt động cho vay của ngân hàng trên 3 khía cạnh:. - Tính trung thực: Tính trung thực của chủ doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin do họ cung cấp. - Trình độ: Trình độ lập dự án, thẩm định và thực hiện dự án của chủ đầu tư kém sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng thẩm định của ngân hàng do phải kéo dài thời gian thu thập thông tin, phân tích, tính toán…đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam, khả năng quản lý cũng như tiềm lực tài chính rất hạn chế. - Vị thế của Doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân: Những doanh nghiệp lớn, có vị thế trong nền kinh tế quốc dân luôn là các khách hàng được các ngân hàng TMCP săn đón và vì thế thường gây áp lực đối với các ngân hàng trong quyết định cho vay cũng như trong công tác thẩm định. Các dự án phức tạp đòi hỏi người thẩm định dự án có hiểu biết sâu rộng để có thể đánh giá được một cách toàn diện mọi khía cạnh của dự án. Dự án càng phức tạp thì khả năng chính xác của các dự toán càng không cao. Nhóm nhân tố khác. a) Thị trường yếu tố đầu vào cũng như thị trường sản phẩm dự án. Những biến động trên thị trường đầu vào cũng như đầu ra của dự án có thể khiến cho những dự toán của dự án trở nên không chính xác. Chẳng hạn như, giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên đột biến có thể làm cho một dự án được thẩm định thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng. b) Các chính sách kinh tế và các quy định của Nhà nước. Những thay đổi trong chính sách kinh tế cũng như các quy định của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành, khai thác dự án. Người thẩm định không đánh được chính xác những thay đổi trong chính sách của nhà nước có thể sẽ đưa ra những kết luận không chính xác về hiệu quả tài chính của một dự án, từ đó dẫn đến những quyết định sai lầm trong hoạt động cho vay. c) Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Sự cạnh tranh gay sức ép từ bên ngoài, buộc các Ngân hàng mở rộng cho vay, hạ thấp các điều kiện tín dụng, giảm các thủ tục cũng như thời gian thẩm định. d) Tình hình tăng trưởng của nền kinh tế cũng như của ngành. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định cũng có nghĩa là những dự đoán của người thẩm định có khả năng sát với thực tế hơn. Tương tự như vây, kết quả thẩm định một dự án thuộc ngành phát triển ổn định thường chính xác hơn dự án thuộc ngành có nhiều biến động lớn. e) Hệ thống cung cấp thông tin kinh tế. Để công tác thẩm định dự án đạt chất lượng tốt đòi hỏi phải có nguồn thông tin đầu vào phong phú với chất lượng cao. Muốn vậy, phải có một hệ thống cung cấp thông tin đa dạng, nhiều chiều. Hệ thống cung cấp thông tin kinh tế bên ngoài ngân hàng bao gồm doanh nghiệp, các cơ quan cung cấp thông tin chuyên nghiệp, các tổ chức giám định, tư vấn, các thành viên của hiệp hội. f) Sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thẩm định. g) Môi trường pháp lý. Ví dụ như việc xác minh năng lực pháp lý của đơn vị đầu tư, vấn đề quản lý dự án đầu tư, các thủ tục pháp lý về chuyển quyền sở hữu tài sản, nhà đất, công chứng, định giá…Để chất lượng thẩm định dự án được đảm bảo cần có một hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất làm cơ sở cho cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá khách hàng theo đúng chuẩn mực pháp lý đã quy định.

TẠI HÀ NỘI

KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT TẠI HÀ NỘI

Kết quả huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng liên doanh Lào Việt tại Hà Nội chịu ảnh hưởng mạnh không chỉ từ tình hình tài chính quốc tế mà còn từ những thay đổi trong chính sách điều hành tiền tệ quốc gia cũng như sự gia tăng sức ép cạnh tranh từ phía các ngân hàng liên doanh khác trong hệ thống. Do đó Chi nhánh ngân hàng liên doanh Lào Việt tại Hà Nội cũng chịu không ít những thách thức, nhất là Chi nhánh còn chịu nhiều hạn chế so với các ngân hàng thương mại như về quy mô hoạt động, không được phép mở rộng mạng lưới chi nhánh các phòng giao dịch như các ngân hàng thương mại; hạn chế về huy động vốn, không được phép huy động ngoại tệ.

Sơ đồ 2.1: Hê ̣ thống tổ chức của Chi nhánh ngân hàng liên doanh Lào – Việt tại Hà Nội
Sơ đồ 2.1: Hê ̣ thống tổ chức của Chi nhánh ngân hàng liên doanh Lào – Việt tại Hà Nội