MỤC LỤC
Chi phí thấp của doanh nghiệp cũng có nghĩa là nó ít bị ảnh hưởng hơn các đối thủ cạnh tranh của họ từ việc tăng giá các đầu vào nếu người cung ứng có sức mạnh và ít bị ảnh hưởng bởi sự giảm giá mà nó có thể đặt cho sản phẩm của mình nếu những người mua có sức mạnh hơn. Thông thường doanh nghiệp phải tập trung vào thế mạnh của đội ngũ nghiên cứu và phát triển, đội ngũ chuyên môn phục vụ khách hàng mà phát hiện kịp thời các yêu cầu của khách hàng, hoàn thiện công nghệ, sử dụng vật liệu thích hợp, đội ngũ lao động giỏi… để khác biệt hoá sản phẩm, phục vụ cho từng nhóm khách hàng. Một công ty khác biệt hoá sản phẩm có khả năng đặt giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành, giúp tăng doanh thu và nhận được lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và khách hàng trả giá đó vì họ tin tuởng chất lượng của sản phẩm đã khác biệt hoá tương ứng với chênh lệch đó.
Sự khác biệt hoá có thể xuất phát từ những hấp dẫn đối với mong đợi về mặt tâm lý của khách hàng, có thể là do yếu tố gắn liền với địa vị hoặc lòng kiêu hãnh của khách hàng, cũng có thể xuất phát từ các nhóm độ tuổi và các nhóm kinh tế xã hội… Thực tế cho thấy cơ sở của sự khác biệt hoá sản phẩm là vô tận.
Hoạch định và thực hiện chiến lược nguồn nhân lực nhằm bảo đảm sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả nhất và khai thác tốt nhất nguồn nhân lực trên thị trường lao động, đảm bảo điều kiện nhân lực cần thiết cho việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược tổng quát trong một thời kỳ xác định. Đó là các giải pháp đảm bảo số lượng lao động và cơ cấu lao động hợp lý, các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, các giải pháp đảm bảo tăng năng suất lao động, giải pháp về thù lao lao động và cải thiện điều kiện lao động…Tổ hợp những giải pháp đó sẽ tạo ra chiến lược nguồn nhân lực hiệu quả giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình một cách hiệu quả. Các nhiệm vụ cụ thể của chiến lược tài chính được căn cứ chủ yếu vào hiện trạng năng lực tài chính của doanh nghiệp và dự báo những thay đổi có thể; mục tiêu của chiến lược kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp, các kết quả phân tích và dự báo môi trường kinh doanh cũng như các nhiệm vụ cần huy động và sử dụng vốn trong từng thời kỳ cụ thể.
Nội dung chủ yếu của chiến lược tài chính là đề cập tới những vấn đề gắn với việc xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư, xây dựng phương án quản trị và khả năng đáp ứng tài chính cho mọi hoạt động đầu tư cần thiết, xác định chiến lược tài chính dài hạn, hình thành các phương án chiến lược đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì sẽ giành được thắng lợi trong kinh doanh và ngược lại nếu doanh nghiệp không hoặc không chú ý đúng mức tới nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ gặp thất bại. Doanh nghiệp có thể sẽ ở vào một trong các trường hợp trên, do đó sức ép từ phía các nhà cung ứng nên doanh nghiệp cần phải lường trước các yếu tố bất lợi sẽ đến với mình để từ đó có chiến lược phù hợp với điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Do đó các doanh nghiệp trong ngành luôn tìm cách cố gắng ngăn cản các đối thủ gia nhập ngành bởi vì càng nhiều doanh nghiệp có trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ bị thay đổi.
Để giảm sức ép của sản phẩm thay thế các doanh nghiệp luôn phải tìm kiếm các giải pháp cụ thể như: phải luôn chú ý đến đổi mới công nghệ kỹ thuật, phải nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với sản phẩm thay thế, luôn chú ý tới các giải pháp khác biệt hoá sản phẩm cũng như phải biết phân đoạn thị trường phù hợp.
Các doanh nghiêp ngày nay rất quan tâm chú ý tới việc nghiên cứu và sáng tạo sản phẩm mới vì thị trường là luôn luôn thay đổi, nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi không ngừng, nếu doanh nghiệp chỉ lo khư khư giữ mãi sản phẩm của mình mà không lo cải tiến, nghiên cứu sản phẩm mới thì doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu so với đối thủ và sẽ dần bị loại bỏ ra khỏi cuộc chơi. Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của mình thông qua các vấn đề như: nhu cầu vốn và khả năng huy động vốn, việc phân bổ vốn trong doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chung ở toàn doanh nghiệp và từng bộ phận của nó, các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá vị thế của doanh nghiệp ..Qua các đánh giá như vậy doanh nghiệp biết được sức. Ngoài hệ thống thu thập thông tin từ bộ phận marketing, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống thu thập và xử lý thông tin mạnh mẽ nhằm phản ứng trước những biến động của thị trường, doanh nghiệp cần dự báo trước những diễn biến thị trường, xu thế của khách hàng và những hành động của đối thủ cạnh tranh để có phương án chiến lược kinh doanh phù hợp.
Hệ thống thu thâp và xử lý thông tin có trách nhiệm thu thập dữ liệu từ các môi trường và xử lý nó thành các thông tin thứ cấp cho bộ máy ra quyết định để căn cứ vào đó các cán bộ quản lý của doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp trước những cơ hội và thách thức từ phía thị trường.
Ở Việt Nam dịch vụ di động được biết đến đầu tiên vào năm 1994 với nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên dó là Mobifone và cũng từ đó đến nay dịch vụ di động phát triển không ngừng. - Dịch vụ cơ bản: là dịch vụ thoại, có thể nói đây cũng là nhu cầu cơ bản, nhu cầu đầu tiên của người tham gia sử dụng dịch vụ di động và đây cũng là dịch vụ đem lại doanh thu nhiều nhất cho các nhà cung cấp dịch vụ. - Dịch vụ khách hàng: là những dịch vụ bổ xung hay những dịch vụ mà nhà khai thác mạng di động phục vụ cho khách hàng của mình sau khi hoà mạng ngoài dịch vụ cơ bản là dịch vụ gọi nhằm làm cho quá trình sử dụng dịch vụ di động của khách hàng thuận tiện hơn và mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích hơn.
+ Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng( là dịch vụ mà khách hàng phải đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ khi có nhu cầu sử dụng và hầu hết khách hàng phải trả phí sử dụng).
Đây là công trình đánh dấu nhiều sáng kiến mang tính đột phá của VIETTEL như: Đấu tắt cáp quang phục vụ ứng cứu thông tin; giải pháp thu phát trên một sợi quang và thiết kế mạng phẳng; giải pháp về đảm bảo thông tin khi xảy ra sự cố đồng thời trên 2 tuyến của vòng ring phẳng sáng kiến sử dụng công vụ để quản lý các mã nguồn; giải pháp khai báo kênh công vụ cho trạm nhánh; thiết kế lại phần nguồn cho Card khuyếch đại quang. VIETTEL phối hợp với đường sắt triển khai tuyến cáp quang 1B dung lượng1Gbps, nhằm phục vụ kết nối cho các dịch vụ điện thoại của VIETTEL và cho thuờ kờnh; triển khai cửa ngừ quốc tế làm cơ sở để cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế và phục vụ kết nối Internet. Là mạng di động phát triển nhanh nhất, chỉ sau hơn 2 năm chính thức kinh doanh đã có trên trên 3000 trạm BTS trên toàn quốc và trên 7 triệu khách hàng, theo số liệu thống kê năm 2006 của GSMA thì VIETTEL MOBILE là mạng di động có tốc độ phát triển nhanh thứ 13 trên thế giới.
Ngày 18/6/2007, Tổng Công Ty Viễn Thông Quân Đội đã long trọng tổ chức lễ công bố thành lập Công ty Viettel Telecom trên cơ sở sát nhập 2 công ty là Công ty điện thoại đường dài và công ty điện thoại di động Viettel, với mục tiêu trở thành nhà cung cấp viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. Hội tụ là một xu hướng tất yếu , các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới đã tiến hành cung cấp đa dịch vụ và tích hợp công nghệ theo hướng tất cả trong một, việc Viettel Telecom ra đời là đi theo xu hướng đó., đây cũng là sự điều chỉnh để thích nghi, tăng cường tính cạnh tranh cho Viettel trong môi trường kinh doanh mới. + Quản lý và tổ chức thực hiện : Thừa lệnh Giám đốc tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động khai thác và kinh doanh mạng điện thoại Di động bao gồm: Vận hành, khai thác thiết bị mạng lưới, tổ chức sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng thiết bị định kỳ, ứng cứu thông tin; tổ chức bộ máy và mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc.