MỤC LỤC
Căn cứ vào điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức và căn cứ vào yêu cầu của dự án có thể chia hình thức tổ chức quản lý dự án thành hai nhóm chính là hình thức thuê tư vấn quản lý dự án (gồm mô hình tổ chức theo hình thức chủ nhiệm điều hành dự án và mô hình chìa khóa trao tay ) và hình thức chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án. Để lựa chọn một mô hình tổ chức quản lý dự án phù hợp cần dựa vào những nhân tố cơ bản như: quy mô dự án, thời gian thực hiện, công nghệ sử dụng, độ bất định và rủi ro của dự án, địa điểm thực hiện dự án, nguồn lực và chi phí cho dự án, số lượng dự án thực thi trong cùng thời kỳ và tầm quan trọng của nó… Ngoài ra, khi xem xét lựa chọn một mô hình tổ chức dự án, cũng cần phân tích bốn tham số rất quan trọng khác là phương thức thống nhất các nỗ lực, cơ cấu quyền lực, mức độ ảnh hưởng và hệ thống thông tin.
Giám đốc phụ trách điều hành chung, các Phó Giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trên một số mặt công tác, điều hành quản lý các lĩnh vực được phân công, được sử dụng quyền hạn của Giám đốc để giải quyết các công việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về các quyết định của mình. - Bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân; Là đầu mối thực hiện các đề tài, nghiên cứu khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật; Theo dừi, tổng hợp và phổ biến cỏc sỏng kiến cải tiến kỹ thuật; Xõy dựng tiờu chuẩn chất lượng các loại sản phẩm do Công ty sản xuất. - Kiểm tra giấy phép hành nghề, giấy phép thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản, công trình khai thác nước khoáng, nước uống thiên nhiên việc tuân thủ các qui định trong giấy phép của các tổ chức và cá nhân có hoạt động khoáng sản.
- Cập nhật, nghiên cứu, lưu giữ, phổ biến, hướng dẫn thực hiện cho các bộ phận liên quan (các ĐXD, Xưởng, các công trình trực thuộc..) và báo cáo BGĐ công ty về các quy định của Pháp luật (các văn bản pháp quy, quy phạm, Tiêu chuẩn, hướng dẫn, thông tư..) liên quan đến các hoạt động SXKD của công ty. Nhiệm vụ chính của các công ty con và công ty liên kết là tìm kiếm thăm dò xin giấy phép khai thác mỏ, xây dựng và vận hành nhà máy chế biến quặng tại địa phương, tạo nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng và ổn định cho Khu Liên hợp. Triển khai kế hoạch tạo nguồn, công ty đã thành lập nhiều công ty con và công ty liên kết nhằm tìm kiếm thăm dò xin giấy phép khai thác mỏ, xây dựng và vận hành nhà máy chế biến quặng tại địa phương, tạo nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng và ổn định cho Khu Liên hợp.
Vào ngày 13 tháng 1 năm 2009, nhà máy đã tiến hành chạy thử với sự giám sát của các chuyên gia từ Trung Quốc,cùng tổng giám đốc, giám đốc và các bộ phận liên quan. Trong quá trình chạy thử, chưa đạt tiêu chuẩn 100%,do có một số vấn đề như : khi máy nghiền bi đập thì các bu lông ốc vít tuy đã vặn chặt nhưng do sức đập nặng nên cần phải thêm thời gian vặn lại đến lúc các bu lông chặt ; máng dẫn nước vào máy tuyển từ cấp 1 đặt hơi lệch, nên nước từ máy phân cấp ruột xoắn chạy qua máng không đều. - Việc thi công bãi chứa quặng thô ( quặng nguyên khai) tốn kém, khó mở rộng mặt bằng bãi chứa, bãi chứa quặng nằm ở cao độ cos 140 vì vậy đường vận chuyển quặng thô từ mỏ về bãi gặp khó khăn, xe phải lên dốc khi có tải nặng.
- Hệ thống đảm bảo nước sản xuất có đường dẫn dài, lắp đặt nhiều trạm bơm tăng áp và trung chuyển vừa tốn kém đầu tư ban đầu, năng lượng tiêu hao trong sản xuất và bố trí lao động đảm bảo hoạt động. - Phương pháp sử dụng vật tư- thiết bị- tài sản trong quá trình thi công chưa khoa học, công tác thu hồi phế liệu và các dụng cụ sử dụng tiếp sau cũng không tiết kiệm. Sau nhà máy Khả Cửu, Công ty Khoáng sản Hòa Phát đang tiếp tục triển khai xây dựng các nhà máy tuyển quặng với quy mô lớn hơn ở Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang…Với những kinh nghiệm rút ra từ dự án Khả Cửu, chắc chắn công tác quản lý dự án ở các dự án đang triển khai sẽ hoàn thiện hơn.
Dự báo tới năm 2010 Việt Nam sẽ tăng lên khá lớn, để thoả mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, ngành luyện Gang không những tăng năng suất của nhà máy hiện tại mà còn phải mở rộng sản xuất, tăng cường phát triển các liên doanh với các nhà máy luyện gang địa phương. Với mục tiêu của Công ty là đầu tư khai thác chế biến sâu quặng sắt, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng, tạo nguồn thu cho Ngân sách của tỉnh Hà Giang cũng như thu hút nguồn lao động của địa phương. Với chất lượng quặng sắt của mỏ Sàng Thần khi đầu tư dây chuyền sản xuất chế biến sẽ cho ra sản phẩm có hàm lượng sắt Fe >60%, kích thước sản phẩm đáp ứng tốt cho nhu cầu của Nhà máy luyện gang thép cũng như thị trường xuất khẩu.
Với một tỉnh khá đa dạng về khoáng sản, nổi bật là: Sắt, thiếc, chì, kẽm, vàng v.v..Trong đó nguồn quặng sắt có một số mỏ có trữ lượng quy mô trung bình bình và nhiều mỏ có quy mô nhỏ, điểm mỏ khá tập trung, hàm lượng quặng đảm bảo yêu cầu đúc gang với nhiều loại chất lượng, rất thuận lợi cho công nghiệp khai khoáng, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy luyện gang lò cao trên địa bàn tỉnh đó cũng là một nhiệm vụ trong quy hoạch phát triển Công nghiệp của tỉnh đã đề ra. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường, chủ trương khuyến khích phát triển Ngành công nghiệp sắt thép của Đảng và Nhà nước là đúng đắn, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương và đóng góp một phần vào ngân sách cho tỉnh và Nhà nước. Mục tiêu đầu tư khai thác lộ thiên mỏ sắt Sàng Thần đạt công suất 740.648 tấn quặng nguyên khai/năm, nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu quặng cho Nhà máy luyện gang thép và nhu cầu tiêu thụ của các hộ khác trên địa bàn tỉnh.
Dự án đầu tư nâng công suất khai thác lộ thiên mỏ sắt Sàng Thần đạt công suất 740.648 Tấn quặng nguyên khai/năm, do Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông- công ty con của công ty Cổ Phần Khoáng Sản Hòa Phát- làm chủ đầu tư, trực tiếp quản lý và khai thác dự án. Vì vậy khi mỏ Sàng Thần được đầu tư nâng công suất sẽ góp phần cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu cho Nhà máy, tăng hiệu quả kinh tế cho Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của khu vực.
Để tiến hành giải phóng mặt bằng cho khu đất, huyện Bắc Mê phải thành lập tổ giải phóng mặt bằng phối hợp cùng với công ty tiến hành các công việc như: khảo sát diện tích đất, thỏa thuận với xã, dân về phương án đền bù, số tiền đền bù và hỗ trợ cho địa phương. Bước 5: Hội đồng bồi thường tổng hợp hồ sơ về đất để xác định tính hợp pháp, không hợp pháp về đất, đề xuất quy mô diện tích đất thuộc đối tượng được bồi thường, mức độ bồi thường hoặc trợ cấp vè đất cho từng chr sử dụng đất bị thu hồi, phương án tái định cư. Tổ chức, cá nhân được bồi thường thiệt hại về đất phải là tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước cấp đất, giao đất hợp pháp, có đủ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc cấp có thẩm quyền công nhận.
Đối với các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi: sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB phải tháo dỡ, di chuyển các công trình, vật kiến trúc, đồng thời giao lại mặt bằng cho chủ dự án quản lý, sử dụng theo quy định và bàn giao đất đúng tiến độ cho chủ dự án sử dụng theo quy hoạch. Các hạng mục công trình ( trạm biến thế, đường dây điện, hệ thống đường điện thoại, đường giao thông thủy lợi…) trong quy hoạch GPMB khi trình giá trị bồi thường phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế, dự toán, giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyển phê duyệt. Do vậy, công tác quản lý tiến độ của cụng ty chỉ là lập kế hoạch thực hiện đơn thuần, chưa chỉ rừ được mối quan hệ giữa các công việc, công việc nào thực hiện trước trong khi các công việc cùng cạnh tranh một nguồn lực, thời gian dự trữ tự do, thời gian dự trữ toàn phần của các công việc.