Đầu tư phát triển ở Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2008

MỤC LỤC

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty PVC trong giai đoạn 2005 – 2008

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, theo đó Tập đoàn sẽ đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế nhằm phát triển Tập đoàn thành một trong những trụ cột của nền kinh tế. Ngoài đầu tư của tập đoàn,các thành viên của Petrovietnam cũng đang đầu tư rất mạnh vào các lĩnh vực khai thác và thăm dò dầu khí, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, thủy điện và các dự án công nghiệp khác. Thực hiện chiến lược phát triển chung của tập đoàn và mục tiêu chiến lược đã vạch ra, PVC đã và đang vươn lên trở thành một Tổng Công ty xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong xây lắp chuyên ngành.

Sản lượng và doanh thu trong năm 2008 của Tổng công ty PVC một phần được chuyển tiếp từ việc thực hiện các hợp đồng ký trong năm 2007, phần lớn các hợp đồng mới được kí kết trong năm 2008 được tập đoàn hỗ trợ bằng việc chỉ định thầu thực hiện các dự án trong ngành. Tổng công ty PVC là đơn vị xây lắp chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam, việc thực hiện các dự án của PVC trải dài trên diện rộng, cả trên đất liền và trên biển, nên việc quản lý tốt các dự án là rất khó khăn. - Đối với các dự án lớn, cần phải có 2 đến 3 đơn vị thành viên thực hiện, Tổng côn ty PVC sẽ ủy quyền cho một đơn vị thi công chính và chủ lực trực tiếp quản lý các đơn vị thi công khác trên công trường, cụ thế như dự án: San lấp nhà máy điện Nhơn trạch 2, Kho xăng dầu Cù Lao Tào, Kho chứa LPG Gò dầu, San lấp nhà máy đạm Cà mau.

- Đối với các dự án có quy mô vừa và nhỏ, tùy theo năng lực và kinh nghiệm của từng đơn vị thành viên, Tổng công ty PVC sẽ ủy quyền cho duy nhất một đơn vị thành viên thực hiện quản lý thi công toàn bộ dự án. Trong năm 2007, Tổng công ty đã đáp ứng kịp thời bàn giao phần xây dựng cho lắp đặt thiết bị, tuy nhiên còn một số công trình vẫn bị chậm tiến độ ban đầu như dự án Trường tiểu học Đất mũi – Cà mau, Kho xăng dầu Cù Lao Tào. Đồng thời, PVC tiếp tục hoàn thiện đổi mới cơ chế quản lý thi công xây lắp và phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ những công trình đang thực hiện như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Khách sạn Dầu khí 12 tầng tại Quảng Ngãi, Khách sạn Dầu khí vũng tàu 4 sao….

Hiện nay, do chuyển đổi mô hình quản lý từ công ty cổ phần thành mô hình công ty mẹ - công ty con, trong năm 2008 Công ty mẹ và công ty con đang hoàn thiện các quy trình để cập nhật lại hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 phiên bản 2000 theo mô hình hoạt động mới. PVC đã thiết lập và duy trì đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn lao động từ Tổng công ty tới các đơn vị thành viên tại các công trình đang thi công, đồng thời ban hành chính sách an toàn lao động và các quy định về trang bi ̣ bảo hộ lao động, các quy phạm về an toàn lao động để áp dụng trong toàn Tổng công ty. Trong năm 2006 – 2007, công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, tình hình tài chính của công ty còn gặp rất nhiều khó khăn do tại thời điểm đó việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần làm chưa được triệt để, các công trình dở dang còn tiềm ẩn các khoản lỗ, công nợ không có khả năng thu hồi rất lớn.

Công tác sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả, bộ máy công tác tài chính kế toán trong toàn tổng công ty đã dần dần ổn định và phát huy vai trò trách nghiệm của mình giúp cho lãnh đạo công ty điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổng công ty PVC đã làm việc với tập đoàn Dầu khí Việt Nam, làm việc với Tổng công ty CP tài chính Dầu khí để kí kết hợp đồng hạn mức tín dụng là 750 tỷ đồng, trong đó vốn lưu động, bảo lãnh là 680 tỷ đồng, hạn mức vốn trung dài hạn là 70 tỷ đồng đảm bảo. Tiến hành giao hạn mức tín dụng vốn cho từng đơn vị thành viên, định kỳ kiểm tra và giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng hạn mức tín dụng từng đơn vị để có kế hoạch đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Tổng công ty cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Để thực hiện thành công các dự án có tính chất phức tạp của ngành Dầu khí theo hình thức hợp đồng EPC, trong năm 2008 Tổng công ty PVC đã củng cố và phát triển công tác tư vấn thiết kế, cụ thể: Nâng cao năng lực tư vấn thiết kế cho Công ty PVE; Tham gia góp vốn cổ phần hóa vào công ty thiết kế WORLEYPASONS Dầu khí Việt Nam, ký hợp đồng toàn diện với công ty này để thực hiện công tác tư vấn thiết kế các công trình chuyên ngành Dầu khí; thành lập Công ty tư vấn thiết kế Heerim – PVC để phát triển công tác tư vấn thiết kế các dự án dân dụng cao cấp. Công ty PV Construction đã hoàn thành đề án chuyển đổi Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động của công ty PC Construction với việc chuyển phần vốn của tập đoàn tại các doanh nghiệp xây lắp khác về Tổng công ty quản lý.

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty PVC  giai đoạn 2005 -2008
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty PVC giai đoạn 2005 -2008

Tình hình hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) giai đoạn 2005 -2008