MỤC LỤC
Nhìn chung sức ép đối với đất đai của huyện trong giai đoạn tới là rất lớn và phần nhiều sẽ lấy vào nhóm đất nông nghiệp, cần phải sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bền vững. Phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia, các nhà quản lý về lĩnh vực tái định cư nhằm thu được những kinh nghiệm, nhận xét và ý kiến của họ về vấn đề tái định cư nói chung và các khía cạnh cụ thể: quy hoạch, đền bù, di dân,. - Đánh giá hiện trạng sử dụng công trình thuỷ lợi tại nơi ở cũ và nơi tái định cư.
Dự đoán, dự báo diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất trên đất bán ngập.
Theo quy hoạch tổng thể tái định cư của dự án Thủy điện Sơn La toàn xã đã xây dựng 5 điểm tái định cư để tiếp nhận lại số hộ bị ngập trong đó có một điểm tái định cư tiếp nhận dân của xã Mường Sại. Đối với các hộ dân sở tại dự án đã đầu tư đường giao thông loại A nông thôn, được rải nhựa nối từ tỉnh lộ 107 vào trung tâm xã (khoảng 8km đi qua các bản của xã) tuyến đường sẽ tạo liên kết với các xã Chiềng Muôn, Liệp Muội, Nậm Ét (toàn tuyến dài khoản 23 km) , đây là tuyến đường mới sẽ thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội không những của xã mà cả khu vực trong tương lai gần. Như vậy trên diện tích đất bán ngập từ cao trình MNC (175m) đến cao trình 190m không có khả năng sử dụng để sản xuất do thơi gian rút và ngập chỉ kéo dài trong vòng 2-3 tháng.
Sinh kế của mỗi hộ dân được cấu thành bởi 5 nguồn lực: nguồn nhân lực (kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động, sức khoẻ), nguồn lực xã hội (uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội), nguồn lực tự nhiên (các tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, khí hậu, cây trồng, vật nuôi…), nguồn lực vật chất (nhà ở, phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin…), nguồn lực tài chính (tiền, tín dụng, các nguồn hỗ trợ, viện trợ…) Tại nơi ở mới, các nguồn lực của hộ dân có nhiều thay đổi, nhất là nguồn lực tự nhiên. Tất cả các lao động trong mẫu nghiên cứu đều tham gia sản xuất nông nghiệp, một phần rất nhỏ (3%) lao động có làm thêm các công việc khác để tạo thu nhập như bán hàng dịch vụ, tham gia các tổ chức xã hội địa phương. Các nguồn sinh kế của người dân bị co hẹp lại (do mất đất) nhưng lại không được bổ sung bằng các nguồn sinh kế khác ngoài nông nghiệp. Về nguồn lực xã hội. Trụ sở UBND xã Chiềng Ngàm Bưu điện văn hoá xã Chiềng Ngàm. Các mối quan hệ xã hội của cộng đồng vẫn được duy trì. Việc xây dựng nhà họp thôn là nơi sinh hoạt không thể thiếu đối với bà con người dân tộc thiểu số. Người dân thường tập trung ở nhà văn hoá ngoài việc hội họp là các hoạt động văn hoá, giao lưu. Tại nơi tái định cư mới, nhà văn hoá được đầu tư xây dựng khá khang trang, theo đánh giá của người dân là tốt hơn so với nơi ở cũ, tạo điều kiện cho người dân duy trì các hoạt động văn hoá của cộng đồng. Về nguồn lực tự nhiên. Các hộ tái định cư trong vùng nghiên cứu đều có diện tích đất sản xuất thuộc vùng ngập lòng hồ thuỷ điện buộc phải di dời, vì vậy họ được cấp đất sản xuất mới tại nơi tái định cư. Các hộ dân tái định cư có các nguồn sống chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp. Cảnh quan khu ruộng bậc thang có cao trình 210-215m khu vực tái định cư bản Nà Ca, ven suối Muội, xã Chiềng Ngàm. Ngoài một số hộ kinh doanh nhỏ, đại đa số hộ dân không có nghề phi nông nghiệp. Đối với các hộ dân ở đây, đất đai chính là nguồn đáp ứng nhu cầu hàng ngày, và cũng là nguồn tạo ra thu nhập. Nghiên cứu so sánh đất đai các hộ dân được sở hữu trước và sau tái định cư cũng chính là nghiên cứu so sánh thu nhập của hộ trong quá trình di chuyển nơi cư trú và nơi sản xuất. a) Sản xuất nông nghiệp.
So sánh diện tích đất nông nghiệp trước và sau khi tái định cư, có gần 80% số hộ được hỏi cho biết diện tích đất sản xuất được cấp nhỏ hơn diện tích đất canh tác cũ của hộ. Chính sách hỗ trợ tái định cư hỗ trợ cho người dân kỹ thuật sản xuất, giống và người dân có tiền để đầu tư phân bón (từ tiền đền bù tái định cư) nên năng suất cây trồng tăng lên đáng kể, tuy nhiên do diện tích canh tác bị thu hẹp nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Sau tái định cư, các hộ vẫn tiếp tục được chăm sóc và quản lý diện tích rừng cũ, tuy nhiên, một phần diện tích rừng bị ngập trong lòng hồ thuỷ điện nên đến nay chỉ còn hơn 50% số hộ có diện tích đất lâm nghiệp cũ còn đất rừng, với tổng diện tích là 10 ha (toàn bộ là rừng trồng), bình quân 0,55ha/hộ.
Trước đây bình quân thu nhập từ 1ha rừng trồng là 1,6 triệu đồng/năm và 1 ha rừng bảo vệ là 0,9 triệu đồng/năm, tổng thu nhập từ lâm nghiệp của các hộ điều tra là 54 triệu đồng/năm, bình quân 1,5 triệu đồng/hộ. Quy mô chăn nuôi các vật nuôi khác đều có xu hướng giảm do diện tích chuồng nuôi của nhà tái định cư nhỏ, một số hộ phải nuôi nhốt dưới nhà sàn gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh do ruồi, muỗi và chất thải gia súc, gia cầm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Nhìn chung, người dân khá hài lòng về diện tích nhà và chất lượng nhà tại khu ở tái định cư với 95% ý kiến hài lòng về diện tích nhà ở mới và hơn 80% ý kiến hài lòng với chất lượng nhà ở mới nơi tái định cư.
Trước khi tái định cư, do địa hình nơi ở khá thấp nên người dân xã Chiềng Ngàm có thể đào giếng và thường sử dụng nước giếng đào trong sinh hoạt kết hợp với sử dụng nước suối. Trước khi tái định cư, người dân tái định cư xã Chiềng Ngàm mặc dù đã có điện lưới nhưng do hệ thống truyền tải điện đã cũ nên chất lượng điện không đảm bảo, kể cả trong sinh hoạt. Chương trình tái định cư đã hỗ trợ nhiên liệu đun nấu cho người dân (bằng dầu hoả), giúp khắc phục khó khăn trong đun nấu, sinh hoạt, đồng thời hạn chế khai thác củi trên rừng.