Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Techcombank

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thanh toán

Sở dĩ như vậy là vì các quốc gia khác nhau có hệ thống pháp luật, tập quán thương mại và thanh toán khác nhau; việc tìm hiểu thông tin về các đối tác nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với đối tác trong nước. Ngược lại, một chính sách không dung hoà được lợi ích của khách hàng và ngân hàng sẽ chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng, làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng và làm mất lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Chẳng hạn, đối với những khách hàng có tình hình tài chính tốt, có uy tín thì ngân hàng có thể áp dụng những chính sách hỗ trợ như: cho vay để ký quỹ mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ…giúp khách hàng có được sự thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ.

Đặc biệt, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán khá phức tạp, vừa đòi hỏi sự làm việc tỉ mỉ, chính xác, vừa cần có tính linh hoạt trong từng tình huống cụ thể của các nhân viên ngân hàng. Hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ thanh toán phụ thuộc rất lớn vào khả năng của nhân viên ngân hàng trong việc tìm hiểu tình hình hoạt động của khách hàng để có thể đưa ra những tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng; nhanh chóng tìm ra sai sót trong chứng từ thanh toán để sửa chữa kịp thời; phát hiện được các chứng từ giả mạo hay không hợp lý để tránh tổn thất cho khách hàng và ngân hàng. Để làm được như vậy, nhân viên ngân hàng cần phải am hiểu về kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán, hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của các khách hàng mà mình đang phục vụ và hướng tới phục vụ, linh hoạt trong xử lý tình huống.

Ngược lại, người nhập khẩu có thể mất khả năng thanh toán, bị phá sản dẫn đến không có khả năng trả tiền cho ngân hàng trong trường hợp ký quỹ dưới 100%, trong khi ngân hàng vẫn phải thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ. Chính sách của các nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu như thay đổi hạn ngạch xuất nhập khẩu, thay đổi thuế suất nhập khẩu của hàng hoá khi các bên đã ký kết hợp đồng sẽ tạo ra những bất lợi cho người xuất khẩu hoặc nhập khẩu, từ đó có thể ảnh hưởng tới quá trình thanh toán.

Giới thiệu về Trung tâm giao dịch hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH HỘI SỞ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM. Techcombank là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài (HSBC) đạt mức tối đa 15%. Trực thuộc Hội sở có Trung tâm kinh doanh, thực hiện các chức năng như một chi nhánh, và sau này trở thành Chi nhánh Hà Nội (Techcombank Hà Nội).

Trung tâm giao dịch hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam, thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng theo các quy định của Pháp luật và của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam. Trung tâm giao dịch hội sở hoạt động có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các TCTD theo quy định của Pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam. - Trung tâm Quản lý Nguồn vốn và Giao dịch trên thị trường tài chính - Phòng Tiếp thị, Phát triển Sản phẩm và Chăm sóc Khách hàng - Phòng Kế toán Tài chính.

Bộ máy tổ chức điều hành của TTGDHS bao gồm: điều hành quản lý Trung tâm là Giám đốc và các Phó giám đốc, dưới ban giám đốc là các phòng ban thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. TTGDHS mới hoạt động được hơn một năm, do đó phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, do được kế thừa công nghệ ngân hàng sẵn có, cùng với nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên ngân hàng, Trung tâm đã đạt được những kết quả khả quan trên nhiều phương diện.

Bên cạnh các phương thức huy động truyền thống như tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn với nhiều kỳ hạn phong phú: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…, Trung tâm còn áp dụng các hình thức huy động mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như: rút gốc linh hoạt, tiền gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm nhân thọ…; giúp khách hàng có nhiều sản phẩm hơn để lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu của họ. Sở dĩ như vậy là do Trung tâm giao dịch mới chính thức hoạt động từ tháng 2/2007 nên trong hai quý đầu, lượng tiền gửi của dân cư còn ít, tiền gửi của các tổ chức kinh tế không đáng kể. - Xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng lớn và thực hiện việc chăm sóc khách hàng thường xuyên để tạo mối liên hệ mật thiết với khách hàng, qua đó củng cố và duy trì hệ thống khách hàng.

Với sự phát triển của sản xuất kinh doanh, sự gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhu cầu sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng tăng lên, và theo đó, nhu cầu tiếp cận tín dụng ngân hàng cũng tăng lên. - Xây dựng và vận hành chính sách tín dụng một cách hiệu quả; đảm bảo không có sự mơ hồ trong nội bộ ngân hàng về một lĩnh vực cho vay cụ thể nào. - Tuân thủ chặt chẽ và nhất quán các thông lệ lành mạnh trong hoạt động tín dụng; tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành và các quy định chính sách nội bộ của Techcombank.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn các quý trong năm 2007
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn các quý trong năm 2007