Tình hình và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn tại khu vực Duyên hải Nam Trung bộ

MỤC LỤC

Kết cấu của đề tài

Khái niệm công nghiệp nông thôn

Cách tiếp cận này thường được cán bộ quản lý kinh tế theo lãnh thổ và các cán bộ thực tiễn ở địa phương sử dụng, vì nó phù hợp với lợi ích của các cơ quan quản lý nhà nước trên các vùng lãnh thổ như dễ quy hoạch, dễ tập hợp số liệu, dễ chỉ đạo…Tuy nhiên cách tiếp cận này thường làm cho xu hướng phát triển CNNT khép kín trong giới hạn của kinh tế địa phương. CNNT còn cần được xem xét từ góc độ phân công lao động xã hội, tính chất của sản phẩm và sự gắn bó của lĩnh vực đó với công nghiệp, với hệ thống nông thôn, đồng thời dựa vào cơ sở thực tiễn của nông thôn Việt Nam hiện nay, khái niệm về Công nghiệp nông thôn có thể được hiểu như sau: Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước được phân bố ở nông thôn, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu thuộc nhiều thành phần kinh tế có hình thức tổ chức và trình độ phát triển khác nhau, hoạt động gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn.

Sự cần thiết phải phát triển CNNT trong quá trình CNH-HĐH

Với công nghệ mới, dù chỉ là công nghệ chế tạo sản phẩm tiêu dùng ở nông thôn và chế biến sản phẩm nông nghiệp ở nông thôn, công nghiệp nông thôn cũng hình thành một cơ sở khoa học công nghệ nhất định, dù nó được lưu giữ và truyền lại cho những thế hệ kế tiếp dưới hình thức nào và ở trình độ nào, truyền miệng, viết tay, hay nhờ chính những sản phẩm lưu giữ được. - Nông thôn nước ta đang có những yêu cầu kinh tế - xã hội bức thiết cần giải quyết: sự hạn chế về đất đai, sự dư thừa lao động (một cách tương đối và tuyệt đối), mức sống vật chất và tinh thần thấp kém và lạc hậu,… Để giải quyết các vấn đề này, nhiều biện pháp thâm canh, phát triển nông nghiệp đã được triển khai, nhưng thực tiễn cho thấy rằng phải có những chương trình và biện pháp đồng bộ thì mới có thể giải quyết được.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp nông thôn

Cụ thể như luật đầu tư trong nước quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 1-2 năm đối với các doanh nghiệp chế biến nông sản mới thành lập, giảm 50% thuế suất đối với các doanh nghiệp đang hoạt động có sử dụng nguyên liệu là nông sản đã kích thích các cơ sở CNNT thuộc lĩnh vực chế biến nông sản phát triển. Đối với CNNT cũng không đi ngoài quy luật đó, để phát triển CNNT đòi hỏi phải có một đội ngũ kỹ sư và người lao động có tay nghề cao để vận hành các máy móc, thiết bị đã được trang bị, nếu không thì hoặc là không sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị hiện có hoặc là không đưa máy móc thiết bị tiên tiến vào sử dụng được.

Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển CNNT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước

Nghị quyết nhấn mạnh: “ Trước mắt, nếu không sớm phát triển CNNT, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản ở cả nông thôn và thành phố, thị xã thì hàng hoá nông sản sẽ bị ứ đọng do dư thừa vào lúc thu hoạch rộ, chất lượng và giá cả bị giảm đi rất nhiều, gây thiệt hại cho nông dân, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, vì vậy phải coi công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ sản là một trọng tâm phát triển công nghiệp tại nông thôn, theo hướng chung là sơ chế tại chỗ và tinh chế tập trung. Chẳng hạn như: “ chính sách công nghệ phát triển công nghiệp nông thôn từ năm 1996-2000 ”, “ chính sách phát triển công nghiệp nông thôn- chiến lược tạo việc làm và phát triển cân đối giữa các vùng ”, “ thực hiện chương trình chuyển giao công nghệ thúc đấy phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2005 ”v.v… Chính điều này cho phép hạn chế bớt được sự không thống nhất giữa các văn bản về cùng một lĩnh vực đối với các khu vực khác nhau như trước đây.

Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới và một số vùng ở Việt Nam

Do đó trong 2 kế hoạch 5 năm lần thứ V và VI (1982 – 1992) Thái Lan xem phát triển CNNT là vấn đề chiến lược và là nhiệm vụ trung tâm để giải quyết một cách đồng bộ những vấn đề kinh tế - xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập của dân cư, sử dụng có hiệu quả tài nguyên ở nông thôn, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phục hồi và phát triển các nghề truyền thống, khắc phục việc đô thị hoá quá mức trong những năm qua. Bên cạnh đó, các ngành nghề khác phục vụ chung cho phát triển kinh tế nông thôn cũng được quan tâm phát triển như khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng ở Vĩnh Phúc, sản xuất đồ dùng gia dụng, mỹ nghệ cao cấp ở Bắc Ninh, sản xuất sửa chữa nông cụ , máy móc nhỏ ở Hà Tây, sự phát triển của các ngành tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường, vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và truyền thống sản xuất của từng vùng.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ

Các tỉnh DHNTB có một lợi thế vô cùng quý giá nữa là có nhiều vịnh nước sâu, rất thuận tiện cho việc phát triển các cảng biển lớn như cảng Đà Nẵng, Dung Quất, Vũng Rô, Vân Phong, Cam Ranh đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển hàng hoá cho miền Trung, Tây Nguyên cũng như các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, đây cũng là những nơi rất thuận tiện trong việc xây dựng các kho trung chuyển hàng hoá giữa các khu vực, các quốc gia trên thế giới. Trong những năm vừa qua, chính quyền địa phương các tỉnh DHNTB đã không ngừng được củng cố, nhiều cán bộ trẻ có năng lực và phẩm chất được cử đi đào tạo và bồi dưỡng, công tác cải cách hành chính đã có nhiều mặt tiến bộ, an ninh trật tự xã hội ngày càng đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, người dân đồng lòng ủng hộ các chủ trương của chính quyền về chỉnh trang đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng nếp sống văn hoá mới, chính vì vậy mà các tỉnh DHNTB được xem là những địa phương có bộ máy chính quyền các cấp vững mạnh, được người dân, du khách và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao.

Bảng 1 : Cơ cấu kinh tế năm 2005 ở các tỉnh DHNTB.
Bảng 1 : Cơ cấu kinh tế năm 2005 ở các tỉnh DHNTB.

Thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn ở các tỉnh DHNTB .1 Tình hình phát triển các cơ sở sản xuất CNNT

    Tuy nhiên gần đây hoạt động của chúng có xu hướng giảm do thiếu nguyên liệu, ngoại trừ lĩnh vực mộc gia dụng có phát triển đều ( do nguyên liệu thay thế gỗ ngày càng phong phú, sản phẩm từ nguyên liệu mới thường có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng). Tuy nhiên nhịp độ phát triển của ngành này ở các địa phương không giống nhau, chủ yếu tập trung ở Quảng Ngãi và Bình Định. Ngành dệt hoạt động chủ yếu ở một số cơ sở của Đà Nẵng, huyện Núi Thành, huyện Duy Xuyên của Quảng Nam, các cơ sở của tỉnh Khánh Hoà. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành này trong cơ cấu ngành nghề CNNT đạt từ 5-7%. Sản lượng của chúng tăng đều nhưng sản xuất không ổn định, các mặt hàng này thường xuyên thay đổi, tính chuyên môn chưa cao, sản xuất phụ thuộc vào mùa và nguyên liệu. Nhiều cơ sở hoạt động có tính chất tự sản tự tiêu, một số cơ sở sản xuất theo phương thức gia công. Hầu hết các cơ sở dệt có quy mô nhỏ, có trang bị kỹ thuật thô sơ cũ kỹ, rất ít có cơ sở dệt có quy mô lớn và kỹ thuật công nghiệp hiện đại. - Ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Ngành này tập trung chủ yếu ở huyện Đại Lộc của Quảng Nam, một số huyện của Quảng Ngãi, một số huyện của Bình Định. Tỷ trọng của ngành này chiếm trong cơ cấu ngành nghề của CNNT khoảng 13-14,5%, thị trường của ngành này tương đối tốt vì nhu cầu xây dựng của khu vực ngày càng cao, có những sản phẩm đạt chất lượng cao có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước. - Ngành thủ công mỹ nghệ. Sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vẫn được xếp thành một ngành như các ngành khác, nhưng nó lại bao gồm nhiều ngành hàng thuộc nhiều ngành kinh tế- kỹ thuật khác nhau. Sản phẩm của chúng ít nhiều mang bản sắc văn hoá dân tộc và yếu tố truyền thống của vùng đất miền Trung đồng thời gắn với những bí quyết công nghệ được truyền lại từ nhiều thế hệ. Sản phẩm của chúng thường là sơn mài,. điêu khắc, mộc mỹ nghệ.. Có nhiều sản phẩm của ngành này được duy trì từ lâu tại các huyện và đã hình thành nhiều làng nghề nổi tiếng. Đặc điểm hoạt động của ngành này là có một số hộ chuyên, một số hộ kiêm, một số hộ làm gia công, một số cơ sở sản xuất của chúng được tính trong hoạt động của các ngành khác. Xem xét về cơ cấu sản phẩm của CNNT ở một số tỉnh cho thấy:. Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của sở Công nghiệp tỉnh Bình Định. - Các mặt hàng xuất khẩu: sản phẩm bằng gỗ và lâm sản, thuỷ sản, khoáng sản đá granite, các sản phẩm từ titan đến cát..), hàng tiêu dùng (hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, giày da, thuốc chữa bệnh..), các mặt hàng từ các ngành công nghiệp (gạo, sắn lát, hạt điều, thịt gia súc, gia cầm..). Tỉnh Quảng Ngãi: Hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu được sản xuất tập trung tại cụm công nghiệp làng nghề xã Tịnh Ấn và điểm công nghiệp - làng nghề thị trấn huyện Sơn Tịnh, được tiêu thụ với số lượng từ 3 đến 5 conterneur/tháng theo đơn đặt hàng của Đan Mạch, Đức; mặt hàng này hiện đang được nhân rộng tại các địa phương khác trong tỉnh như: thị trấn Châu Ổ huyện Bình Sơn, các xã Hành Trung, Hành Đức - Nghĩa Hành ; sản phẩm chổi đót tại xã Bình Tây, bún khô tại xã Bình Chánh, hàng thêu rua xuất khẩu tại các xã Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị huyện Bình Sơn; hàng mây tre tại xã Đức Phong, huyện Mộ Đức; hàng thêu rua nghệ thuật tại Trường Xuân, phường Trần Phú thành phố Quảng Ngãi, các mặt hàng này vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh vừa vươn ra ngoài tỉnh và tham gia xuất khẩu sang các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Đan Mạch.

    Bảng 5: Số cơ sở CNNT phân theo ngành
    Bảng 5: Số cơ sở CNNT phân theo ngành

    Đánh giá chung về tình hình hoạt động của công nghiệp nông thôn các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ

      Nhưng nhìn chung các quy hoạch này còn nhiều mặt hạn chế như chưa đánh giá được một cách đầy đủ tiềm năng và lợi thế của địa phương và khu vực, xu thế vận động của thị trường, những cơ hội và thách thức khi hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhiều quy hoạch đã được xây dựng khá lâu nên hiện tại có nhiều điểm bất cập, không còn phù hợp nữa nhưng chưa được điều chỉnh, sửa đổi hay một số sản phẩm mũi nhọn của địa phương vẫn chưa có quy hoạch phát triển dài hạn, nhiều quy hoạch khi xây dựng chưa tạo được sự liên kết trong phát triển giữa các địa phương, các ngành với nhau. Từ nay đến năm 2020, ngành công nghiệp phải đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, không chỉ về quy mô ngành nghề, về thu hút được các ngành công nghiệp có công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, mà còn tạo ra được nhiều chỗ làm việc cho người lao động, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, nhất là sản phẩm xuất khẩu, và chiếm tỷ lệ cao trong GDP hằng năm của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.

      Những giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ

        Nên góp ý về bản kế hoạch khởi nghiệp cho doanh nghiệp, hướng dẫn họ về quyết định lựa chọn ngành nghề và công nghệ, hướng dẫn và tạo thuận lợi trong thủ tục đăng ký kinh doanh, ký kết hợp đồng, xây dựng thương hiệu, cung cấp thông tin và hướng dẫn tiếp cận các khoản tín dụng , cung cấp cho họ tài khoản thương mại điện tử , cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho họ tham gia các chương trình đào tạo nâng cao kiến thức kinh doanh và kiến thức về công nghệ thông tin, phổ biến kiến thức về pháp luật , về thị trường liên quan đến CNNT..những trợ giúp như vậy cần phải được duy trì ngay cả sau khi doanh nghiệp đã qua giai đoạn khởi nghiệp. Hai là, cỏc cơ quan cú chức năng theo dừi hoạt động CNNT như: phũng Phát triển nông thôn thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Công nghiệp quận huyện thuộc Sở công nghiệp, phòng nông thôn thuộc Ban tư tưởng văn hoá tỉnh uỷ, phòng kinh tế các huyện… rà soát lại các văn bản đã ban hành và trên cơ sở kiến nghị hợp lý của các cơ sở CNNT cả nước cũng như của chính quyền từng địa phương, đề nghị các cấp có thẩm quyền loại bỏ những nội dung mâu thuẫn nhau, không còn phù hợp, từ đó điều chỉnh và bổ sung những nội dung cần thiết phục vụ tốt cho việc phát triển CNNT nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

        BÁO CÁO TểM TẮT

        HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC III.

        THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

        Kết cấu của đề tài

        • Những giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ

          Kinh nghiệm của các nước châu Á thông qua phát triển CNNT từ các ngành nghề thu hút nhiều lao động như dệt, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm… Đặc biệt kinh nghiệm của các nước có đặc điểm tương đồng như Việt Nam trong việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực CNNT như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc…Đề tài đó chỉ rừ bài học thành cụng cú thể vận dụng phỏt triển CNNT ở Việt Nam là: Phát triển khu vực kinh tế phi chính thức, xây dựng và phát triển các chương trình quốc gia về phát triển CNNT, lựa chọn công nghệ thích hợp để phát triển các cơ sở sản xuất CNNT, trong giai đoạn hiện nay cần khuyến khích phát triển các ngành nghề sử dụng ít vốn nhiều lao động. Trước hết: Phải xây dựng chính sách cho từng loại sản phẩm công nghiệp như đường, bánh kẹo, chiếu cói, gạch, đá xây dựng..Các chính sách này gắn liền với vai trò “bà đỡ” là kinh tế nhà nước, nhất là các công ty, doanh nghiệp thương mại nhà nước đứng chân trên địa bàn làm dịch vụ 2 đầu một cách đồng bộ, chính sách trợ cước để phát triển kinh tế công nghiệp nông thôn, mặt khác thông qua sự hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao sức cạnh tranh, năng lực tiếp cận thị trường.