MỤC LỤC
Do vậy, đến hết tháng 10/2006 Công ty đã hoàn thành kế hoạch sản xuất – kinh doanh được giao và chủ động xin điều chỉnh nâng một số chỉ tiêu kế hoạch lên 10%, được Tổng công ty chấp nhận. Rượu tiêu thụ tăng so với năm 2005 là 46,8% nhưng thực tế vẫn không đáp ứng được nhu cầu thực tế và hiện nay sản lượng rượu Vodka vẫn chiếm tỷ trọng là 85% kết cấu mặt hàng.
- Tổ điện - cơ khí: là một xí nghiệp phụ trợ có nhiệm vụ phục vụ cho các xí nghiệp chính như sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, đảm bảo điện cho quá trình sản xuất … giúp cho quá trình sản xuất được nhịp nhàng cân đối, liên tục và có hiệu quả. - Bộ phận phục vụ của công ty có nhiệm vụ chung là phục vụ các bộ phận khác trong quá trình sản xuất kinh doanh cả về mặt cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đến sức khoẻ, đời sống cán bộ công nhân viên, bao gồm: bộ phận y tế, ban bảo vệ, tổ trông xe, nhà ăn, tổ kho, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
- Tổng số cán bộ, công nhân viên là 23 người được chia thành các tổ như tổ điện, tổ mộc, tổ nguội. Bộ phận quản lý gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và một kỹ sư với các nhiệm vụ cụ thể.
* Các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá: Điều 786 Bộ luật dân sự quy định “tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.”. • Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn ra rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của các loại hàng hoá này có được chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên. - Đơn giản và dễ đọc: tên sản phẩm Vodka có thể nói là một cái tên dễ hiểu, dễ đọc bởi bản thân chữ Vodka đã là tên một dòng rượu trên thế giới đồng thời chữ Hà nội lại là một địa danh cũng tương đối dễ đọc đối với người nước ngoài vì vậy tên sản phẩm là Vodka Hà nội là một cái tên dễ phát âm ở nhiều nước khác nhau.
Tuy nhiên tên sản phẩm vodka không phải là một cái tên độc nhất và khác biệt vì Vodka như đã nói là tên một dòng rượu vì vậy nó vẫn được các công ty khác sử dụng cho sản phẩm Vodka của họ như Vodka Đồng Xuân, Vodka của công ty cổ phần rượu Bình Tây, công ty cổ phần rượu Hà thành, Vodka Thủ đô..và Hà nội là tên một địa danh nên vẫn được sử dụng rộng rãi và phổ biến.
Với hình ảnh chai Vodka xanh và Vodka đỏ như trên có thể thấy thiết kế sản phẩm không nổi bật, không giúp cho khách hàng trong việc nhận biết sản phẩm Vodka của công ty khi cùng được trưng bày trên cùng một vị trí với sản phẩm Vodka của các đối thủ cạnh tranh khác. Đối với các đại lý ở quá xa, xe của đại lý không có điều kiện chuyển hàng thì công ty sẽ gửi xe chở hàng đến tận địa phương qua đó các đại lý sẽ giảm được chi phí, đồng thời Công ty sẽ dễ dàng quản lý hơn, tạo điều kiện cho việc áp dụng thương mại điện tử, đa dạng hóa các hình thức thanh toán. Tuy nhiên việc lựa chọn chiến lược đặt tên cho sản phẩm Vodka theo chiến lược thương hiệu nguồn có thể có một số rủi ro nhất định đó là công ty theo đuổi chiến lược thương hiệu nguồn có thể sẽ phung phí tài nguyên của mình vào việc xây dựng nhiều thương hiệu thay vì chỉ xây dựng một số ít thương hiệu có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận ròng hơn và sử dụng nhiều thương.
- Giá bán nhà hàng, khách sạn, đại lý = 1.005 x giá bán cho đại lý - Chiết khấu thông thường của các nhà sản xuất khác là 15-25% nhưng đổi lại họ phải chịu sự áp đặt giá cũng như những điều khoản bắt buộc khác như trưng bày, hay mặt bằng, nhân lực thì Công ty cũng có sức cạnh tranh nhất định trong chính sách của mình Với chính sách này, đại lý Công ty cũng xem như chiết khấu 11%. Tại các hội chợ triển lãm công ty có dịp so sánh sản phẩm của mình về mẫu mã, giá cả với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm công ty có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng từ đó có thể thu thập được thông tin để có chiến lược phù hợp. + Thưởng tăng sản lượng: ngoài sản lượng rượu Vodka Hà Nội nhãn xanh, đơn vị nào tiệu thụ các sản phẩm khác thì Công ty sẽ lấy làm căn cứ để điều chỉnh sản lượng rượu Vodka nhãn xanh cho đơn vị vào các tháng, quý sắp tới; hoặc đơn vị nào có mức tiêu thụ sản lượng vượt bậc, kể cả thời gian khó khăn đơn vị vẫn duy trì được mức tiêu thụ tốt sẽ là căn cứ để tăng sản lượng quý sau, năm sau.
Theo báo cáo năm 2005 của phòng kế hoạch tiêu thụ về tình hình vi phạm nhãn mác với sản phẩm công ty có đưa ra nguyên nhân: sản phẩm rượu mang nhãn hiệu Vodka rất khó xử lý vì các đơn vị sản xuất rượu Vodka mang nhãn hiệu tổng thể, màu sắc nhìn thoáng qua thì thấy giống nhưng khi xem xét kỹ thì không vi phạm (vì chữ Vodka không được bảo hộ). - Công ty vẫn chưa có những hoạt động truyền thông hợp lý cho việc quảng bá thương hiệu như: hoạt động viết bài trên các báo chí vẫn ở mức bị động, do các báo đài về đưa tin chứ công ty chưa chủ động trong việc tổ chức các chương trình để mời báo đài giới thiệu về công ty cũng như hoạt động PR vẫn chưa được quan tâm. - Theo điều 2 mục 4 của thông tư bộ Thương Mại số 12/1999/THANH TOÁN-BTM ra ngày 16/5/1999: để thực hiện hạn chế kinh doanh rượu, sở thương mại căn cứ tình hình thị trường rượu, tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương, quy định số lượng thương nhân và số lượng điểm bán rượu trên từng địa bàn (thành phố, thị xã, quận, huyện) được cấp giấy phép kinh doanh rượu theo quy định của thông tư này, thông báo để các thương nhân biết trước khi tổ chức cấp giấy phép.
Bên cạnh đó, công ty trước đây là do Nhà nước quản lý nên mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh đều do Nhà nước quy định, thụ động trong kinh doanh nhưng khi chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo cơ chế thị trường, tự xác định kế hoạch kinh doanh phù hợp sẽ cần một khoảng thời gian để có thể làm cho bộ máy vận hành theo quỹ đạo mới.
Các giảng viên hay chuyên gia cần có sự tìm hiểu nhất định về thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu dòng sản phẩm Vodka của công ty, có sự hiểu biết nhất định về vị thế của công ty cũng như của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để đảm bảo cho khoá học sát thực, ý nghĩa không mang tính lý thuyết. Như đã phân tích ở trên Công ty vẫn chưa sử dụng hết công dụng của Website trong quảng bá thương hiệu Vodka vì vậy Công ty cần có sự thay đổi hình ảnh của chai rượu vang ở trang chủ bằng hình ảnh chai Vodka đồng thời chuyển vị trí sản phẩm Vodka lên trước sản phẩm lúa mới, nếp mới để khẳng định vị trí của sản phẩm Vodka. Và trong mối quan hệ đó không tránh khỏi những xung đột xảy ra và có thể dẫn đến việc các đại lý có được quyền lực và vị thế ngày càng mạnh hơn trong việc đàm phán các điều kiện thương mại với Công ty như đòi hỏi về chiết khấu, hoa hồng, khuyến mại, quà tặng và giảm giá, thanh toán chậm..Một cách để Công ty giành lại quyền lực là phải tạo dựng thương hiệu mạnh và áp dụng song song chiến lược kéo với chiến lược đẩy, nghĩa là tập trung những nỗ lực tiếp thị vào người tiêu dùng cuối cùng, tạo sức ép ngược lại đối với các đại lý phải tích trữ và bán sản phẩm của Công ty.
- Trước tiên để tránh trường hợp khách hàng mua sản phẩm Vodka với giá cả không phù hợp gây ảnh hưởng đến hình ảnh công ty vì các đại lý tự định giá sản phẩm, công ty có thể in giá bán lẻ quy định với người tiêu dùng cuối cùng lên trên nhãn sản phẩm để giúp khách hàng có thể mua sản phẩm với giá phải chăng, qua đó có đánh giá đúng hơn về sản phẩm.