MỤC LỤC
Thứ nhất: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chính về phía cung đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu tại Vùng Đông Nam bộ như thế nào?. Thứ hai: Giải pháp nào để ổn định và tăng thu nhập cho Hộ sản xuất hồ tiêu?.
Đồng Nai là tỉnh đứng thứ ba về diện tích trồng và sản lượng hồ tiêu của Vùng, trong tỉnh chọn huyện Cẩm Mỹ - Huyện có diện tích cho sản xuất lớn nhất (chiếm 37%), và chọn ba xã đại diện là: Bảo Bình, Lâm San và Xuân Tây.
Để đảm bảo đặc tính sinh trưởng của cây hồ tiêu cần có bóng râm nên việc dùng choái sống tốt hơn sử dụng trụ bằng bê tong hoặc trụ gỗ, nhưng trên thực tế đang có những trở ngại trong việc sử dụng choái sống bởi sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây hồ tiêu làm lượng phân bón phải tăng lên mới đủ nuôi cả hai cây nếu không năng suất kém, đồng thời một số loại cây choái như vông, lồng mứt hay bị sâu bệnh làm đổ trụ tiêu. Qua số liệu so sánh năng suất với chi phí trung bình và thu nhập ròng một lần nữa khẳng định vai trò của yếu tố năng suất đối với thu nhập, đồng thời cũng xác định được mức năng suất có chi phí thấp nhất là từ 4 tấn đến < 4,5 tấn/ha, còn khi năng suất lớn hơn 4,5 tấn/ha, chi phí trung bình có dấu hiệu bắt đầu tăng lên, có nghĩa năng suất cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi đã bắt đầu giảm mà ở đây chủ yếu là yếu tố phân bón và lao động. Sở dĩ kiến thức của Hộ sản xuất hồ tiêu không cao là do hầu hết các Hộ bị hạn chế về những kiến thức quan trọng nhất như: cách thức sử dụng phân bón (83% số Hộ sử dụng phân bón không đúng cách); phòng trừ sâu bệnh (90% số Hộ không có biện pháp phòng trừ những bệnh thường gặp); nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán (chỉ có 4,2% số Hộ nhận biết được các nhân tố chính); thông tin thị trường thế giới (chỉ có10% số Hộ biết một số thông tin về các nước sản xuất và xuất khẩu); và cách hạch toán chi phí (74% số Hộ hạch toán không đúng).
Trong khi đó công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ khuyến nông còn hạn chế do không cập nhật được những cải tiến kỹ thuật mới từ các vùng trồng khác trong và ngoài nước bởi thiếu kinh phí và lượng cán bộ khuyến nông mỏng, đồng thời các hoạt động không chuyên sâu và không trải rộng đều cho các vùng trồng mà chỉ tập trung tại một số nơi nhất định đã đưa đến 46% số Hộ gặp khó khăn trong việc tiếp cận hoạt động khuyến nông. Việc không có đầy đủ các thông tin thị trường cần thiết về lượng và xu hướng cung cầu hồ tiêu trong và ngoài nước cũng như các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm đã dẫn đến các quyết định không hiệu quả trong việc thu hẹp hay mở rộng diện tích trồng hồ tiêu và bỏ qua các nhân tố làm tăng giá trị sản phẩm như thu hái đúng kỹ thuật, sơ chế biến và bảo quản đảm bảo an toàn vệ sinh: 31% số hộ không xác định được khi nào cần tăng hoặc giảm diện tích, 48% số hộ không biết bất cứ một tiêu chuẩn chất lượng hồ tiêu xuất khẩu nào, và 41% số hộ thu hoạch khi số lượng quả chín chỉ đạt dưới mức 5%.
Cầu sản phẩm hồ tiêu co giãn rất ít theo giá do hồ tiêu được dùng chủ yếu là thành phần gia vị trong thực phẩm tiêu dùng hàng ngày, nên chỉ chiếm một lượng rất nhỏ với mức chi phí không đáng kể trong tổng chi phí hàng hóa thực phẩm. Vì thế khi đường cung hồ tiêu dịch chuyển sẽ làm giá thay đổi nhiều nhưng lượng cân bằng hay lượng cầu ít thay đổi, điều này có nghĩa là giá hồ tiêu chủ yếu do yếu tố cung quyết định, chỉ cần cung tăng hay giảm một chút cũng sẽ làm cho giá giảm hoặc tăng một cách nhanh chóng. Vì vậy với điểm xuất phát của chu kỳ tăng giá lần này từ giữa năm 2006, mức giá trên 2500USD/tấn/tiêu đen theo thông lệ vẫn tiếp tục duy trì trong vòng 3 đến 4 năm nữa, tuy nhiên có thể giá sẽ không giảm như những chu kỳ trước nếu các nước sản xuất tích cực khuyến cáo người sản xuất không tăng diện tích trồng hồ tiêu.
Từ kết quả điều tra hiện trạng sản xuất cây hồ tiêu và một số cây công nghiệp lâu năm khác trên toàn quốc năm 2005, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra định hướng quy hoạch đến năm 2020 cho ngành hồ tiêu Việt Nam với diện tích trồng chỉ duy trì ở mức 50.000 ha, tập trung vào việc thâm canh tăng năng suất, và phát triển cây hồ tiêu ở những vùng có đất thích hợp, có tiềm năng về năng suất cao như Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Tại Việt Nam sản xuất theo quy trình GAP đang áp dụng cho một số cây trồng như rau, trái cây, và bắt đầu triển khai thí điểm cho cây cà phê và cây hồ tiêu tại Quảng Trị,đây sẽ là cơ sở thực tiễn tốt giúp cho việc cải tiến kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế biến, bảo quản theo hướng năng suất ổn định, chất lượng an toàn đối với cây hồ tiêu.
Mặc dù yếu tố quy mô diện tích đất đang có tác động dương đến thu nhập, nhưng do đặc thù của sản xuất hồ tiêu là ngành sản xuất thâm dụng lao động - cần rất nhiều lao động để chăm sóc và thu hoạch, nên việc mở rộng diện tích quá lớn sẽ gặp nhiều khó khăn về lao động, vốn và rủi ro về dịch bệnh, kết hợp với quỹ đất của hộ trung bình là 2,74 ha, các Hộ nên duy trì trồng hồ tiêu ở mức 0,5 ha đến 1ha là hợp lý cho mô hình trang trại để vừa đảm bảo được yếu tố lao động và sản xuất tập trung, vừa có thể tận dụng được các nhuyên nhiên vật liệu của hộ như phân bón hữu cơ tự. Trong đó, Bản tin ngày tập trung vào giá cả giao dịch tại các thị trường nội địa, thị trường Ấn Độ (trung tâm giao dịch khu vực Trung Đông), và thị trường New York (trung tâm giao dịch của các nước tiêu dùng); Bản tin tuần ngoài thống kê giá cả cần có thông tin về số lượng xuất khẩu và một số thông tin của thị trường nội địa và thế giới; Bản tin tháng có thông tin tổng hợp về thị trường, tình hình sản xuất trong và ngoài nước, các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, tiến bộ kỹ thuật và đặc biệt cần có đánh giá, phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến cung cầu;. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đang tiến hành thí nghiệm trên 3 bộ giống thích nghi với Vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên đó là: giống tiêu Vĩnh Linh (chiếm tỷ trọng trên 50% tổng diện tích trồng) có đặc điểm cho năng suất và chất lượng hạt tốt nhưng khả năng chống chịu sâu bệnh kém; giống tiêu Ấn Độ (Banizur1,2 và Balancota) sinh trưởng khỏe có năng suất tương đương với Vĩnh Linh và có khả năng chống chịu sâu bệnh khá nhưng hiện chưa trồng phổ biến (chỉ đang chiếm 10% diện tích trồng); và giống tiêu Lada Belangtoeng có năng suất chất lượng kém hơn giống Vĩnh Linh nhưng lại có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn cả.
Có thể nói rằng, trong vòng 6 năm qua Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã nỗ lực thực hiện được một số các hoạt động về quảng bá hình ảnh hồ tiêu Việt Nam thông qua việc tham gia các hội nghị, hội thảo và hội chợ quốc tế, tổ chức các đợt khảo sát các thị trường kinh doanh và tiêu thụ hồ tiêu lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Trung Đông, và bước đầu xây dựng thương hiệu hồ tiêu Chư Sê, nhờ đó đã hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của ngành hàng hồ tiêu Việt Nam và vị thế của hồ tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việc quảng bá các sản phẩm hồ tiêu Việt Nam ngay tại thị trường trong nước là một giải pháp tiết kiệm kinh phí nhưng mang lại tác dụng xúc tiến thương mại không kém phần quan trọng như việc giới thiệu quảng bá tại thị trường nước ngoài bởi một mặt nó có thể giới thiệu tới rất nhiều khách quốc tế từ các quốc gia đến Việt Nam, mặt khác cũng làm tăng sức tiêu dùng trong nước - một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, thực tế tại các quốc gia sản xuất hồ tiêu, Ấn Độ là nước duy nhất có mức tiêu dùng trong nước cao nhất khoảng 40.000tấn – 50.000tấn/năm, chiếm trên 80% sản lượng sản xuất ra, chính vì thế rủi ro khi có những biến động về giá đối với sản xuất tại Ấn Độ ít hơn nhiều so với các nước khác.
Thông qua kết quả hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần xác định được vai trò quan trọng của các biến giải thích đối với biến phụ thuộc theo thứ tự giảm dần là: biến năng suất, biến chi phí trung bình, biến kiến thức nông nghiệp, và biến giống.