MỤC LỤC
- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ. - Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền của bên mua hoặc bên mua xác nhận đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.
Chi phí phát sinh trong khâu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuê kho, thuê bãi,…Do chi phí mua hàng thường liên quan đến toàn bộ hàng hoá trong kỳ nên phải phân bổ chi phí cho hàng đã tiêu thụ và hàng chưa tiêu thụ theo tiêu thức phù hợp. Như vậy giá mua thực tế, chi phí phát sinh trong khâu mua và các khoản giảm trừ đều ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán.
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ cả về giá trị và số lượng hàng bán trên tổng số và trên từng mặt hàng, từng địa điểm bán hàng, từng phương thức bán hàng. - Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá thanh toán của hàng bán ra bao gồm cả doanh thu bán hàng, thuế GTGT đầu ra của từng nhóm mặt hàng, từng hoá đơn, từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc.
- Doanh thu phản ánh trên tài khoản 511 là doanh thu tính theo giá bán ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế và đã có thuế GTGT với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. - Sổ nhật ký và sổ chi tiết: Sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký bán hàng, sổ nhật ký thu tiền, sổ chi tiết hàng tồn kho, sổ chi tiết vật liệu - sản phẩm - hàng hoỏ, sổ chi tiết thanh toỏn, sổ quỹ tiền mặt, sổ theo dừi thuế GTGT, sổ tiền gửi, sổ chi tiết bán hàng, sổ kho, sổ kế toán chi tiết.
Với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là các thiết bị điện tử như: măng xông co nhiệt, măng xông cơ khí, phiến đấu dây dọc, phiến đấu dây ngang, tủ cáp, hộp cáp, rệp, loa, mạch in,…nên khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty cổ phần và công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực điện tử - viễn thông. - Về số lượng hàng hoá: khi xuất hàng hoá giao cho khách hàng, công ty tiến hành theo dừi việc xuất hoỏ đơn chứng từ và số lượng thực xuất để nắm chắc được tình hình nhập - xuất - tồn, kịp thời ký kết hợp đồng giúp cho quá trình kinh doanh được liên tục, thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Do hàng bán của công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu để bán ra, công ty mua hàng theo từng lô chi phí mua hàng được phân bổ cho từng mặt hàng theo giá trị của từng mặt hàng và công ty tính trị giá thực tế hàng xuất kho theo phương pháp đích danh.
Kế hoạch - Lý do xuất kho: xuất bán cho công ty phát triển và áp dụng công nghệ cao - Xuất tại kho: Eleco. Cộng thành tiền (bằng chữ): hai mươi hai triệu hai trăm ba mươi mốt nghìn tám trăm hai năm đồng. Khi khách hàng thanh toán tiền hàng, nếu là tiền mặt thì chứng từ sử dụng là phiếu thu song nếu là tiền gửi ngân hàng thì chứng từ sử dụng là uỷ nhiệm chi hoặc giấy báo Có.
Ngày 30/03/2006 sau khi tiến hành thoả thuận, công ty đã chấp nhận yêu cầu của công ty áp dụng và phát triển công nghệ cao đồng thời xuất hoá đơn GTGT như sau để xác định khoản giảm giá hàng bán. Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, nếu trả lại 1 phần lô hàng thì bên mua sẽ xuất hoá đơn GTGT theo đúng giá mà công ty đã bán. - Phiếu nhập kho (mẫu số: 02 – VT): khi phát sinh hàng bán bị trả lại,căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán hàng hoá lập phiếu nhập kho.
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 1 kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. Công ty chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp nhận giảm giá sau khi bán hàng và phát hành hoá đơn.
Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại mà chỉ trả lại 1 phần lô hàng thì bên mua sẽ xuất hoá đơn GTGT cho công ty và coi đó là hàng hoá mua vào theo giá công ty đã bán cho bên mua. Việc hạch toán như vậy chỉ bù trừ được công nợ và thuế GTGT còn phần doanh thu không thực hiện được đã không được loại trừ ra khỏi doanh thu bán hàng của công ty. Công ty không áp dụng các hình thức và phương thức bán hàng khác như: phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng, phương thức gửi hàng đại lý hay ký gửi hàng hoá, phương thức bán hàng trả góp,…Do hình thức thanh toán mà công ty chủ yếu áp dụng là hình thức thanh toán chậm trả nên công ty không áp dụng chiết khấu thanh toán.
Nội dung sổ: Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng được chi tiết theo từng đối tượng khỏch hàng dựng để theo dừi cụng nợ và tỡnh hỡnh thanh toỏn công nợ của từng khách hàng của công ty. Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Cuối tháng, dựa vào sổ chi tiết phải thu khách hàng theo từng đối tượng khách hàng kế toán lập bảng tổng hợp phải thu khách hàng. Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho ghi vào cột nhập và căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi vào cột xuất theo cả số lượng và giá trị.
Ngoài sổ tổng hợp, công ty còn sử dụng các sổ chi tiết như: sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng, sổ chi tiết tài khoản doanh thu bán hàng, sổ chi tiết tài khoản giá vốn hàng bỏn, sổ chi tiết hàng hoỏ để thuận tiện cho quỏ trỡnh theo dừi, đối chiếu. Bên cạnh những ưu điểm trên, việc vận dụng chuẩn mực số 14 vào kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty vẫn tồn tại một số nhược điểm đòi hỏi phải đưa ra giải pháp cụ thể nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn nữa để kế toán ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ của mình phục vụ cho yêu cầu quản lý. Việc xử lý như vậy chỉ bù trừ được công nợ phải thu và thuế GTGT, phần doanh thu hàng bán bị trả lại không được hạch toán nên không được loại trừ để xác định doanh thu thuần, trị giá thực tế hàng trả lại không được loại trừ khỏi chỉ tiêu giá vốn hàng bán.
Mặt khác, khi áp dụng vào từng mô hình doanh nghiệp cụ thể lại phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị cụ thể có như vậy mới phát huy tốt vai trò của kế toán trong điều hành, quản lý hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. - Đối với công tác quản lý: Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hơn tình hình tiêu thụ hàng hoá, phản ánh đúng đắn kịp thời doanh thu bán hàng, tình hình thu hồi công nợ và xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh giúp ban lãnh đạo đưa ra các giải pháp, đường lối đúng đắn. Nghiệp vụ bán hàng bao giờ cũng gắn liền với các khoản thuế thu hộ ngân sách như: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu,…Vì vậy, nhật ký bán hàng theo mẫu S03a4 - DN ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC của Bộ Tài Chính cần bổ sung thêm các cột phản ánh chi tiết các khoản thuế này.
Nội dung sổ: Nghiệp vụ thu tiền bán hàng và công nợ phải thu luôn gắn liền với các nghiệp vụ chiết khấu thương mại, chiết khấu tín dụng, giảm giá hàng bán và giảm thuế GTGT đầu ra tương ứng,…Do đó phần ghi nợ trên nhật ký thu tiền theo mẫu số S03a2 – DN ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC cần có thêm nhiều cột để phản ánh các nội dung này. Việc ứng dụng máy vi tính sẽ đẩy nhanh tiến độ của công tác kế toán, giảm bớt khối lượng công việc ghi chép, số lượng sổ sách, giảm bớt những công đoạn không cần thiết để phát huy hết khả năng, năng lực của nhân viên kế toán, tránh ùn tắc công tác hạch toán kế toán nhằm cung cấp số liệu kịp thời, nhanh chóng phục vụ cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo.