MỤC LỤC
Thu hút được FDI của EU, Việt Nam không chỉ có được nguồn vốn để phát triển kinh tế đất nước mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, do các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với các cuộc cạnh tranh để tồn tại và phát triển ở thị trường của cả hai khu vực (ASEM và EU). Muốn vậy, cần thiết phải xem xét thực trạng đầu tư của các nước EU tại Việt Nam trong thời gian qua để có thể đưa ra những đánh giá nhận xét xác thực, từ đó đề ra những quyết sách khả thi nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai bên trong thế kỷ mới.
Pháp coi Việt Nam là một quốc gia được ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình ở Châu Á và Pháp đóng vai trò đi đầu trong việc nối lại viện trợ phát triển, tăng cường và mở rộng quan hệ với Việt Nam, hỗ trợ và giải toả các quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài trợ quốc tế, ủng hộ Việt Nam trong việc thiết lập và tăng cường quan hệ với EU. Trong lĩnh vực dịch vụ, ngành giao thông vận tải – bưu điện thu hút được nhiều dự án đầu tư của Pháp nhất, với 657,3 triệu USD, chiếm 31% vốn đầu tư (Pháp hiện đang đứng thứ 6 trong lĩnh vực này tại Việt Nam, sau Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản).
Ngoài ra, Hà Lan còn có một số dự án khác như hãng bia nổi tiếng Heineken (sản xuất bia Heineken và bia Tiger) ra đời cách đây 120 năm đã liên doanh với Công ty thực phẩm số 2 thành phố Hồ Chí Minh lập nhà máy bia tại Việt Nam. Một dự án liên doanh có tổng số vốn là 50 triệu USD được thực hiện với thành phố Hồ Chí Minh để sản xuất chất tẩy rửa và hoá mỹ phẩm tại Việt Nam; Dự án liên doanh khách sạn Cột Cờ Thủ Ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 81,5 triệu USD, do khó khăn về thị trường nên hiện nay chưa triển khai.
Như vậy, trong khoảng thời gian gần 20 năm hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, các nhà đầu tư EU đã đạt được những thành công không chỉ cho phía EU mà còn cho cả Việt Nam là tạo ra doanh thu ngày càng lớn, giúp chúng ta thực hiện chiến lược đa dạng hoá hình thức và nguồn vốn đầu tư, đa dạng hoá quan hệ đầu tư với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tham gia tích cực vào đời sống kinh tế quốc tế. Việt Nam mong muốn EU sẽ tăng cường hơn nữa nguồn vốn tài chính hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam thông qua các chương trình như ODA; đầu tư công nghệ phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; hỗ trợ việc vận động xúc tiến đầu tư của EU vào Việt Nam hướng vào các chương trình dự án trọng điểm cụ thể; thu hút ĐTNN của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của EU; hướng ĐTNN vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển cơ khí chế tạo, chế biến nông sản, thực phẩm để mở rộng hơn lĩnh vực ĐTNN và tăng cường trao đổi thương mại của EU vào Việt Nam.
Đó là những chính sách đã được thực hiện để cải thiện môi trường đầu tư, bao gồm chính sách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ĐTNN như miễn giảm thuế, tiền thuê đất, cho dãn, hoãn tiến độ hoặc thay đổi mục tiêu dự án, giảm chi phí đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, mở rộng quyền tự chủ của các doanh nghiệp ĐTNN; khuyến khích ĐTNN vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn cần thu hút vốn ĐTNN. Mặc dù EU đã và đang đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, tăng việc làm, mở rộng xuất khẩu, phát triển nguồn lực con người, phát triển được những ngành công nghiệp phụ trợ… Tuy vậy, cũng như bất kỳ nhà đầu tư nào khi đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp EU tại Việt Nam là những tổ chức hướng vào mục đích “thịnh vượng”, lợi nhuận lâu dài với những khoản lợi nhuận hợp lý chứ không phải là các tổ chức từ thiện.
Nếu như ở thập kỷ 70, việc chuyển các cơ sở sản xuất ra nước ngoài là nhằm thoát khỏi sự gia tăng tiền lương quá cao ở các nước công nghiệp phát triển và khai thác các nguồn nguyên liệu, thì ở thập kỷ 80, khả năng phát triển các ngành kỹ thuật cao và sự hoàn thiện các ngành công nghiệp phụ trợ như thông tin hiện đại, mạng lưới giao thông phát triển và lao động lành nghề đã trở thành nhân tố hấp dẫn hơn. Việt Nam thiếu một kế hoạch thu hút vốn đầu tư thống nhất theo ngành, theo vùng để hướng dẫn đầu tư, khiến nhiều dự án tiếp tục được cấp giấy phép trong các ngành, các mặt hàng đã bão hoà, nên khâu triển khai sau giấy phép gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án hoạt động kém hiệu quả, từ đó làm nản lòng các nhà đầu tư EU đến sau và có ý định đầu tư vào những lĩnh vực đó.
Nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động thuộc phạm vi điều chỉnh của luật pháp chuyên ngành như đất đai, lao động, quản lý ngoại hối, chế độ kế toán kiểm toán, xuất nhập cảnh, thuế VAT… Hệ thống luật pháp của Việt Nam cũng chưa tạo ra một sân chơi bình đẳng cho nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN. Như vậy, mặc dù có một số địa phương đã có được cơ sở hạ tầng khá hấp dẫn ĐTNN, nhưng trong cả nước thì đây vẫn là nhân tố hạn chế đầu tư, điều này đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa để nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và mang tính cạnh tranh so với khu vực và thế giới.
Hơn nữa, sau khủng hoảng 1997, các nước trong khu vực nhất là Thái Lan và Hàn Quốc thực hiện chính sách cải tổ mạnh mẽ và triệt để đối với khu vực dịch vụ và ngân hàng cùng với sự giúp đỡ có hiệu quả của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tạo ra sự phục hồi nhanh chóng biến các quốc gia này vươn lên vị trí hàng đầu, là nơi đến của dòng FDI. Tuy nhiên, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa tỷ trọng xuất khẩu công nghiệp trong kim ngạch xuất nhập khẩu, vì thực tế ở các nước Thái Lan, Philippines, Maylaysia cho thấy tỷ trọng này chiếm tới 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, vì vậy đã tạo động lực thu hút FDI (Tạp chí Phát triển kinh tế, số 120/2000).
Trước đây, vốn FDI thường tập trung vào các tỉnh phía Nam và một số thành phố lớn, nơi có cơ sở hạ tầng tốt hơn các vùng khác, đã dẫn tới việc phát triển mất cân đối giữa các vùng, tăng khoảng cách về mức sống giữa các thành phần dân cư, và góp phần tạo ra làn sóng di dân từ nơi có điều kiện sống thấp đến nơi có điều kiện sống cao hơn gây khó khăn cho chính quyền địa phương nơi nhận dân tới và cũng gây khó khăn cho Chính phủ trong việc giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan. Như vậy, trong giai đoạn 2006 – 2010, Việt Nam chủ trương giảm 7% (so với cả nước) vốn FDI vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tăng vốn FDI vào vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và Trung bộ nhằm cân đối trình độ phát triển và khai thác hợp lý tiềm năng của các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước.
Thứ ba, các TNCs EU đều thực hiện đa dạng hoá hình thức đầu tư như việc lập các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, liên doanh với nhiều chủ thể đầu tư, các hình thức chuyển giao công nghệ, BOT, BTO, … Tuy nhiên, khi đầu tư vào Việt Nam, các công ty này chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, còn hình thức BOT, BTO, BT hầu như còn rất ít, trong khi trên thực tế Việt Nam lại yếu kém về cơ sở hạ tầng mà lĩnh vực này lại cần có những dự án hợp tác theo hình thức BOT, BTO, BT. Vì vậy, chúng ta cần tận dụng lợi thế này, nhanh chóng nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển nhiều khu đô thị hoá để đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực trong việc thu hút đầu tư của EU; đồng thời do vị trí địa lý của ta khá xa với các nước EU nên việc tiếp cận trực tiếp với các đối tác EU gặp nhiều khó khăn, chúng ta phải đặt đại diện của mình tại những quốc gia trong khu vực mà EU có quan hệ để một mặt học hỏi kinh nghiệm thu hút và.