Đặc điểm trường ca của Anh Ngọc trong giai đoạn trở về

MỤC LỤC

Khái quát về các chặng đường thơ Anh Ngọc 1. Anh Ngọc – vài nét tiểu sử

Ông đã đạt được rất nhiều giải thưởng văn chương như: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 1998 - 2000, giải thưởng cuộc thi sáng tác Văn học cho thiếu niên nhi đồng - Nhà xuất bản Trẻ, giải thưởng văn học Nguyễn Trãi - Hội Văn học nghệ thuật Hà Tây, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Hội Văn học nghệ thuật Hà Tây, 2001… Hiện ông về nghỉ hưu với quân hàm Đại tá. Từ trường ca Sông Mê Kông bốn mặt, Anh Ngọc đã thể hiện sự trở về của mình, ông có ý thức hướng thơ mình vào những vấn đề muôn thủa của con người, đó là sự sống và cái chết, chiến tranh và hòa bình… với những trang viết đầy đam mê, tâm huyết.

Vị trí của trường ca trong sự nghiệp sáng tác của Anh Ngọc 1. Quan niệm về nghệ thuật của Anh Ngọc

Khi nói về ảnh hưởng của thơ ca trong đời sống văn chương cũng như đời sống tinh thần của dân tộc, nhà thơ Anh Ngọc đã nhận xét: “Sự ảnh hưởng của thơ vào đời sống tinh thần của con người tinh vi và âm thầm, không ồn ào và nhanh chóng như các thứ ngôn ngữ khác như chính luận, tranh cổ động hay cả âm nhạc… Từ những tác phẩm lớn như Truyện Kiều hay các tác phẩm của các nhà thơ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cho đến Thơ mới đều tìm được sự cộng hưởng trong lòng đông đảo công chúng. Trước hết, tôi nghĩ rằng, chính vì những sáng tác ấy, từ góc độ này hay góc độ khác, đều đáp ứng được nhu cầu có thực trong lòng nhân dân, diễn đạt hộ con người những cảm nhận tinh vi về cuộc sống, những khát vọng cháy bỏng hay âm thầm, bằng thứ ngôn ngữ nghệ thuật sâu sắc nhưng giản dị, tinh túy nhưng không cầu kỳ, mới mẻ nhưng không xa lạ… Những tác phẩm ấy bằng vẻ đẹp của sự chân thực đã trở thành người bạn sẻ chia những buồn vui cùng con người, nâng đỡ con người trong những thời khắc nó cần đến sự hỗ trợ của những tấm lòng đồng cảm.

Cảm hứng chủ đạo trong trường ca Anh Ngọc

Tiếp theo “sóng” và “biển” là “đảo” – quê hương của những con người biệt xứ, với nỗi cô đơn như cái bóng của chính mình: Muốn gửi lòng theo sóng đến muôn nơi/ Mỗi con sóng đi kể một cuộc đời đến từng xà lim – cận cảnh của nỗi đau xé lòng: Tiếng gió gào trên chuồng bò mùa đông/ Tiếng nắng dội chuồng heo trưa mùa hạ/ Tiếng thê thiết những chiều mưa hầm đá/ Bốn bức tường tiếng vực xoáy bên trong vượt qua cái chết: Nhưng đất cát quê hương kẻ thù không giết nổi/ Lại trùng trùng như sóng lớn nhấp nhô, để trở về giữa lòng mẹ Việt Nam: Những bàn chân bước qua ngàn cái chết/ Những bàn tay chặt bỏ mọi gông cùm… / Điệp khúc này sóng hát với mênh mông. Đọc trường ca Sông Mê Công bốn mặt, từ những chi tiết, hình ảnh có hồn, ta thấy cảm hứng của tác giả đi từ sự kinh ngạc, khâm phục rồi ngợi ca vẻ đẹp của các công trình kiến trúc trên đất Căm Pu Chia đến nỗi đau, nỗi xót thương trước những nỗi đau khổ mà người dân nước bạn phải gánh chịu do tội ác của Pôn Pốt gây nên rồi trở lại với những suy tư đời thường cá nhân thông qua hoàn cảnh thân phận trữ tình của nhân vật tôi trong mối liên hệ với đất nước mình và dừng lại ở những chiêm nghiệm về sự vĩnh hằng và bình dị của cuộc sống.

Hệ thống hình tượng trong trường ca Anh Ngọc 1. Hình tượng cái tôi trữ tình

Chiếc nụi nghốo – manh chừng nỏt lung lay (Tuyờn ngụn – Điệp khỳc vụ danh) đến khi Bút nghiên xếp lại học nghề súng gươm tác giả vào bộ đội Mùa thu ấy chúng tôi đi/ Núi cao lũng thấp sá gì gian lao/ Từ nay tôi có trên đầu/ Một ngôi sao lửa sáng vào thời gian (Tự sự - Điệp khúc vô danh), rồi trải qua bao gian lao vất vả Tôi đi từ ấy Tân Trào/ Bàn chân dẫm đã nát bao bốt đồn/ Bàn chân thuộc hết lối mòn/ Những triền núi dựng, những con sông dài/ Bàn chân dẫm nát chông gai/ Tôi mang sông núi trên vai nhọc nhằn và trở về cuộc sống đời thường Ba mươi năm cuộc hành trình/ Cho tôi về lại với mình hôm nay/ Một đời sống ở nhà dân/ Nhà mình nay lại bâng khuâng lạ nhà/ …/ Thói quen vẫn đũa hai đầu/ Vợ con bao bận nhìn nhau mỉm cười. Trong trường ca này, hình ảnh biển xuất hiện 25 lần với các hình ảnh táo bạo và độc đáo: Biển vẫn lặng im dấu sóng trong lòng; Đã khát rồi biển gợi khát khao thêm; Hồn của biển vật vờ quanh đảo cá; Biển của ta những tình yêu sâu thẳm/ Biển căm hờn gầm thét biển thương đau/ Biển của ta thoắt chuyển những gam màu/ Vừa cẩm thạch đã xanh ngời ngọc bích; Đất rì rầm đáy biển chẳng nằm yên; Biển du dương như một cung đàn… Anh Ngọc đã để biển hiện lên đủ hình hài dáng điệu, với những tính cách không lặp lại, với nhiều sắc thái khác nhau.

PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN TRONG TRƯỜNG CA ANH NGỌC

Kết cấu

PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN. Tìm hiểu kết cấu của trường ca Anh Ngọc, chúng tôi thấy có thể khái quát thành hai dạng phổ biến: kết cấu theo mạch cảm xúc - tư tưởng và kết cấu theo hệ thống hình tượng. Kết cấu theo mạch cảm xúc - tư tưởng. Đây là kiểu kết cấu điển hình trong các tác phẩm không có cốt truyện hoặc yếu tố cốt truyện mờ nhạt. Trường ca Sông Mê Công bốn mặt rất tiêu biểu cho kiểu kết cấu này. Kết cấu dựa trên mạch cảm xúc - tư tưởng cũng có thể xem là kết cấu dựa trên một đường dây sự kiện - cảm xúc hay hệ thống chủ đề để triển khai tác phẩm. Trong Sông Mê Công bốn mặt, tính phi thời gian, phi sự kiện, sự giảm thiểu tối đa yếu tố tự sự và sự thể hiện mạnh mẽ của cái tôi trữ tình khiến cho bản trường ca này mang một kết cấu tự do, khoáng đạt, khó nắm bắt và khác lạ so với kiểu kết cấu theo trình tự thời gian trong trường ca Sóng Côn Đảo. Nếu như ở Sóng Côn Đảo, Anh Ngọc vẫn chọn kiểu kết cấu bám chắc vào truyền thống thì đến Sông Mê Công bốn mặt, Anh Ngọc đã bứt phá mạnh mẽ bằng kiểu kết cấu theo sự vận động và phát triển dòng suy tưởng của cái tôi trữ tình. Nguyên tắc trữ tình lấn át tự sự chi phối mạnh mẽ kết cấu của trường ca Sông Mê Công bốn mặt. Anh Ngọc gần như tước bỏ sự kiện, chi tiết, nhân vật để trường ca được lấp đầy bằng “trường cảm xúc”, “trường suy nghĩ” của nhà thơ về những vấn đề cốt lừi, vĩnh cửu của cuộc sống. Bởi vậy, trường ca này không ám ảnh người đọc bởi những số phận của người hát rong, người thợ nhuộm … mà nó cuốn hút, day dứt chúng ta bởi những suy tư mang màu sắc triết học. Ở bề sâu của tác phẩm, cái sợi dây xuyên suốt, mạch tư tưởng nhất quán chi phối toàn bộ hệ thống hình tượng, kết cấu ngôn từ là chuỗi mạch đi từ bi kịch của con người trong chế độ diệt chủng Pôn Pốt liên tưởng sang bi kịch chung của loài người trong thế kỷ XX rồi trở lại với những suy tư về tồn tại và quyền sống của mọi cá nhân trong mối liên hệ với hiện thực đời sống. Suy tưởng và cảm xúc đã chi phối cách tổ chức các phần, chương, đoạn của trường ca Sông Mê Công bốn mặt. Trường ca Sông Mê Công bốn mặt được chia làm bảy chương. Mỗi chương thường tồn tại độc lập và đôi khi có thể tách riêng để trở thành một bài thơ hoàn chỉnh theo một chủ đề trọn vẹn:. Chương 1: Nụ cười bốn mặt Chương 2: Người hát rong Chương 3: Con sóng đen Chương 4: Tôi từ chối Chương 5: Phán xét. Chương 6: Điệp khúc bánh xe lăn Chương 7: Ngọn tháp xanh. Đọc qua tiêu đề chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy mỗi phần là một tiêu điểm khác nhau. Dường như ít liên quan và đều có thể tách ra thành những bài thơ ngắn, đặc biệt là những đoạn mang tính chất trữ tình ngoại đề. Lời cây súng) là một chỉnh thể độc lập, đó là những phiến đoạn mang nhiều chất thơ, nhiều cảm xúc, là dòng chảy ý thức của nhân vật trữ tình. Mở đầu trường ca là hình tượng sóng chiến đấu một cách oanh liệt Đã khát rồi biển, biển gọi khát khao thêm/ Sau sóng đấy lại sóng và sóng nữa, vượt qua bao xiềng xích, bằng ý chí và nghị lực phi thường Sóng lay động nửa phần chìm của đảo/ Đất rì rầm đáy biển chẳng nằm yên để cuối cùng dành lại độc lập tự do cho tổ quốc Màn đã hạ, mặt kẻ thù đã khuất/ Sóng bạc đầu cơn ác mộng vừa tan.

Ngôn ngữ

(Tiếng hát những xà lim – Sóng Côn Đảo) Có thể là lối so sánh liên tưởng kiểu như: Phải giữ lấy hồn ta trong bụi bẩn/ Như bông sen tinh khiết nở trong đầm, Hòn đảo lênh đênh như giọt máu mồ côi, Em và bạn em rơi như chiếc lá/ Chiếc cầu dây đứt tung tơi tả/ Như mớ tóc mây dao chém giữa chừng, Cái hòn đảo như một hòn máu thức, Con đường mòn như sợi chỉ bỏ quên trong cỏ rối… Nghệ thuật so sánh không những giúp chúng ta có được những nhận biết mới về đối tượng mà còn phát hiện và khám phá ra những khía cạnh mới trong bản thân ngôn ngữ diễn đạt. Để thể hiện hiện thực kỳ vĩ lớn lao của cuộc kháng chiến và đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân, Anh Ngọc còn vận dụng sáng tạo phép tu từ nhân hóa: Biển vẫn lặng im giấu sóng trong lòng/ Gió im lặng dưới mái nhà của sóng; Muốn gửi lòng theo sóng đến muôn nơi/ Mỗi con sóng đi kể chuyện một cuộc đời; Nhớ thương em cánh rừng không ngủ/ Suốt đêm dài cây lá hát ru em/ Chỗ em nằm đất mở cánh tay êm/ Mùi hoa dại thơm trong bóng tối; Đất vẫn đất đã từng che chở họ/ Đất mở chiến hào, đất đào công sự/ Ngọn cỏ nào không từ đất mọc lên/ Đất tỉ tê bằng giọng chú dế mèn/ Đến tâm sự với người lính trẻ/ Giờ đất lại mở như lòng mẹ.

Giọng điệu

Rừng xa đồng đội đã nhen lửa hồng/ Chừng qua bao núi bao sông/ Giờ về ngủ giữa vô cùng lặng im/ Nôi lành mở cánh tay êm/ Cả quê hương hát ru em đời đời (Sợi chỉ - Sông núi trên vai); nhắc đến hiện thực tàn khốc của chiến tranh những gương mặt thân yêu xám ngoét/ không biết thịt người đen hay tấm áo đen hơn/ bàn tay quen khép mở giữa sắc màu/ lại đào huyệt chôn một tà áo rách/ đất nước Căm Pu Chia đồng phục/ đi đưa ma chính mình (Con sóng đen – Sông Mê Công bốn mặt); đến số phận của con người Những chiếc đầu lâu/. Nhưng cũng từ trong nỗi đau và những nghịch lý mà chiến tranh đã tạo ra, tác giả nhìn ra sức sống mãnh liệt của nhân dân: Nhưng đất cát quê hương kẻ thù không giết nổi/ Lại trùng trùng như sóng lớn nhấp nhô; Mẹ đắp mồ cho ba triệu đứa con/ nhận cái chết vì không cam chịu khuất/ mất tất cả để điều này không mất: Tự do – phẩm giá của con người; Những trận bão cũng không làm tắt được/ Ngọn lửa bình yên ấm áp tình người; Còn có trước cả Ăng Co/ là những tàu lá kia mộc mạc/ sẽ tồn tại lâu hơn ngàn ngọn tháp/ là cái khoảng trời giản dị ấy màu xanh….